Trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Việt Nam, Thủ tướng Anh David Cameron công bố gói tín dụng 500 triệu bảng Anh và thể hiện mong muốn thúc đẩy đầu tư ở Việt Nam.

Lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng hiện phổ biến ở mức 4%- 7,5%/năm, cao hơn rất nhiều so với lạm phát
Lãi suất và lạm phát được xem là hai yếu tố thuận chiều trong nền kinh tế. Nếu lạm phát tăng thì lãi suất sẽ tăng theo và ngược lại. Để bảo đảm cho người gửi tiết kiệm VNĐ hưởng lãi suất thực dương, thông thường ngân hàng đưa ra mức lãi suất cao hơn lạm phát 1%-2%
Tại Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 8 tháng đầu năm chỉ tăng 0,83%, thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây nhưng mức lãi suất tiền gửi VNĐ vẫn phổ biến 4%-7,5%/năm, lãi suất cho vay còn cao hơn nhiều.
Theo các chuyên gia tài chính, trong bối cảnh VNĐ giảm giá, lãi suất tiền gửi nên duy trì như hiện nay. Ảnh TL
Giới chuyên môn thường ví von: lạm phát – lãi suất – tỉ giá là bộ ba không tách rời nhau. Khi tỉ giá tăng tức đồng nội tệ bị giảm giá và nếu lãi suất tiền gửi giảm thì người gửi tiết kiệm sẽ bị thiệt kép.
Từ đầu năm 2015 đến nay, Ngân hàng Nhà nước 3 lần điều chỉnh tỉ giá liên ngân hàng, mỗi lần 1% và tăng biện độ giao dịch từ 1% lên 3%, tỉ giá VNĐ/USD đã cán mức trần 22.547 đồng/USD. Nếu so mức giá này với giá USD vào đầu tháng 1-2015 là 21.440 đồng/USD thì VNĐ đã giảm giá gần 5%.
Giả sử lãi suất tiền gửi giảm xuống dưới 5% thì người gửi VNĐ không cân bằng được lợi ích khi VNĐ mất giá so với USD. Điều này lý giải vì sao lãi suất tiết kiệm vẫn cao hơn lạm phát rất nhiều lần.
Lãnh đạo một số ngân hàng cho biết: Tính đến đầu tháng 8-2015, dư nợ cho vay của các ngân trên địa bàn TP HCM đã tăng 6%, đặc biệt từ nay đến cuối năm sẽ còn tăng mạnh. Tuy nhiên, huy động vốn lại có dấu hiệu ngừng tăng, nhất là sau thời điểm tỉ giá liên tiếp điều chỉnh vào giữa tháng 8-2015. Nếu ngân hàng giảm thêm lãi suất tiết kiệm, đồng nghĩa lãi suất cho vay sẽ giảm theo, kích thích tín dụng tăng trưởng nhanh. Thế nhưng, khi lãi suất đầu vào giảm cộng hưởng với VNĐ giảm giá, người gửi tiền có thể dồn vốn vào vàng , USD…, thị trường tiền tệ có thể rối loạn, gây bất ổn cho nền kinh tế.
Theo giới phân tích, trong bối cảnh VNĐ giảm giá, các NH cần duy trì lãi suất tiết kiệm như hiện nay hoặc chỉ tăng nhẹ nhằm giữ chân người gửi tiền nhưng vẫn bảo đảm lãi suất cho vay không tăng lên.
Trong một diễn biến khác, tâm lý gom USD của doanh nghiệp những ngày gần đây khiến họ phải vay nhiều VNĐ để mua ngoại tệ hơn thường lệ, đã đẩy lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh. Đại diện một số ngân hàng thậm chí đã đề xuất tăng lãi suất VNĐ để giải quyết tình trạng này. Tuy nhiên, tại cuộc hợp khẩn với các ngân hàng thương mại ngày 25-8, Ngân hàng Nhà nước khẳng định sẽ không tăng tỉ giá cũng như lãi suất tiền gửi, đồng thời yêu cầu các nhà băng sớm chấm dứt tình trạng găm giữ USD và tạm thời hạn chế ký các hợp đồng kỳ hạn một năm và rút ngắn thời hạn các hợp đồng kỳ hạn.
Trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Việt Nam, Thủ tướng Anh David Cameron công bố gói tín dụng 500 triệu bảng Anh và thể hiện mong muốn thúc đẩy đầu tư ở Việt Nam.
Ngày 21/7, Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định số 1391/QĐ-NHNN chấp thuận sáp nhập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông (MDB) vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank).
Đến cuối tháng 6/2015, tổng lượng dự phòng rủi ro còn lại của các tổ chức tín dụng đã lên đến 89.672, tỷ đồng.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài -(Bộ KH&ĐT), trong 7 tháng đầu năm 2015, đã có 7,4 tỷ USD được giải ngân bằng khoảng 109% so với cùng kỳ năm 2014. Tính riêng trong tháng 7, đã có hơn 1,1 tỷ USD vốn FDI được giải ngân.
Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị yêu cầu các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có bờ biển và chính quyền đô thị các cấp tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý đất đai các dự án ven biển.
Ngày 24/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam.
Bình quân một dự án FDI của các nước thuộc ASEAN là 20,7 triệu USD, cao hơn 6,8 triệu USD so với bình quân một dự án nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.
Xu hướng vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục “đổ” mạnh vào các ngành chủ đạo như công nghiệp chế biến, chế tạo, kinh doanh bất động sản và bán buôn bán lẻ.
Kết quả kiểm toán năm 2014 của Kiểm toán Nhà nước cho thấy tình trạng nợ thuế của các địa phương, đơn vị đang có xu hướng ngày càng tăng. Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, bỏ trốn, không có khả năng thanh toán nợ thuế...
Ngày 9/7, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đã ký với ông Axel Van Trotsenburg, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) các hiệp định của 4 dự án vay vốn ưu đãi (IDA).
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự