tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Nhân dân tệ giảm giá quá ít so với thực tế?

  • Cập nhật : 18/08/2015

(Tai chinh)

Liệu đợt giảm giá đồng Nhân dân tệ trong tuần qua của Trung Quốc đã kết thúc? Phải chăng tỷ giá đồng tiền này hiện nay đã chính xác so với thực tế thị trường?

 

 Trong cuộc phỏng vấn của hãng tin CNBC, chuyên gia kinh tế Marc Faber, 3cho rằng thị trường thế giới đã có phản ứng với những động thái thay đổi tỷ giá gần đây của Trung Quốc, nhưng các thay đổi này “hoàn toàn vô nghĩa” bởi đồng Nhân dân tệ giảm giá quá ít so với thực tế.

Nếu nhìn vào sự thay đổi tỷ giá đồng Nhân dân tệ so vưới các đồng tiền khác, rõ ràng đợt giảm giá vừa qua là chưa đủ. Trong vài năm qua, đồng tiền này đã tăng giá so với đồng USD, trong khi đồng bạc xanh lại tăng giá so với hầu hết các đồng tiền khác trên thế giới.

 Sau khi ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) để đồng Nhân dân tệ giảm khoảng 3% so với đồng USD trong 3 phiên 11/8, 12/8, 13/8 nhằm thực hiện chính sách thả nổi có điều chỉnh, cơ quan này lại tăng tỷ giá tham chiếu lên 0,05% trong phiên 14/8. Động thái này báo hiệu rằng đà giảm tỷ giá tham chiếu mạnh của Trung Quốc có thể đã chấm dứt.

Nếu như đây là sự thực, việc giảm giá 2-3% so với đồng USD theo ông Faber là hoàn toàn vô nghĩa bởi đồng Nhân dân tệ đã giảm giá tới 80% so với đồng Yên trong 2 năm qua. Trong khi đó, Nhật Bản lại là một đối tác thương mại chủ chốt của Trung Quốc.

Trái ngược với việc đồng Nhân dân tệ tăng giá mạnh trước ngày 11/8, hàng loạt đồng tiền các nước đã giảm giá mạnh. Đồng Real của Brazil giảm khoảng 60% so với đồng USD kể từ năm 2011, đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ giảm 50%, và tất cả các đồng tiền Châu Á khác, trừ đồng Đôla Hồng Kông, đều giảm giá trong năm qua.

Trong thông báo của mình, PBOC đã tuyên bố rõ ràng rằng họ sẽ để thị trường tác động nhiều hơn đến việc quyết định tỷ giá. Điều này đồng nghĩa rằng nếu đồng Nhân dân tệ thực tế vẫn quá đắt trên thị trường, tỷ giá tham chiếu đồng tiền này có thể xuống sâu hơn nữa.

Một yếu tố khiến chuyên gia Faber nhận định đồng Nhân dân tệ sẽ giảm tiếp là nền kinh tế Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn. Doanh số bán xe hơi tháng 7/2015 tại Trung Quốc giảm 7%, trong khi các công ty sản xuất hàng xa xỉ tại đây liên tục than vãn về tình hình kinh doanh.

Thị trường hàng hóa và ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa (kim loại, ngũ cốc, nguyên vật liệu…) đã suy giảm trong 2-3 năm gần đây. Trung Quốc với vai trò là quốc gia xuất khẩu hàng hóa chính trên thế giới nên đương nhiên chịu ảnh hưởng lớn.

Đặc biệt, tăng trưởng sản lượng công nghiệp tháng 7 chỉ đạt 6%, thấp hơn so với dự đoán 6,6% của hãng Reuters cùng như mức tăng 6,8% trong tháng 6/2015.

Chuyên gia Faber cho rằng nền kinh tế Trung Quốc yếu hơn nhiều so với các thông số được công bố, thậm chí quốc gia Châu Á này có thể chỉ tăng trưởng 2% trong năm nay.

Chính quyền Bắc Kinh đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7% trong năm 2015, nhưng ông Faber cho rằng những con số này là không đáng tin cậy.

(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)

Trở về

Bài cùng chuyên mục