Sân bay, cảng biển, đường sắt... do Trung Quốc xây dựng không có lợi nhuận hoặc bỏ trống chỉ khiến quốc gia nhận vốn đầu tư biến thành món nợ.

Khu vực dịch vụ đóng góp 50,5% GDP của Trung Quốc trong năm 2015, tăng 2,4 điểm phần trăm so với 1 năm trước và hiện đã cao hơn 10 điểm phần trăm so với ngành công nghiệp. Điều này có nghĩa là khu vực dịch vụ đã chiếm tới hơn một nửa nền kinh tế.
Giống như 5 quý gần nhất, kinh tế Trung Quốc lại ghi nhận tốc độ tăng trưởng ở gần mức mục tiêu đề ra. Đạt 6,8% trong quý IV/2015, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng trưởng gần đúng như dự báo. Mức 6,9% của cả năm 2015 cũng sát với mục tiêu 7% mà Chính phủ đã đề ra.
Mặc dù nhiều người sẽ hoài nghi về độ chính xác của những con số nói trên, khi đi vào những con số chi tiết, không thể phủ nhận rằng cỗ máy tăng trưởng mới của Trung Quốc là dịch vụ và tiêu dùng đang tiếp tục tăng trưởng tốt, bù đắp cho sự suy giảm trong công nghiệp nặng, đầu tư và thương mại – những yếu tố từng là động lực chính của nền kinh tế này.
Theo NBS, khu vực dịch vụ đóng góp 50,5% GDP của Trung Quốc trong năm 2015, tăng 2,4 điểm phần trăm so với 1 năm trước và hiện đã cao hơn 10 điểm phần trăm so với ngành công nghiệp. Điều này có nghĩa là khu vực dịch vụ đã chiếm tới hơn một nửa nền kinh tế. Đây là một tin vui đối với những người đang đặt cược vào quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế của Trung Quốc.
Tiêu dùng cũng ghi nhận những con số rất khả quan. Tổng cộng năm 2015 doanh số bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng cán mốc 30.093 tỷ nhân dân tệ, tăng 10,7% so với năm 2014. Sau khi điều chỉnh theo các biến động về giá, mức tăng trưởng là 10,6%.
Doanh số ở khu vực thành thị tăng trưởng 10,5%, trong khi ở khu vực nông thôn tăng 11,7%.
Đặc biệt, doanh số bán lẻ trực tuyến tăng lên mức 3,877,3 tỷ nhân dân tệ, tăng trưởng 33,4% so với năm 2014. Doanh số đối với hàng hóa phi vật chất (đặc biệt là dịch vụ) thậm chí tăng trưởng mạnh mẽ hơn với tỷ lệ 42,4%.
Trợ giúp cho chi tiêu tiêu dùng là sự tăng trưởng tốt trong thu nhập của các hộ gia đình. Thu nhập khả dụng bình quân đầu người của Trung Quốc đạt 21.966 nhân dân tệ trong năm 2015, tăng trưởng khoảng 7,4% so với 1 năm trước đó.
Tính theo thu nhập thực, thu nhập khả dụng bình quân đầu người của các hộ gia đình thành thị tăng 6,6%, lên 31.195 nhân dân tệ. Khu vực nông thôn tăng trưởng mạnh mẽ hơn với mức tăng 7,5%, lên 11.422 nhân dân tệ.
Trên cả nước, thu nhập khả dụng bình quân đầu người cũng tăng 9,7%, lên 19.281 nhân dân tệ. Mặc dù vẫn là mức nhỏ bé so với các nền kinh tế phát triển, thu nhập tăng trưởng tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho tiêu dùng.
Kinh tế Trung Quốc giảm tốc đã khiến nhiều người phải lo lắng vì con đường chuyển đổi mô hình kinh tế luôn ẩn chứa rất nhiều rủi ro bất trắc. Tuy nhiên, chí ít thì ở thời điểm này có thể nói rằng quá trình tái cân bằng của kinh tế Trung Quốc đang diễn ra khá vững chắc.
Sân bay, cảng biển, đường sắt... do Trung Quốc xây dựng không có lợi nhuận hoặc bỏ trống chỉ khiến quốc gia nhận vốn đầu tư biến thành món nợ.
Mattala Rajapaksa, sân bay quốc tế lớn thứ hai của Sri Lanka, đang được rao bán để trả nợ cho Trung Quốc bởi chính phủ nước này đã mất khả năng chi trả.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang lên kế hoạch trừng phạt Bắc Kinh bên ngoài khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới
Tuyến hàng hải mới nối Ấn Độ với vùng Viễn Đông của Nga chặn ngang “con đường tơ lụa trên biển” đầy tham vọng của Trung Quốc.
Một năm sau khi nổ ra vụ tranh cãi về hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD giữa Bắc Kinh và Seoul, nền kinh tế Hàn vẫn chịu nhiều thiệt hại.
Sự tăng trưởng kinh tế Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đi kèm với những thách thức về môi trường và bất bình đẳng.
Theo báo cáo mới đây của Bộ Tài chính Mỹ, tính đến tháng 6/2017, các quốc gia mới nổi nắm giữ 36% tổng số trái phiếu chính phủ của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự