Thị trường năng lượng toàn cầu hiện nay đang đứng trước một điểm chuyển giao. Giá dầu giảm và việc sử dụng năng lượng tái tạo tăng vọt là những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến ngành năng lượng.

Cứ 4 doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại đây, lại có một đã chuyển đi một phần hoặc có kế hoạch rời Trung Quốc, do môi trường ngày càng khó kinh doanh.
Trong số các công ty đã chuyển một phần hoạt động khỏi Trung Quốc trong 3 năm qua, hoặc đang cân nhắc làm vậy, lý do phổ biến nhất là chi phí nhân công tăng. Dù vậy, khoảng 10% số này cũng cho biết nguyên nhân là "thách thức về chính sách".
Điểm đến phổ biến của các công ty này là các nước đang phát triển khác tại châu Á và Bắc Mỹ. Một số công ty Mỹ luôn phải chịu sức ép từ quê nhà, khi bị chỉ trích đang mang việc làm trong nước ra nước ngoài. Vì vậy, họ đã quay về Mỹ những năm gần đây, do giá nhân công ổn định và sự bùng nổ năng lượng giúp tiết kiệm chi phí.
Trong các công ty được khảo sát, 45% cho biết doanh thu năm ngoái bằng hoặc giảm so với năm trước đó. Còn về lợi nhuận, chỉ 64% cho biết có lãi - tỷ lệ thấp nhất 5 năm qua.
Theo AFP, vốn đầu tư nước ngoài là yếu tố chính giúp Trung Quốc chuyển mình trong vài thập kỷ gần đây, biến họ thành công xưởng của thế giới, và là nước có hoạt động xuất nhập khẩu sôi động nhất. Tuy nhiên, tăng trưởng tại đây đang dần chậm lại.
Nước này đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng lớn từ các đối thủ châu Á về giá nhân công. Khảo sát thường niên của Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc cho biết hơn ba phần tư doanh nghiệp (77%) cảm thấy "ít được chào đón" tại quốc gia này năm ngoái.
Tỷ lệ này tăng đáng kể so với chỉ 47% năm 2014. Thời gian gần đây, Trung Quốc cũng thực hiện hàng loạt cuộc điều ra độc quyền trên diện rộng nhắm vào các công ty nước ngoài. Một số đã phải trả nhiều khoản phạt khổng lồ cho giới chức sở tại.
"Một số chính sách đang được cân nhắc, hoặc đã có hiệu lực, đang khiến Trung Quốc đi sai đường", Lester Ross - Phó chủ tịch Phòng thương mại Mỹ cho biết.
Hôm qua, Trung Quốc công bố GDP năm ngoái chỉ tăng 6,9% - chậm nhất từ năm 1990. Nền kinh tế này cũng đang đối mặt với hàng loạt thách thức, từ dư thừa sản xuất công nghiệp, bất động sản trì trệ đến thị trường chứng khoán biến động.
Thị trường năng lượng toàn cầu hiện nay đang đứng trước một điểm chuyển giao. Giá dầu giảm và việc sử dụng năng lượng tái tạo tăng vọt là những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến ngành năng lượng.
Kinh tế toàn cầu đang đối mặt với hàng loạt rủi ro, nhưng điều đó không có nghĩa đã hết hy vọng, các lãnh đạo tham gia Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Thụy Sĩ nhận định.
Cosco - gã khổng lồ trong ngành vận tải biển Trung Quốc - cuối cùng đã thực hiện được mục đích thôn tính cảng Piraeus của Hi Lạp với số tiền 402,1 triệu USD.
Hãng tin Bloomberg mới đây trả lời câu hỏi trên bằng hai biểu đồ.
Giá dầu tuột dốc không phanh không chỉ gây ảnh hưởng đến ngành năng lượng mà còn là "thảm họa" đối với các công ty sản xuất kim loại.
Robot, khủng bố, khủng hoảng nhập cư, thị trường, bất bình đẳng thu nhập, thay đổi khí hậu… sẽ được bàn đến tại WEF 46.
Dù vượt qua tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ vẫn còn một chặng đường rất dài phía trước để có thể bắt kịp với mức tăng trưởng hơn 10% trong thời kỳ vàng son của Trung Quốc.
Quan chức bang Zug cho biết, xét theo mức lãi suất âm tại Thụy sĩ, chính quyền bang không có động lực nào để khuyến khích người dân nộp thuế sớm.
“Một thời kỳ suy giảm sản lượng thép ở Trung Quốc đã bắt đầu do nền kinh tế giảm tốc”...
Khu vực dịch vụ đóng góp 50,5% GDP của Trung Quốc trong năm 2015, tăng 2,4 điểm phần trăm so với 1 năm trước và hiện đã cao hơn 10 điểm phần trăm so với ngành công nghiệp. Điều này có nghĩa là khu vực dịch vụ đã chiếm tới hơn một nửa nền kinh tế.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự