Đức trở thành quốc gia EU đầu tiên thắt chặt quy định trong lĩnh vực mua bán - sáp nhập (M&A) doanh nghiệp nhằm "bảo tồn" doanh nghiệp trong nước sau một loạt các thương vụ thâu tóm của Trung Quốc.

Quan chức bang Zug cho biết, xét theo mức lãi suất âm tại Thụy sĩ, chính quyền bang không có động lực nào để khuyến khích người dân nộp thuế sớm.
Một số vùng ở Thụy Sĩ vừa nhận được yêu cầu hết sức kỳ quặc từ những vị lãnh đạo chính sách tài khóa. Cụ thể: giới chức khuyến khích người dân nộp thuế muộn nhất có thể.
Quan chức bang Zug – một bang giàu có của Thụy Sĩ vừa qua tuyên bố sẽ không chiết khấu thuế cho những ai nộp thuế sớm. Tại sao? Đây chính là một tác dụng phụ của chính sách lãi suất âm được các ngân hàng Thụy Sĩ áp dụng nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Vì lãi suất âm, thời hạn nắm giữ tiền mặt càng lâu thì chi phí nắm giữ càng lớn. Do đó, theo tính toán của chính quyền bang, động thái này giúp đã tiết kiệm tới 2,5 triệu Franc (2,5 triệu USD) mỗi năm.
Năm ngoái, Ngân hàng Thụy Sĩ (SNB) từ bỏ nỗ lực neo giá đồng Francvới đồng USD trong bối cảnh ECB đẩy mạnh động thái làm suy yếu của đồng tiền chung. Nhằm hạn chế sức hấp dẫn của tài sản tại Thụy Sĩ, SNB kéo lãi suất xuống mức lãi suất âm, tức người gửi tiền phải trả phí cho ngân hàng dù đó là khi họ đi gửi tiết kiệm.
Quan chức bang Zug cho biết, xét theo mức lãi suất thấp kéo dài và lãi suất âm tại Thụy sĩ, chính quyền bang không có động lực nào để khuyến khích người dân nộp thuế sớm. Ngược lại bang nhìn thấy lợi ích trong việc thu tiền thuế càng muộn càng tốt, như vậy sẽ hạn chế khoản chi phí trả lãi suất âm.
Hoàn toàn ngược lại với các cơ quan thuế khác trên thế giới, lãi suất nợ thuế quá hạn ở Zug cũng được giảm xuống bằng 0. Tuy nhiên đối tượng nộp muộn sẽ phải chịu rủi ro bị phạt và mang vết đen trên hồ sơ tín dụng.
Giám đốc tài chính bang – ông Peter Hegglin - cảnh báo tác động của lãi suất âm sẽ được làm sáng tỏ sau một năm hay vài quý tới. Bình thường người dân Thụy Sĩ vẫn được hưởng khoản khuyến khích khi nộp thuế trước thời hạn. Bang Lucerne đưa ra mức lãi suất 0,3% trên tổng số tiền thuế cho những người nộp trước thời hạn - hấp dẫn hơn cả gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm. Tuy nhiên đến cuối năm ngoái, bang Lucerne đã cắt giảm lãi suất này.
Nhiều nhà hoạch định chính sách của Thụy Sĩ đã lên tiếng về những tác động tiêu cực của chính sách lãi suất âm đến hệ thống tài chính. Tuy nhiên, trong bối cảnh NHTW châu Âu vẫn đang nỗ lực làm suy yếu đồng euro, NHTW Thụy Sĩ được dự báo sẽ giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức -0,75% trong suốt năm 2016.
Đức trở thành quốc gia EU đầu tiên thắt chặt quy định trong lĩnh vực mua bán - sáp nhập (M&A) doanh nghiệp nhằm "bảo tồn" doanh nghiệp trong nước sau một loạt các thương vụ thâu tóm của Trung Quốc.
Việc đầu tư vào công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục đang khiến cho chi phí học tập ở Singapore tăng lên đáng kể.
Nếu 6 năm trước số lượng điện thoại di động ở Myanmar chỉ là thứ xa xỉ dành riêng cho những người giàu có, thì giờ đây hầu hết người dân ở đất nước Đông Nam Á này đều đã có smartphone.
Đức đang tiết kiệm quá nhiều và chi tiêu quá ít, đều này tạo ra sự mất cân bằng trong chính nền kinh tế Đức và thương mại toàn cầu.
Theo một nhà phân tích, nước Mỹ đang đi vào vết xe đổ của giai đoạn ngay trước cuộc Đại Khủng hoảng 1929.
Ông Bruno Le Maire, Bộ trưởng Tài chính Pháp, đã yêu cầu các đối tác châu Âu phải hành động mạnh mẽ hơn để truy thuế từ những công ty công nghệ lớn của Mỹ như Google, Amazon và Facebook.
Dường như ít ai biết những công ty biểu tượng của Mỹ như Goolge, PayPal, General Electric hay Colgate đều được xây dựng từ ước mơ của những người nhập cư.
Ngay cả khi Mỹ xa lánh các hiệp định thương mại đa phương, thì những nước khác vẫn sẵn sàng theo đuổi các hiệp định này.
Luật mới của Thái Lan quy định các lao động nước ngoài bất hợp pháp bị phạt tiền hay giam tù đã khiến nhiều người nhập cư tháo chạy khiến cho nền kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực.
Theo báo cáo của công ty đo lường hiệu quả kinh doanh Nielsen và công ty chuyên về chiến lược kinh tế AlphaBeta, các thành phố lớn – siêu đô thị như Jakarta, Manila và Bangkok không còn là động lực duy nhất thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thị trường Đông Nam Á.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự