Gánh nặng nợ khổng lồ của các doanh nghiệp Mỹ có thể sẽ đưa nước này bước vào một cuộc suy thoái tiếp theo.

Sáng nay, giới chức Trung Quốc công bố chỉ số PMI - chỉ số nhà quản trị mua hàng ở mức 50 điểm.
Các nhà máy sản xuất - nhóm từng được ca ngợi là động lực tăng trưởng chính của Trung Quốc - vừa phải chứng kiến một tháng làm việc tồi tệ nhất kể từ tháng 2.
Thông tin được Reuters công bố sáng nay trong đó trích dẫn từ nguồn số liệu chính thức cho thấy chỉ số nhà quản trị mua hàng ngành sản xuất (PMI)* của Trung Quốc đã giảm xuống còn 50 điểm, giảm từ mức 50,1 điểm trong tháng 4 và tháng 5. Báo cáo chính thức từ Trung Quốc trùng khớp với dự đoán của Reuters. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 2, khi đó chỉ số PMI của Trung Quốc đạt 49 điểm.
Kể từ tháng 3 đến tháng 5, chỉ số PMI đều đạt trên mốc 50 điểm - mốc đưa ngành sản xuất của Trung Quốc ra khỏi suy thoái. Trong suốt 7 tháng trước tháng 3, chỉ số PMI luôn ì ạch ở dưới mốc 50 điểm.
Mặc dù mốc 50 điểm vẫn nằm trong vùng tăng trưởng, báo cáo từ Trung Quốc đã cho thấy khả năng cao là Ngân hàng nhân dân Trung Quốc sẽ đưa ra một số chính sách tiền tệ để hỗ trợ giữa bối cảnh triển vọng tăng trưởng quý II ảm đạm.
Các nhà kinh tế phần lớn đều dự đoán tốc độ tăng trưởng GDP tháng 6 (được công bố vào ngày 15/7) sẽ không thay đổi nhiều. Trong 3 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng GDP chạm mốc 6,7% - mức thấp nhất kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng vẫn nằm trong khoảng mục tiêu 6,5-7% của chính phủ.
"Trong khi Brexit xảy ra, Trung Quốc đã bị bỏ quên. Thế giới sẽ sớm quay trở lại chú ý đến Trung Quốc để nhìn nhận chính sách thúc đẩy của quốc gia này đã làm được gì trong suốt 1 tháng qua". Angus Nicholson - chiến lược gia IG Market nhận định.
Trái với khung cảnh ảm đạm của ngành sản xuất, một số liệu khác cũng được tung ra ngày hôm nay cho thấy triển vọng tăng trưởng tích cực của ngành dịch vụ. Chỉ số PMI ngành dịch vụ đã tăng lên 53,7 điểm trong tháng 6, tăng hơn 0,6 điểm so với tháng 5.
(*) Chỉ số PMI (Purchasing Managers’ Index): Chỉ số nhà quản trị mua hàng
Là một chỉ số tổng hợp được xây dựng để cho ra một đánh giá khái quát về hoạt động trong ngành sản xuất và đóng vai trò như một chỉ số hàng đầu cho toàn bộ nền kinh tế.
Chỉ số được hình thành từ các chỉ số phổ biến riêng đo lường sự thay đổi về sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, việc làm, thời gian giao hàng của nhà cung cấp và lưu kho hàng hóa mua.
Kết quả chỉ số PMI™ dưới 50 điểm cho thấy nền kinh tế sản xuất nhìn chung giảm sút; trên 50 điểm có nghĩa nhìn chung là phát triển.
Gánh nặng nợ khổng lồ của các doanh nghiệp Mỹ có thể sẽ đưa nước này bước vào một cuộc suy thoái tiếp theo.
Cuối tháng Sáu vừa qua, đã diễn ra hai hội nghị quan trọng là Hội nghị thượng đỉnh Liên minh Thái Bình Dương và Hội nghị thượng đỉnh Bắc Mỹ. Kết quả tích cực mà hai hội nghị đạt được cho thấy các nước trong khu vực đang gạt qua một bên những bất đồng để thúc đẩy sự hòa hợp về chính trị, gắn kết về kinh tế và ổn định khu vực.
Cảng ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) đang cố gắng để quản lý một số lượng lớn kỉ lục các tàu thuyền đến đây để cung cấp dầu thô cho các nhà máy lọc dầu tư nhân được gọi là "teapots" nằm rải rác quanh vùng.
Những nhà đầu tư vào vàng từ đầu năm đã thắng lớn, bám theo sau là nhà đầu tư vào dầu và đồng yen Nhật.
Các nhà kinh tế toàn cầu đồng ý rằng việc Anh rời Liên minh Châu Âu (EU) sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế Anh và rộng hơn là toàn châu Âu trong thời tới, nhưng một vài người lại cho rằng Brexit có thể mang tới cho Mỹ và thế mới một động lức mới khổng lồ.
Có thể nhiều lĩnh vực tại Anh gặp khó khăn hậu Brexit, nhưng với ngành thời trang và du lịch thì đây quả là cơ hội.
Cho dù không ai mong muốn khủng hoảng xảy ra trong một nền kinh tế, nhưng cho đến khi EU tỏ rõ những động thái chính trị, nhà đầu tư vẫn mong muốn tìm kiếm cơ hội ngay cả khi có rủi ro.
Dưới đây là tuyên bố của Cao uỷ Thương mại Cecilia Malmström về chính sách thương mại của EU ngày 28/6.
Trung Quốc là mối lo ngại lớn hơn cho các thị trường dầu thô và sản phẩm, hơn là lo lắng hiện hiện nay về việc Anh chọn rời khỏi EU.
Nhật cần một đồng Yên yếu hơn, nhưng Brexit lại đang làm đồng tiền của nước này mạnh lên.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự