Chính sách không nhất quán và luật lệ thiếu minh bạch là lý do chính khiến doanh nghiệp Mỹ nản lòng

Giữa thời buổi giá dầu liên tục “lao dốc” và xu hướng suy giảm trên các thị trường hàng hóa, rất nhiều CEO trên thế giới có cái nhìn bi quan về kinh tế toàn cầu.
Trang Fortune trích dẫn một báo cáo gần đây của PricewaterhouseCoopers (PwC) cho thấy, chỉ có 27% CEOs trên thế giới cho rằng kinh tế toàn cầu sẽ cải thiện vào năm 2016. Tỷ lệ này giảm so với mức 37% một năm về trước. Riêng năm 2014, tỷ lệ CEO lạc quan về kinh tế toàn cầu tăng đỉnh điểm lên đến 44%.
Khảo sát được tiến hành trên hơn 1.300 CEO hàng đầu trên thế giới nhân buổi gặp chính thức đầu tiên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2016 – diễn đàn kinh tế toàn cầu được tổ chức thường niên tại Thụy Sĩ.
Khảo sát cho thấy, các CEO Mỹ rất bi quan về triển vọng kinh tế toàn cầu. Chỉ có 12% CEO Mỹ được hỏi nhận định rằng kinh tế thế giới sẽ cải thiện trong năm 2016 - giảm mạnh so với tỷ lệ 55% cách đây một năm. Có tới 27% CEO Mỹ cho rằng, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm.
Sự suy giảm gần đây trên các thị trường hàng hóa cho thấy, kinh tế toàn cầu có thể sẽ chững lại. Thực sự, rất khó để biết được liệu thái độ của các CEO có phải là sự phản ứng thái quá trước những suy giảm trên các thị trường hàng hóa, hay đây chỉ là cách họ nhắc lại những gì họ quan sát từ các khách hàng hoặc các thống kê kinh doanh khác.
Thực tế, 35% trong số các CEO được hỏi cho rằng, công ty của họ sẽ tăng trưởng trong vòng 12 tháng tới, nhưng tỷ lệ này vẫn thấp hơn so với mức 46% một năm về trước.
Chủ tịch PwC, Dennis Nally, cho biết khảo sát này được tiến hành trong tháng 12/2015. Bất kể diễn biến trên các thị trường vào cuối năm 2015 ra sao, ông này cho rằng sự lạc quan sẽ tiếp tục giảm.
Cũng có băn khoăn về giá trị dự đoán của khảo sát này. Bởi trong khảo sát năm 2013, chỉ có 20% trong số các CEO được hỏi lạc quan về sự tăng trưởng toàn cầu nhưng thực tế lại diễn ra chiều hướng tích cực hơn là kinh tế thế giới vẫn tăng trưởng tốt trong năm đó.
Điều lạ là, vấn đề quan ngại nhất của các CEO lại không xuất phát từ nền kinh tế. Lý do mà các CEO đề cập bao gồm những nguy cơ lớn nhất đối với công việc kinh doanh của họ. Gần 80% cho rằng họ lo lắng về gánh nặng về quy định và điều luật, và 69% lo ngại về khả năng thuế cao hơn. Trong số những mối lo ngại về kinh doanh, 61% cho rằng họ lo ngại về an ninh công nghệ thông tin - đây là mối quan tâm lớn nhất của doanh nghiệp.
“Dù xét ở góc độ nào thì điều rõ ràng là mức độ lạc quan của các CEO đã giảm đáng kể so với một năm trước,” Nally nói.
Chính sách không nhất quán và luật lệ thiếu minh bạch là lý do chính khiến doanh nghiệp Mỹ nản lòng
Đáp lại những chỉ trích về những chính sách chưa rõ ràng về tỷ giá hối đoái, Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều nhấn mạnh: cam kết của lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc là tránh phải giảm giá đồng nhân dân tệ.
Đồng USD tiếp tục tăng mạnh so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trong phiên giao dịch cuối tuần (kết thúc vào rạng sáng nay 23/1/2016 - giờ Việt Nam) do những bất ổn kinh tế toàn cầu thúc đẩy nhu cầu mua vào đồng bạc xanh để trú ẩn. Hiện 1 USD đổi được 0,9263 EUR; 118,7800 JPY; 0,7010 GBP; 1,0161 CHF…
VCBS cho rằng NHNN có đủ khả năng và công cụ để duy trì ổn định thanh khoản hệ thống, và nhiều khả năng trong năm 2016 sẽ giữ nguyên trần lãi suất huy động và kiểm soát mặt bằng lãi suất cho vay thông qua các NHTM quốc doanh để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
Đồng USD tiếp tục tăng so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt sau khi Chủ tịch ECB Mario Draghi cho biết ECB có thể nới lỏng thêm tiền tệ vào tháng 3 tới. Sáng nay (22/1/2016 - giờ Việt Nam) 1 USD đổi được 0,9220 EUR; 117,7700 JPY; 0,7037 GBP; 1,0078 CHF…
Chính sách này của ECB được cho là sẽ không kéo dài lâu, trong bối cảnh những yếu tố như bất ổn thị trường, lạm phát thấp và cổ phiếu ngân hàng sụt giảm có thể sẽ buộc ngân hàng này phải “đổi ý” trong thời gian tới.
Ngày 21/1, Điện Kremlin khẳng định rằng tình trạng đồng ruble liên tiếp mất giá và đã xuống tới mức thấp kỷ lục so với đồng USD "không phải là sụp đổ" và giới chức trách đủ khả năng chấm dứt tình trạng này.
Từ ngày 21/1, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) sẽ bắt đầu tiếp nhận các đề cử và tự ứng cử tham gia cuộc đua vào chiếc ghế Tổng Giám đốc của thể chế tài chính này.
Ngày hôm qua lãi suất trên thị trường tiền tệ Trung Quốc đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 13 tháng.
Tình trạng “tuột dốc không phanh” của giá dầu đang khiến Nga ngày càng khó đưa nền kinh tế thoát khỏi suy thoái...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự