Hãng tin Bloomberg mới đây trả lời câu hỏi trên bằng hai biểu đồ.

"Một thời kỳ suy giảm sản lượng thép ở Trung Quốc đã bắt đầu do nền kinh tế giảm tốc”...
Sản lượng thép của Trung Quốc giảm trong năm 2015, đánh dấu năm đi xuống đầu tiên sau 1/4 thế kỷ.
Theo hãng tin Bloomberg, các nhà máy thép của Trung Quốc, nước chiếm một nửa nguồn cung thép toàn cầu, đã giảm sản lượng trong năm ngoái do nhu cầu trong nước giảm, giá thép sụt, và tình trạng dư thừa công suất.
Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên sản lượng thép của Trung Quốc kể từ ít nhất năm 1991.
Tổng cục Thống kê Trung Quốc ngày 19/1 cho biết sản lượng thép thô của nước này trong năm 2015 giảm 2,3%, còn 803,83 triệu tấn. Riêng trong tháng 12, sản lượng thép của Trung Quốc giảm 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 64,37 triệu tấn.
Nhu cầu thép của Trung Quốc đã giảm xuống khi Chính phủ nước này tìm cách hướng nền kinh tế dịch chuyển khỏi mô hình tăng trưởng dựa trên đầu tư vào xuất khẩu sang mô hình tăng trưởng dựa trên tiêu dùng. Năm 2015, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,9%, mức tăng chậm nhất kể từ năm 1990.
Ngân hàng Citigroup dự báo, sản lượng thép của Trung Quốc có thể giảm thêm 2,6% trong năm nay, đặt ra triển vọng u ám đối với các công ty khai mỏ quặng sắt trên toàn cầu.
“Một thời kỳ suy giảm sản lượng thép ở Trung Quốc đã bắt đầu do nền kinh tế giảm tốc”, ông Xu Huimin, nhà phân tích thuộc Huatai Great Wall Futures ở Thượng Hải, phát biểu. “Sản lượng thép của Trung Quốc có thể giảm thêm trong năm nay, nhưng mức độ giảm sẽ tương tự như năm ngoái. Việc cắt giảm sản lượng trong bối cảnh thừa thép sẽ là một quá trình kéo dài, khi mà các nhà máy thép đều tìm cách giữ thị phần”.
Sản lượng thép thô của Trung Quốc tăng hơn 12 lần trong thời gian từ 1990-2014, trở thành biểu tượng cho sự nổi lên của nước này thành nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Nhu cầu tiêu thụ thép của Trung Quốc trong khoảng thời gian đó tăng mạnh khi nước này đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, di chuyển nhiều triệu người ra các thành phố, và tiêu thụ mạnh các sản phẩm từ ôtô tới thiết bị.
Năm 2015, nhu cầu tiêu thụ thép của Trung Quốc cũng lần đầu tiên giảm trong một thế hệ, khiến các nhà máy thép của nước này xuất khẩu một khối lượng sản phẩm lớn kỷ lục. Tính cả năm, xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng 20%, đạt mức 112,4 triệu tấn.
Nguồn thép dư thừa, đặc biệt là thép Trung Quốc, đã khiến nhiều quốc gia đồng loạt có biện pháp để bảo vệ thép nội địa.
Theo ông Li Xinchuang, Phó tổng thư ký Hiệp hội Sắt Thép Trung Quốc, nước này càn cắt giảm thêm sản lượng thép do nhu cầu tiêu dùng trong nước giảm và mức độ cạnh tranh ở các thị trường xuất khẩu gia tăng.
Theo Hiệp hội Sắt Thép Trung Quốc, sản lượng thép của nước này có thể giảm xuống mức 783 triệu tấn trong năm 2016.
Hãng tin Bloomberg mới đây trả lời câu hỏi trên bằng hai biểu đồ.
Giá dầu tuột dốc không phanh không chỉ gây ảnh hưởng đến ngành năng lượng mà còn là "thảm họa" đối với các công ty sản xuất kim loại.
Robot, khủng bố, khủng hoảng nhập cư, thị trường, bất bình đẳng thu nhập, thay đổi khí hậu… sẽ được bàn đến tại WEF 46.
Cứ 4 doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại đây, lại có một đã chuyển đi một phần hoặc có kế hoạch rời Trung Quốc, do môi trường ngày càng khó kinh doanh.
Dù vượt qua tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ vẫn còn một chặng đường rất dài phía trước để có thể bắt kịp với mức tăng trưởng hơn 10% trong thời kỳ vàng son của Trung Quốc.
Quan chức bang Zug cho biết, xét theo mức lãi suất âm tại Thụy sĩ, chính quyền bang không có động lực nào để khuyến khích người dân nộp thuế sớm.
Khu vực dịch vụ đóng góp 50,5% GDP của Trung Quốc trong năm 2015, tăng 2,4 điểm phần trăm so với 1 năm trước và hiện đã cao hơn 10 điểm phần trăm so với ngành công nghiệp. Điều này có nghĩa là khu vực dịch vụ đã chiếm tới hơn một nửa nền kinh tế.
Ở Mỹ, dầu đang dư thừa và rẻ đến mức bạn sẽ phải trả cho người mua thêm tiền nếu muốn họ mua một loại dầu thô có chất lượng thấp.
GDP của cả năm 2015 tăng trưởng 6,9%, thấp nhất kể từ năm 1990 và cũng thấp hơn cả mức mục tiêu 7% mà Chính phủ nước này đã đề ra.
Tổng thống Pháp F.Hollande mới đây đã phải lên tiếng thừa nhận rằng ông đã phải ban bố “tình trạng khẩn cấp về kinh tế” và khẳng định đã đến lúc Pháp phải xem xét lại và thay đổi các mô hình kinh tế, xã hội.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự