Quân đội Trung Quốc từng gây dựng được một đế chế kinh doanh 6 tỷ USD, còn quân đội Indonesia tham gia trồng trọt, săn bắn và làm khách sạn.

Nếu có ai đó hỏi về hậu quả của việc Anh rời Liên minh Châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, hãy cho họ một con số: Các ngân hàng lớn nhất tại Anh và Mỹ đã bị Brexit “cuốn đi” khoảng 165 tỷ USD.
Để ra con số này, các nhà kinh tế học tại trường New York University sử dụng phương pháp tính toán thông qua một loại bài kiểm tra áp lực đối với các tổ chức tài chính lớn nhất thế giới. Họ nghiên cứu thị trường chứng khoán để xem những nhà đầu tư nghĩ gì về giá trị và độ rủi ro của các tài sản ngân hàng. Sau đó, dựa trên những thông tin thu thập được, các nhà kinh tế dự báo những điều một cuộc khủng hoảng trầm trọng có thể gây ra với các ngân hàng và số vốn chủ sở hữu các ngân hàng cần bổ sung để tránh những tác động tiêu cực.
Ngay cả trước khi 51,8% số phiếu tại Anh ủng hộ Brexit, mô hình trên đã cho thấy sự mong manh của các ngân hàng. Theo tính toán, tại Anh, Mỹ, Đức, Pháp và Italy, các ngân hàng lớn nhất tại các quốc gia này đang thiếu hụt 998 tỷ USD vốn chủ sở hữu.
Ngày 28/6, tức 5 ngày sau khi cuộc trưng cầu dân ý tại Anh diễn ra, con số này tăng lên 1.163 tỷ USD, tăng 165 tỷ USD so với số liệu ngày 31/5. Cụ thể như sau:
Số vốn chủ sở hữu các ngân hàng cần bổ sung để tránh khủng hoảng trước Brexit (màu ghi) và sau Brexit (màu xanh)
Để có cái nhìn đầy đủ hơn về những gánh nặng tiềm tàng mà những người nộp thuế có thể gánh chịu khi các chỉnh phủ đưa ra các gói cứu trợ, bảng dưới đây sẽ cho thấy số tiền 165 tỷ USD tương ứng với bao nhiêu % GDP bị “bay hơi” tại các quốc gia.
Số vốn chủ sở hữu tính theo GDP các ngân hàng cần bổ sung để tránh khủng hoảng trước Brexit (màu ghi) và sau Brexit (màu xanh)
Tại sao phải bi quan như vậy? Vì đối với các ngân hàng của Anh, khi các nhà dự báo cho rằng tăng trưởng kinh tế nước này sẽ suy giảm bởi những bất ổn sẽ gia tăng và những khó khăn khác liên quan đến Brexit thì điều đó đồng nghĩa với việc các cơ hội kiếm lời sẽ ít đi và các khoản nợ sẽ khó được thanh toán.
Còn đối với những ngân hàng của Pháp và Italy, sự bi quan phản ánh những lo ngại về tốc độ tăng trưởng của khu vực châu Âu và rủi ro EU tan rã khi các quốc gia khác cũng có thể theo bước Anh.
Với Mỹ thì hậu quả kinh tế của Brexit đối với các ngân hàng sẽ phức tạp hơn bởi điều này chỉ khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định cắt giảm lãi suất thì lợi nhuận của các ngân hàng tại đây mới bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng FED sẽ phản ứng với Brexit bằng cách không tăng lãi suất cho tới tháng cuộc họp tháng 12 chứ không cắt giảm lãi suất trong mọi trường hợp.
Sau cuộc trưng cầu dân ý tại Anh, các thị trường đã sụt giảm khủng khiếp trong 2 ngày giao dịch tiếp theo. Tuy nhiên, các thị trường toàn cầu đã phục hồi trở lại từ ngày 28/6 và kết quả là các ngân hàng tại Mỹ đã vượt qua cuộc kiểm tra sức ép gần nhất do các nhà kinh tế tại Đại học New York tổ chức. Nhờ đó, có thể con số thâm hụt vốn cần thiết của các ngân hàng sẽ giảm đi.
Có một điều rõ ràng rằng: Brexit không tốt chút nào cho các ngân hàng.
Theo Thạch Thảo
(Theo Người Đồng Hành)
Quân đội Trung Quốc từng gây dựng được một đế chế kinh doanh 6 tỷ USD, còn quân đội Indonesia tham gia trồng trọt, săn bắn và làm khách sạn.
Cây cầu vượt biển dài 55 km dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng khoảng cuối năm nay.
Vào đêm trước ngày khởi động Hội nghị Thượng đỉnh G20 với sự tham gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, các nhà lãnh đạo châu Âu và Nhật Bản ký hiệp định tự do thương mại lớn.
Chính quyền Kuala Lumpur tỏ rõ quyết tâm thực thi việc truy bắt những lao động nước ngoài không có giấy phép. Chủ sử dụng lao động chui cũng bị vào khám.
Khái niệm 'thống trị năng lượng' của chính quyền Tổng thống Donald Trump dường như không khác gì mấy so với quan điểm 'độc lập về năng lượng' của chính quyền tiền nhiệm.
Trung Quốc đã và đang thực hiện nhiều thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) với các doanh nghiệp nước ngoài trong vài năm gần đây. Bây giờ là lúc họ phải thanh toán hóa đơn.
Quan điểm có phần cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump về thương mại toàn cầu dường như đang có kết quả tích cực, khi các đối tác thương mại của Mỹ có vẻ xìu hơn.
Chia tay đòi quà, EU muốn bảo đảm quyền lợi cho 3 triệu công dân của mình ở Anh, còn chính phủ bà Theresa May cũng đang phải xoay xở giữa các nhóm ủng hộ và phản đối trong nước.
Bất kì cuộc khủng hoảng nào tại Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến tất cả những quốc gia xung quanh.
Hỗ trợ tiền mua nhà, sinh hoạt phí, ưu tiên làm hộ khẩu, là những chính sách thu hút nhân tài của các thành phố hạng hai ở Trung Quốc.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự