Sứ mệnh mang tiền nhà nước đi đầu tư không hề dễ dàng, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đang có nguy cơ bị sa lầy, mất vốn trong không ít dự án.

Lãnh đạo nhiều ngân hàng kêu khó giảm được lãi suất cho vay trong những tháng cuối năm. Lý do mà các ngân hàng đưa ra là do sức cầu đang tăng lên cùng với kỳ vọng lạm phát nên lãi suất cho vay khó có thể giảm được. Tweet
TS. Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, cho rằng lãi suất cho vay từ giờ đến cuối năm khó có thể giảm thêm được vì kinh tế trong nước đang dần khởi sắc, thanh khoản trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, chứng khoán, bất động sản… đang phục hồi.
Ngân hàng kêu “khó”
“Nguồn vốn tiền gửi ngân hàng đang có sự dịch chuyển sang lĩnh vực kinh doanh trực tiếp và các món giải ngân tín dụng bắt đầu tập trung rút vốn. Do vậy, tình trạng thừa vốn trong hệ thống ngân hàng không còn nữa, cho nên không thể giảm lãi suất tiền gửi và tiền vay được”, ông Hưởng nhận định.
Ông Hưởng còn cho rằng các loại giá cả hàng hóa, nhất là giá điện có xu hướng điều chỉnh tăng nên sẽ làm tăng đầu vào các mặt hàng. Điều này cũng sẽ làm tăng giá ở đầu ra, trong đó có lãi suất.
Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng giám đốc ACB, cũng cho rằng để giảm được lãi suất cho vay thì nguồn vốn huy động phải nhiều hơn cho vay. “Giảm có nghĩa là giá hàng hóa phải hạ xuống, có nghĩa là cung phải nhiều hơn cầu. Lãi suất cũng vậy, để giảm được thì nguồn vốn huy động được phải nhiều hơn cho vay. Điều đó có nghĩa nền kinh tế trì trệ. Như vậy sẽ mâu thuẫn với những gì mà các lãnh đạo, nhà nước đang nói về việc nền kinh tế đang phục hồi”, ông Toại bình luận.
Ông Toại cho rằng lãi suất có thể vận hành theo hai trạng thái, hoặc là theo quy luật thị trường hoặc là theo mệnh lệnh hành chính. “Với những gì đang diễn ra trên thị trường, nếu để lãi suất vận hành theo quy luật thị trường thì lãi suất khó giảm. Vì nền kinh tế đang có dấu hiệu khởi sắc, cầu đang tăng lên trong khi cung vẫn như vậy. Vì thế, nếu lãi suất giảm sẽ mâu thuẫn với quy luật của thị trường”, ông Toại phân tích.
Tuy nhiên, lãi suất có thể giảm theo mệnh lệnh hành chính và ý chí của nhà điều hành. “Hiệu lực hành chính phụ thuộc vào người điều hành và ai là người muốn giảm lãi suất? Do vậy, nếu Thống đốc NHNN yêu cầu, các ngân hàng buộc phải giảm lãi suất. Trên thực tế, NHNN vẫn điều hành theo cách này, ví như áp trần lãi suất huy động, trần lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên. Biện pháp này dù được đánh giá tích cực thì đây vẫn là điều hành bằng biện pháp hành chính”, ông Toại bình luận.
Ông Phan Huy Khang, Tổng giám đốc Sacombank, cho rằng đến thời điểm này vẫn chưa thấy gì. Tuy nhiên, thời gian qua lãi suất trung và dài hạn có chiều giảm, nhưng chỉ giảm ít thôi và chưa thể giảm sâu.
“Thời điểm này thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn tốt. Những biểu hiện gần đây chưa cho thấy diễn biến lãi suất trong thời gian tới sẽ như thế nào. Tuy nhiên, thời gian qua Sacombank đã giảm được 0,5% và đang cố gắng đến cuối năm sẽ giảm được 1% đối với lãi suất cho vay trung và dài hạn”, ông Khang cho biết.
Chuyên gia “tố” lãi cao cho chênh lệch lãi suất lớn
Nói về vấn đề lãi suất, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), hoài nghi về khả năng giảm thêm lãi suất. “Kỳ vọng lạm phát vẫn còn, USD lên giá là yếu tố khó có thể giảm thêm lãi suất tiền đồng”.
Đồng quan điểm trên, TS. Trương Văn Phước, Phó chủ nhiệm Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, cho rằng lãi suất sẽ khó giảm sâu vì nhu cầu vốn đang tăng lên, lãi suất huy động cũng đang tăng lên để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, còn cho rằng lãi suất cho vay sẽ tăng nhẹ trong những tháng cuối năm, vì ngân hàng đang tăng lãi suất huy động. Đã tăng giá vốn đầu vào rồi thì làm sao giảm lãi suất cho vay được. Nếu giảm thì các ngân hàng sẽ bị lỗ.
“Hiện nay chênh lệch lãi suất huy động và cho vay (tỷ lệ NIM) của các ngân hàng chỉ khoảng 3 – 4%, thậm chí, có nhiều ngân hàng còn xuống dưới 3%. Trong khi đó, để đảm bảo mức có lãi, tỷ lệ NIM tối thiểu phải 3%. Vậy nên việc giảm lãi suất là rất khó”, ông Hiếu bình luận.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tố lãi suất cho vay của các ngân hàng hiện nay còn cao là do mức chênh lệch lớn. TS. Nguyễn Tú Anh, Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô, CIEM, cho rằng hiện lãi suất huy động của ngân hàng đang rất thấp nhưng lãi suất cho vay lại vẫn cao, doanh nghiệp không chịu đựng được.
“Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay ngày càng cao, lên tới gần 70%, lãi suất cao là rào cản khiến doanh nghiệp không thể vay vốn. Có vẻ những chi phí tái cơ cấu đang đẩy sang một bên thứ ba khác là doanh nghiệp”, bà Tú Anh bình luận.
Đồng quan điểm trên, TS. Lê Đình Ân, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội Quốc gia, phân tích hiện lãi suất huy động trong xu thế tăng, trong khi lãi suất cho vay không hạ và tài chính của hệ thống khó khăn. “Tôi cho rằng mắt xích ngân hàng rất dễ tổn thương nên phải tập trung tái cấu trúc”, ông Ân nói.
Theo ông Ân, mặt bằng lãi suất đã có dấu hiệu tăng trở lại từ đầu tháng 6/2015, sau thời gian dài liên tục giảm. Nhiều ngân hàng đã tăng lãi suất huy động như ACB, Eximbank, BIDV, Vietinbank…
(Theo CafeF)
Sứ mệnh mang tiền nhà nước đi đầu tư không hề dễ dàng, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đang có nguy cơ bị sa lầy, mất vốn trong không ít dự án.
Nhiều người đã cho rằng NHNN cho triển khai mua nợ xấu theo giá trị trường theo Quyết định 618 sẽ là một bước đột phá trong giải quyết nợ xấu của VAMC so với cách mua nợ xấu cũ, tức là VAMC phát hành trái phiếu đặc biệt cho tổ chức tín dụng bán nợ xấu thay vì tiền mặt. Nhưng dường như là không hẳn như vậy!
Ở Trung Quốc, việc các công ty đi ăn cắp ý tưởng là "không thành vấn đề", thậm chí công ty nào không đi "vay mượn ý tưởng", công ty đó chấp nhận bị tụt hậu.
Hôm nay là một ngày quan trọng đối với tỉ giá hối đoái euro vì Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ đưa ra quyết định về tỉ lệ lãi suất trong cuộc họp của Hội đồng Điều hành ECB về chính sách tiền tệ tại Frankfurt.
NHNN đã thành công trong việc áp dụng tỷ giá trung tâm linh hoạt, được điều chỉnh hàng ngày kết hợp với các nghiệp vụ mua bán theo kỳ hạn.
Đã từ lâu những người có tiền tiết kiệm dù ít hay nhiều đều than phiền về chính sách lãi suất âm. Tưởng chừng người gửi tiền là bên duy nhất chịu thiệt hại. Nay nỗi đau đang được san sẻ cho các NHTW.
Tâm lý lo lắng vẫn còn hiện hữu khi các yếu tố “nhân hòa- thiên thời- địa lợi” để giữ tỷ giá ở biên độ tăng khiêm tốn dự là có thể “xáo trộn” bất cứ lúc nào. Năm nay, có cơ hội cho “đầu cơ” tỷ giá hay không?
Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương và song phương, với cam kết mở cửa thị trường trên nhiều lĩnh vực như hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Việt Nam cũng đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015.
Là động cơ phát triển nền kinh tế quốc gia, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) không chỉ đóng góp đáng kể vào GDP mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động.
Bầu Đức nặng nợ chục ngàn tỷ phải bán tài sản thì nhà Cường đôla lại sẵn sàng bung tiền thâu tóm tài sản của tỷ phú phố Núi, Việt Nam gửi 7,3 tỷ USD ở nước ngoài... là những thông tin đáng chú ý của kinh tế tuần qua.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự