Nhật Bản vẫn là một trong những quốc gia giàu có nhất với thị trường tiêu dùng đầy sức hấp dẫn với hàng triệu triệu phú đang muốn xài tiền để hưởng thụ thay cho việc chắt chiu, dành dụm.

Tỷ lệ ủng hộ dành cho chính phủ của ông Shinzo Abe đã giảm xuống mức 29,9%, đánh đấu lần đầu tiên trượt xuống dưới mức 30% kể từ năm 2012.
Nhà nghiên cứu thị trường Derek Halpenny thuộc tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ đã cảnh báo rằng thị trường có thể bắt đầu đặt câu hỏi về sự bền vững trong dài hạn của chương trình kinh tế Abenomics được đề ra bởi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, nếu tỷ lệ ủng hộ dành cho ông tiếp tục suy giảm.
Halpenny nói với CNBC: "Câu chuyện thú vị nhất tại Nhật vào lúc này là tỷ lệ ủng hộ dành cho Thủ tướng Abe đã xuống mức thấp nhất kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2012."
Tỷ lệ ủng hộ dành cho chính phủ của ông Abe đã giảm xuống mức 29,9%, đánh dấu lần đầu tiên trượt xuống dưới mức 30%. Và theo đánh giá của đơn vị thực hiện khảo sát là hãng thông tấn Jiji, tỷ lệ không tán thành đối với ông Abe đã lên tới 48,6%.
Một cuộc thăm dò cho tờ báo Asahi hồi đầu tuần này cho thấy chỉ có 33% công chúng Nhật ủng hộ thủ tướng, trong khi 47% phản đối.
Đây là những con số tồi tệ nhất kể từ khi ông Abe tái cử vào năm 2012.
Ông Halpenny nói rằng: "Khi tỷ lệ ủng hộ dành cho chính phủ của thủ tướng Abe giảm mạnh như thế này, thị trường sẽ có thể bắt đầu đặt câu hỏi về sự bền vững lâu dài của Abenomics", nhất là khi Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Haruhiko Kuroda kết thúc nhiệm kì của mình vào tháng 4/2018. Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của ông Abe sẽ tổ chức bầu cử lãnh đạo vào tháng 9 và tổng tuyển cử tại Nhật vào cuối năm nay.
Chương trình Abenomics của Thủ tướng Abe dựa trên "ba mũi tên" là nới lỏng tiền tệ, kích thích tài khóa và cải cách cơ cấu.
Một số chuyên gia nhận xét rằng tỷ lệ ủng hộ dành cho chính phủ của ông Abe có thể đã giảm vì những vụ bê bối liên quan đến thủ tướng, mà gần đây nhất là một trường học tư nhân có liên quan tới ông Abe được mua đất công với chiết khấu. Nhiều người đã cáo buộc ông Abe có hành vi thiên vị.
Chính phủ của Abe đã giữ nguyên dự báo tổng thể về tăng trưởng GDP năm 2017. Dự kiến GDP của Nhật sẽ tăng 1,5% trong năm tài chính hiện tại và 1,4% trong năm 2018/19.
Mạnh Đức
Theo Nhipcaudautu.vn
Nhật Bản vẫn là một trong những quốc gia giàu có nhất với thị trường tiêu dùng đầy sức hấp dẫn với hàng triệu triệu phú đang muốn xài tiền để hưởng thụ thay cho việc chắt chiu, dành dụm.
Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra 5 kịch bản cho tương lai của Liên minh châu Âu (EU) nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng châu Âu đến năm 2025, trong bối cảnh châu lục này đối mặt với khủng hoảng do vấn đề Brexit.
Những rủi ro hiển hiện nhưng thường bị bỏ qua có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng kinh tế ở Trung Quốc
khủng hoảng kinh tế ở Trung Quốckhủng hoảng tài chính trung quốc
Lo ngại về trận chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới bắt đầu nhen nhóm trở lại sau một thời kỳ yên bình.
Chính quyền Hoa Kỳ hôm thứ Hai (17/7) đã cho phép hàng ngàn lao động nước ngoài được nhập cảnh thông qua thị thực ngắn hạn khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố tuần lễ “Made in America” và kêu gọi đồng hành cùng người lao động Mỹ.
Dù đối mặt với lệnh trừng phạt ngày càng khắt khe từ Liên Hợp Quốc, hoạt động kinh doanh các mặt hàng xa xỉ ở Triều Tiên dường như vẫn đang rất phát triển. Số tiền thu được từ việc kinh doanh được cho là dùng để nuôi tham vọng hạt nhân của Triều Tiên
Theo South China Morning Post, các báo cáo toàn cầu đang gửi đi tín hiệu về một cuộc khủng hoảng kinh tế mới, trong đó Đại lục và Hồng Kông sẽ là những nền kinh tế dễ bị tổn thương nhiều nhất.
Thay vì được hưởng một cuộc sống an nhàn, những người cao tuổi nghèo khổ của Hong Kong đang phải chật vật mưu sinh với thu nhập chỉ 2,6 USD/ngày.
Họ đau đầu chọn xe mỗi sáng, ăn McDonald's trên máy bay riêng và tắm bằng rượu vang.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không ngại 'vung tiền' để thâu tóm nguồn lương thực trên toàn cầu.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự