Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) được cho là sẽ tăng lãi suất trong tuần này, lần đầu tiên kể từ năm 2006. Ngân hàng trung ương toàn cầu hối thúc Fed nâng lãi suất, nhưng thế giới thực sự đã sẵn sàng cho kịch bản này?

Ngày 21/1, Điện Kremlin khẳng định rằng tình trạng đồng ruble liên tiếp mất giá và đã xuống tới mức thấp kỷ lục so với đồng USD "không phải là sụp đổ" và giới chức trách đủ khả năng chấm dứt tình trạng này.
Hãng thông tấn Interfax dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho rằng "tỷ giá đang thay đổi và không ổn định, song không phải là sụp đổ."
Ông nhấn mạnh "không có cơ sở để cho rằng ngân hàng trung ươngkhông có kế hoạch tránh tình trạng sụp đổ."
Tỷ giá đồng ruble của Nga ngày 21/1 đã giảm xuống mức thấp kỷ lục mới so với đồng USD, trong bối cảnh giá dầu tiếp tục giảm vì dư thừa nguồn cung dầu thô trên các thị trường thế giới.
Đầu giờ chiều 21/1, đồng ruble đã lần đầu tiên giao dịch ở mức trên 85 ruble/USD, giảm hơn 3% so với mức 82,4 ruble/USD của phiên giao dịch tối 20/1. Tỷ giá thấp nhất của đồng ruble trước đó là 80,1 ruble/USD trong đợt giảm giá mạnh hồi tháng 12/2014.
Tuy nhiên, ông Peskov nhấn mạnh rằng tình hình này không phải là khủng hoảng, đồng thời khẳng định Tổng thống Nga Vladimir Putin không có kế hoạch tổ chức bất cứ cuộc họp khẩn nào về vấn đề này./.
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) được cho là sẽ tăng lãi suất trong tuần này, lần đầu tiên kể từ năm 2006. Ngân hàng trung ương toàn cầu hối thúc Fed nâng lãi suất, nhưng thế giới thực sự đã sẵn sàng cho kịch bản này?
Diễn biến của thị trường tài chính toàn cầu tuần này được cho là sẽ bị chi phối bởi cuộc họp chính sách vào ngày 16-17/9 tới bởi cuộc họp chính sách vào ngày 16-17/9 tới của Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed.
Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Mỹ và có vẻ như họ đang bắt đầu từ bỏ danh hiệu đó. Từ lâu, nhiều chuyên gia đã lo ngại về việc Bắc Kinh có thể làm suy yếu nền kinh tế lớn nhất thế giới bằng cách “tháo chạy” khỏi trái phiếu kho bạc Mỹ.
Đồng USD bước vào tuần giao dịch mới (sáng 14/9 - giờ Việt Nam) tiếp tục giảm nhẹ so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt do thị trường lo ngại Fed chưa tăng lãi suất trong tháng 9. Hiện 1 USD đổi được 0,8816 EUR; 120,5300 JPY; 0,6472 GBP; 0,9689 CHF…
12 ngân hàng lớn nhất thế giới, trong đó có JPMorgan Chase, BNP Paribas, Barclays, vừa phải nộp phạt 1,9 tỉ USD để dàn xếp các cáo buộc về hành vi ấn định giá bán trên thị trường hợp đồng hoán đổi nợ xấu (CDS).
Số nợ của chính quyền địa phương Trung Quốc hiện là rất lớn nhưng những cải cách để kiểm soát yếu tố đòn bẩy, giám sát tài chính và tạo thuận lợi cho việc có nhiều nguồn thu nhập bền vững hơn sẽ giúp giảm bớt các rủi ro.
Ngân hàng lớn thứ ba Nhật Bản là Mizuho muốn mở rộng hoạt động tại Đông Nam Á, bất chấp các rủi ro gần đây của khu vực này.
Không chỉ tiếp tục giảm giá so với Euro, trong phiên cuối tuần (kết thúc vào rạng sáng nay 12/9 - giờ Việt Nam) đồng bạc xanh còn suy giảm so với hầu hết các đồng tiền chchủ chốt do lo ngại Fed chưa tăng lãi suất trong tháng 9. Hiện 1 USD đổi được 0,8820 EUR; 120,5900 JPY; 0,6481 GBP; 0,9692 CHF…
Giá vàng xuống thấp nhất 1 tháng khi thị trường tiếp nhận những tín hiệu không rõ ràng về thời điểm Fed nâng lãi suất.
Nhân dân tệ vừa giảm giá sau khi Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) cắt giảm tỉ giá tham chiếu xuống mức thấp nhất kể từ ngày 11.8. Trong khi đó, chỉ số lạm phát ở Đại lục đạt mức cao nhất trong vòng một năm.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự