tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tái cơ cấu đã điều tiết thanh khoản hệ thống ngân hàng thế nào?

  • Cập nhật : 01/10/2015

(Tai chinh)

Để ổn định thị trường lãi suất, từ năm 2011 Ngân hàng Nhà nước bắt đầu siết lại thanh khoản của hệ thống ngân hàng bằng cách đặt quota tín dụng cho hệ thống ngân hàng. Từ chỗ thiếu hụt thanh khoản và những cuộc đua tăng lãi suất huy động, đến nay, thị trường lãi suất ổn định ở mức thấp hơn năm 2007.

 

Nếu như năm 2011, 2012 thị trường chứng kiến cuộc chạy đua lãi suất huy động trên thị trường ngân hàng với thời điểm lên 17%/năm, thì tính đến thời điểm tháng 6/2015 hạ nhiệt xuống còn hơn 6%/năm cho kỳ huy động trên 12 tháng.

Đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá quá trình tái cơ cấu đã điều tiết lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng từ mức 21%/năm trong năm 2011 xuống còn 16% trong năm 2012, tiếp tục giảm xuống 11-13% vào năm 2013 và còn 7% đối với lãi suất ngắn hạn và 11% đối với lãi suất trung hạn vào cuối năm 2014.

Theo đánh giá của đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sở dĩ lãi suất giảm là do tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2011 – 2014 chậm lại, chỉ đạt 12,41%/năm để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Trong khi tính trung bình giai đoạn 2007-2010, tín dụng tăng trưởng đạt 37,83%, cao hơn hẳn giai đoạn 2001- 2006 là 28,46%. Riêng năm 2007, tín dụng đã tăng 53,89% so với năm 2006.

Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận, sở dĩ năm 2011, 2012 lãi suất huy động có thời điểm đẩy lên 17%/năm là do giai đoạn trước tăng trưởng tín dụng quá nóng, khiến nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản.

 

Thống kê từ báo cáo tài chính của các ngân hàng giai đoạn 2011 – 6/2015 của BizLIVE cũng phần nào có lời giải khi mà rất nhiều ngân hàng huy động không đủ để cho vay và rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản. Câu chuyện vượt trần lãi suất 14% và cạnh tranh huy động vốn trên thị trường 1 luôn thường trực. Tình trạng thiếu thanh khoản diễn ra không chỉ với những ngân hàng nhỏ mà cả ở những ngân hàng lớn như Vietinbank, Sacombank, Agribank...

Thống kê từ báo cáo tài chính năm 2011 của các ngân hàng cho thấy, tổng cộng có 16 ngân hàng cho vay khách hàng cao hơn huy động. Cụ thể, tổng 15 ngân hàng này cho vay 1.063.121 tỷ đồng nhưng chỉ huy động được 933.175 tỷ đồng, âm 129.946 tỷ đồng.

 

Điển hình như Eximbank cho vay lên đến 74.044 tỷ đồng như chỉ huy động được 53.652 tỷ đồng, Sacombank cũng cho vay lên đến 79.726 tỷ đồng như huy động chỉ được 75.092 tỷ đồng, Vietinbank cho vay 290.397 tỷ đồng như chỉ huy động được 257.273 tỷ đồng, DongABank cho vay lên đến 43.341 tỷ đồng như huy động chỉ được 36.064 tỷ đồng, Agribank cho vay lên đến 433.960 tỷ đồng như chỉ huy động được 399.003 tỷ đồng.

Năm 2012, tình trạng thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn căng thẳng nhưng đã giảm hơn nhiều. Số lượng ngân hàng cho vay vượt số tiền huy động được giảm còn 13 ngân hàng với tổng số tiền cho vay là 930.944 tỷ đồng nhưng chỉ huy động được 839.507 tỷ đồng, âm 91.487 tỷ đồng.

 

Tuy vậy, cái tên những ngân hàng lớn cho vay vượt huy động như BIDV, Vietinbank, Eximbank vẫn còn với mức vượt không hề nhỏ. Ví dụ như BIDV cho vay lên đến 334.009 tỷ đồng nhưng chỉ huy động được 303.059 tỷ đồng. Vietinbank cho vay lên đến 329.682 tỷ đồng nhưng huy động chỉ được 289.105 tỷ đồng. Eximbank huy động được 70.458 tỷ đồng như cho vay lên đến 74.315 tỷ đồng. OCB cho vay lên đến 16.927 tỷ đồng như chỉ huy động được 15.271 tỷ đồng...

Tình hình thanh khoản năm 2013 cải thiện hơn rất nhiều khi số lượng ngân hàng cho vay khách hàng vượt huy đồng khách hàng giảm xuống còn 6 ngân hàng với số tiền cho vay là 890.953 tỷ đồng, trong khi huy động là 828.801 tỷ đồng, âm 62.152 tỷ đồng.

 

Tuy vậy, nhiều ông lớn như BIDV, Vietinbank, Eximbank, OCB vẫn nằm trong danh sách này. Ví dụ như BIDV cho vay 384.889 tỷ đồng như huy động chỉ được 338.902 tỷ đồng. Vietinbank cho vay 372.988 tỷ đồng như huy động chỉ được 364.497 tỷ đồng. Eximbank cho vay lên đến 82.643 tỷ đồng nhưng huy động chỉ được 79.472 tỷ đồng...

Năm 2014 thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã trở nên ổn định hơn khi chỉ còn mình Vietinbank tăng trưởng cho vay cao hơn tăng trưởng huy động khách hàng. Mức chênh lệch lên tới 11.324 tỷ đồng. Trong khi năm 2013 chỉ chênh 8.491 tỷ đồng. Năm 2014 cũng là năm chứng kiến lãi suất huy động và cho vay trở về mức thấp của năm 2007.

6 tháng đầu năm 2015 chấm dứt hoàn toàn tình trạng tăng trưởng cho vay vượt tăng trưởng huy động khách hàng, thanh khoản hệ thống dồi dào. Nửa đầu năm 2015 cũng chứng khiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trở lại của tín dụng khi nhu cầu vốn của doanh nghiệp.

 

Tuy vậy, theo thống kê của BizLIVE, tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2011 – 2014 gặp khó khăn, nhiều ngân hàng khó cho vay do doanh nghiệp gặp khó khăn vì khủng hoảng. Nhiều ngân hàng còn rơi vào trạng thái tăng trưởng tín dụng âm như năm 2011, Sacombank âm 2,35%, VietABank âm 12,80%, SeABank âm 4,24%. Năm 2012, NCB âm 0,22%, VIB âm 22%, BaoVietBank âm 0,34%, Saigonbank âm 2,87%, NamABank âm 1,38%, SeABank âm 15%.

Năm 2013 tiếp tục là năm tăng trưởng tín dụng khó khăn khi nhiều ngân hàng bị sụt giảm tăng trưởng tín dụng, trong đó có Pvcombank âm 5,62%, Saigonbank tiếp tục âm 1,75%, Southernbank âm 3,29%.

Năm 2014 được đánh giá bớt khó khăn hơn, tuy nhiên các ngân hàng vẫn chật vật với tăng trưởng tín dụng. Nhiều ngân hàng tăng trưởng tín dụng cao nhưng giật cục, dồn vào cuối năm. Năm 2014 cũng ghi nhận một vài ngân hàng có tăng trưởng tín dụng âm như HDbank âm 4,26%, Maritimebank âm 23,72%, MDB âm 19,67%.

 

 
Từ đầu năm 2015, tăng trưởng tín dụng đã bắt đầu phục hồi trở lại, tăng trưởng tín dụng đã ở mức dương thay vì âm vào những tháng đầu năm của những năm trước đó. Dù vậy, 6 tháng đầu năm vẫn ghi nhận trường hợp tăng trưởng tín dụng âm của Eximbank là 4,25%.

(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục