tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 28-10-2015

  • Cập nhật : 28/10/2015

Tàu khu trục Mỹ đã đến gần Đá Xu Bi, Đá Vành Khăn

 Mỹ đã quyết định triển khai tàu khu trục tuần tra quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa trong ngày 27.10, theo Reuters. Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Lassen hiện đã đến gần Đá Vành Khăn và Đá Xu Bi.

khu truc ham uss lassen cua my dang tuan tra o bien dong ngay 24.9, xa xa la 1 tau ho ve lop giang ho v cua trung quoc bam theo - anh: hai quan my

Khu trục hạm USS Lassen của Mỹ đang tuần tra ở Biển Đông ngày 24.9, xa xa là 1 tàu hộ vệ lớp Giang Hồ V của Trung Quốc bám theo - Ảnh: Hải quân Mỹ

Reuters ngày 27.10 dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, Mỹ sẽ triển khai tàu khu trục USS Lassen trang bị tên lửa dẫn đường thực hiện nhiệm vụ tuần tra trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Việc tuần tra được tiến hành từ sáng ngày 27.10 gần Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn.
Theo cập nhật mới nhất của Reuters, tàu USS Lassen đang tiến gần đến Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, quan chức trên cho biết.
Theo quan chức này, tàu khu trục có thể được các máy bay do thám và săn ngầm P-8A và P-3 Orion của Hải quân Mỹ hộ tống. Những máy bay nay thường xuyên thực hiện hoạt động do thám trong khu vực.
Cũng theo quan chức này, hoạt động tuần tra sẽ được tiến hành thường xuyên chứ không phải chỉ một lần, và cũng không chỉ liên quan tới Trung Quốc. Theo đó, việc tuần tra sẽ tiếp diễn trong những tuần tới và có thể được tiến hành quanh các thực thể khác ở quần đảo Trường Sa.
Đây được coi là động thái mạnh mẽ nhất của Mỹ để thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp trái phép trên Biển Đông. Theo Reuters, động thái này chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc nổi giận. Trước đó, hồi tháng 9, phía Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố sẽ không để bất kỳ quốc gia nào “xâm phạm vùng biển và không phận” mà nước này có yêu sách chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.

Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest nhấn mạnh, Mỹ đã thể hiện rõ với Trung Quốc về tầm quan trọng của tự do hàng hải trên Biển Đông cũng như lợi ích của Mỹ ở khu vực này.

Một số quan chức Mỹ đã lên tiếng ủng hộ quyết định này của chính quyền Tổng thống Barack Obama, cho rằng đây là phản ứng cần thiết đối với việc Trung Quốc gây mất ổn định tại Biển Đông.


Tàu cảnh sát biển Trung Quốc: Vũ khí thách thức chủ quyền Biển Đông

Từng được cho là “không hề tồn tại trong bất kỳ ý nghĩa hoàn chỉnh nào”, lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc với hàng trăm tàu đang thách thức chủ quyền Biển Đông mà… không cần súng.

nhung tau tuan tra to lon cua canh sat bien trung quoc khong trang bi vu khi hang nang, nen co the ne duoc su chi trich cua quoc te ve viec quan su hoa - anh: bloomberg

Những tàu tuần tra to lớn của Cảnh sát biển Trung Quốc không trang bị vũ khí hạng nặng, nên có thể né được sự chỉ trích của quốc tế về việc quân sự hóa - Ảnh: Bloomberg

Những chiếc tàu tuần tra màu trắng, sọc xanh nhỏ với dòng chữ China Coast Guard (CCG, hải cảnh Trung Quốc) đang là công cụ để Trung Quốc gián tiếp hiện thực hóa các tuyên bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông, bất chấp sự phản đối của các nước, Bloomberg ngày 26.10 nhận định.

Sự hiện diện của những chiếc tàu này, thường xuyên bắt gặp trong các cuộc đụng độ với tàu của nước khác trong khu vực, một lần nữa tạo ra những suy đoán xung quanh mục đích của một tổ chức non trẻ được thành lập vào năm 2013: China Coast Guard, hay Cảnh sát biển Trung Quốc.

Theo đó, Bloomberg cho rằng những con tàu của CCG chỉ là dạng tàu tuần tra, không trang bị súng lớn, thay vào đó chỉ là hệ thống đèn, loa và “vòi rồng”.

Đây chính là sự khác biệt Trung Quốc muốn tạo ra. Vì khi không có vũ trang, các tàu cảnh sát biển của Trung Quốc sẽ tránh bị quốc tế lên án trong việc sử dụng tàu chiến, quân sự hóa trên biển. Song song đó, các tàu tuần tra này luôn sử dụng “vòi rồng” ở những cuộc va chạm trên biển với các nước trong khu vực.

Theo ước tính của Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ, hiện Trung Quốc có khoảng 205 tàu thực thi pháp luật hàng hải trên Biển Đông, so với 78 tàu của Nhật Bản, 55 của Việt Nam và 4 của Philippines.

Sự áp đảo về mặt số lượng của Trung Quốc chính là cách thức mềm dẻo để Bắc Kinh gián tiếp áp đặt tuyên bố chủ quyền phi pháp trên biển. Nói như một chuyên gia của tổ chức nghiên cứu, tham vấn chính sách toàn cầu Rand Corp., thì “khi bạn cố gắng khẳng định chủ quyền, bạn có nhiều tàu hơn người khác thì bạn sẽ lợi thế hơn”.

Tình báo Hải quân Mỹ cho rằng trước đây Trung Quốc thường dùng tàu hải quân của Hải quân Trung Quốc (PLAN). Tuy nhiên, Bloomberg dẫn tin từ Tạp chí nghiên cứu quốc phòng IHS Jane’s khẳng định Trung Quốc đang có xu hướng chuyển tàu hải quân thành tàu bảo vệ bờ biển của CCG.

“Điểm mấu chốt là việc các nước khác không thể sử dụng lực lượng hải quân của họ để chống lại những gì Trung Quốc đang làm, vì đó sẽ được coi như chuyện không cần thiết trong việc làm căng thẳng leo thang”, chuyên gia Lyle Morris, người phụ trách dự án nghiên cứu lĩnh vực bảo vệ bờ biển của Rand Corp. nhận định.

Đây có thể được xem như một lời giải khá xác đáng cho việc Trung Quốc thành lập CCG cách đây hai năm.

Trong một bài viết hồi tháng 11.2014, chuyên san The Diplomat cho rằng CCG không phải là một tổ chức tồn tại trên bất kỳ danh nghĩa thực sự nào. Nó ra đời vào tháng 3.2013 trên cơ sở tái cơ cấu Cục Hải dương quốc gia (SOA), thành lập Cục Cảnh sát biển chịu trách nhiệm tuần tra, cứu nạn và thực thi pháp luật trên biển. Mặc dù vậy, CCG với sự hợp nhất của 4 lực lượng gồm Hải giám, Hải cảnh, Ngư chính, Tổng cục Hải quan và Cơ quan Hải dương Trung Quốc, vẫn không thực sự rõ ràng về chức năng.


Liên Hiệp Quốc đề nghị Nhật cấm truyện tranh ấu dâm

Một đặc phái viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) ngày 26.10 đề nghị Nhật Bản cấm manga (truyện tranh) có hình ảnh trẻ em quan hệ tình dục, sau khi Tokyo cấm sở hữu phim ấu dâm.
mot nguoi dan ong di ngang qua mot cua hang ban dvd phim hoat hinh khieu dam o thu do tokyo, nhat ban - anh: afp

Một người đàn ông đi ngang qua một cửa hàng bán DVD phim hoạt hình khiêu dâm ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản - Ảnh: AFP

Nhật Bản đã có một điều luật cấm sản xuất và phát tán phim ấu dâm, và Quốc hội Nhật Bản hồi tháng 6.2014 đã bỏ phiếu điều chỉnh luật này, bổ sung điều khoản cấm cả việc sở hữu phim ấu dâm, theo AFP.
Điều luật này, sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 15.7.2015, cấm sở hữu bất kỳ hình ảnh và video phim ấu dâm có xuất hiện trẻ em “thật” tuổi dưới 18, nhưng không cấm dạng “hình vẽ”. Nghĩa là điều luật này không cấm những loại truyện tranh ấu dâm tức manga hoặc video hoạt hình ấu dâm.
Bất kỳ ai sở hữu phim ấu dâm để thỏa mãn nhu cầu tình dục sẽ bị phạt 1 năm tù hoặc phạt tiền 1 triệu yen (9.800 USD), theo điều luật trên.
“Những manga có hình ảnh ấu dâm nên bị cấm”, bà Maud de Boer-Buquicchio, đặc phái viên LHQ phụ trách về vấn nạn mua bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm đồi trụy ấu dâm, cho biết khi bà kết thúc chuyến thăm Nhật kéo dài một tuần vào ngày 26.10.
Bà De Boer-Buquicchio cho rằng luật trên của Nhật vẫn còn “quá nhiều lỗ hỏng”. Nạn mại dâm trẻ em đã giảm đáng kể ở Nhật Bản, nhưng những loại văn hóa phẩm ấu dâm vẫn còn tràn lan trên mạng, bà De Boer-Buquicchio nhận định.
Các tổ chức bảo vệ quyền trẻ em ở Nhật Bản hồi tuần rồi đề xuất chính phủ điều chỉnh luật cấm cả truyện tranh ấu dâm hoặc video hoạt hình ấu dâm.
Nhưng các họa sĩ manga, nhà hoạt động bảo vệ tự do ngôn luật và các nhà xuất bản, nhà làm phim hoạt hình ở Nhật Bản lại phản đối gay gắt đề xuất này.

Trung Quốc liên minh với Nga hạn chế tầm ảnh hưởng của Mỹ

Trung Quốc đang liên minh với Nga để hạn chế tầm ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây ở vùng Đông Á, đặc biệt là Biển Đông, theo đài Press TV (Iran) ngày 25.10.
tau tuan tra cua trung quoc - anh minh hoa: bloomberg

Tàu tuần tra của Trung Quốc - Ảnh minh họa: Bloomberg

Press TV dẫn phát biểu của một nhà phân tích người Mỹ nói rằng Trung Quốc đang rất lo ngại tầm ảnh hưởng của Mỹ ở Đông Á và muốn ngăn cản điều này cùng với liên minh của mình trong khối các nền kinh tế mới nổi (BRICS - gồm Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi).
“Có thể nhận thấy Trung Quốc đang cố gắng làm đối trọng để kiểm soát tầm ảnh hưởng của Mỹ và tạo ra một vùng phòng thủ đối với Mỹ”, Keith Preston, nhà phân tích người Mỹ và là người điều hành attackthesystem.com - trang web ủng hộ chủ nghĩa phi chính phủ, ngày 25.10 nói với Press TV.
Ông Preston cho rằng những động thái và chính sách của Bắc Kinh gần đây đã phản ảnh rõ nét ý đồ của Trung Quốc muốn mở rộng tầm ảnh hưởng của mình, cũng là để khống chế Mỹ.
Để tăng sức nặng đối trọng, Trung Quốc muốn liên kết với khối các nước thuộc khối BRICS. Tuy nhiên, theo chuyên gia người Mỹ, liên minh với Nga có tiềm năng nhất trong khối này vì Moscow luôn đối đầu với Washington trên mọi vấn đề quốc tế.
“Trung Quốc tăng cường liên kết với Nga, cả 2 quốc gia này đều xem nhau là đồng minh quan trọng để chống lại sự bá quyền của Mỹ và phương Tây”, ông Preston nhận định.
Nhà phân tích người Mỹ này còn cho biết ngoài tăng cường sức mạnh quân sự ở khu vực Biển Đông nói riêng và Đông Á nói chung thông qua xây dựng đảo nhân tạo trái phép, Trung Quốc còn muốn phát triển hệ thống cảng, hàng hải ở khu vực tranh chấp nhằm mục đích ngăn chặn và phá vòng phong tỏa của Mỹ trên biển, theo Press TV.

Myanmar và Campuchia khắc chế tình trạng đôla hóa

Chính phủ Myanmar vừa đưa ra thông báo sẽ áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để hạn chế việc sử dụng tràn lan đồng USD nhằm ổn định đồng nội tệ đang suy yếu của nước này.

anh minh hoa

Ảnh minh họa

NH Trung ương Myanmar đã thông báo cho các DN hoạt động trong nhiều lĩnh vực (từ nhà hàng, khách sạn đến các sân golf) có thời hạn đến ngày 30/11 để ngừng tính giá sản phẩm/dịch vụ cung cấp bằng đồng USD. Giải thích cho động thái trên, NH Trung ương Myanmar cho rằng việc người dân ưa thích sử dụng đồng USD đã làm nhu cầu của đồng bạc xanh tăng vọt, dẫn đến "sự bất ổn của tỷ giá hối đoái".

Nhằm ổn định đồng nội tệ kyat, các NH và cơ sở trao đổi ngoại tệ hợp pháp vẫn được phép đổi đồng USD lấy đồng nội tệ song một loạt DN, trong đó có nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, sẽ không được phép đổi ngoại tệ.

Sau khi chuyển giao sang chính phủ dân sự hồi năm 2011, Myanmar đã tiến hành cải cách kinh tế, trong đó có việc thả nổi tỷ giá đồng nội tệ kyat. Các hoạt động thanh toán và mua bán hàng hóa/dịch vụ bằng USD đang dẫn tới nhu cầu cao đối với đồng bạc xanh, khiến đồng kyat mất khoảng 20% giá trị so với USD trong sáu tháng qua.

Trong một diễn biến khác, bà Neav Chanthana, Phó Thống đốc NH quốc gia Campuchia (NBC), cho biết chính phủ nước này và NBC đang lên kế hoạch tăng cường sử dụng đồng riel nhằm giảm bớt tình trạng đôla hóa trong dài hạn tại nước này.

Tại hội nghị kinh tế vĩ mô thường niên lần hai của NBC, bà Neav Chanthana cho biết mức độ đôla hóa tại Campuchia (được tính toán dựa theo tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ trong tổng khối tiền tệ mở rộng) đã tăng từ mức 36% năm 1993 lên 70% năm 2003 và tiếp tục tăng lên 80% năm 2013. Trong khi Tổng Giám đốc NBC Chea Serey cho biết hơn 90% các khoản tiền gửi NH và các khoản cho vay được thực hiện bằng đồng USD.

Phó Thống đốc NBC Neav Chanthana nhấn mạnh vai trò quan trọng của ngành tài chính trong việc thúc đẩy sử dụng đồng nội tệ riel, thông qua việc tăng cường hạ tầng cơ sở của ngành và phát triển thị trường tài chính, bao gồm cả thị trường ngoại hối, thị trường liên NH, thị trường vốn và nợ.

Đồng USD "gây lụt" trong nền kinh tế Campuchia qua (chi phí) các hoạt động hòa bình của Cơ quan Chuyển tiếp của Liên hợp quốc tại Campuchia (UNTAC) vào năm 1993.

Theo bà Neav Chanthana, nền kinh tế Campuchia đã gặt hái được nhiều lợi ích từ tình trạng đôla hóa, như tăng cường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, phát triển lĩnh vực tài chính, tăng cường hội nhập kinh tế giữa nước này với khu vực và thế giới, cũng như bảo vệ nền kinh tế trước cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.

Tuy nhiên, Phó Thống đốc Neav Chanthana cho rằng việc đôla hóa cũng đem lại nhiều rủi ro khi nhịp độ và quy mô của nền kinh tế Campuchia cũng như ngành tài chính có bước tiến lớn.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục