Mọi điều kiện để vàng tăng giá gần như hội đủ, nhưng giá kim loại quý này vẫn “dậm chân tại chỗ”...

Larry Fink là CEO của BlackRock - công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới. Mặc dù quản lý số tài sản trên 6.300 tỷ USD, ông chỉ mới thành tỷ phú vào tháng 4 năm nay.
Đối diện BlackRock trên phố Wall là Blackstone, một trong những quỹ đầu tư chủ động hàng đầu thế giới. Ít người biết, BlackRock tách ra từ Blackstone. "Sếp" cũ của Fink - Stephen Schwarzman - là Chủ tịch, đồng sáng lập và cổ đông lớn nhất của tập đoàn này. Ông gia nhập câu lạc bộ tỷ phú đô la "9 số 0" từ nhiều năm trước và hiện có hơn 12 tỷ USD, dù chỉ quản lý 434 tỷ USD tài sản.
Câu chuyện của Fink và Schwarzman - 2 trong số những nhân vật thành công nhất trong giới tài chính - cho thấy ngành này đang thay đổi thế nào.
Steve Schwarzman, CEO Blackstone (trái) và Larry Fink, CEO BlackRock. (Nguồn: CNBC)
BlackRock - Blackstone
Như phần lớn những "ông lớn" quản lý quỹ, Blackstone sử dụng đòn bẩy và tham gia vào bộ máy quản lý của các công ty để cải thiện kinh doanh và theo đó nâng giá cổ phiếu. Khách hàng của công ty là các tổ chức lớn và người giàu. Tất nhiên mức phí đưa ra cũng phải tương xứng - 1,8 cent cho mỗi USD quản lý (1,8%).
Trong khi đó, BlackRock đi tiên phong trong trong việc thay đổi truyền thống ngành bằng cách chủ yếu vận hành các quỹ đầu tư thụ động (ví dụ ETF) cho các tổ chức và cho công chúng với chi phí chỉ bằng 1/9.
Công ty của Schwarzman nhấn mạnh vào chất xám của những lãnh đạo quỹ để thắng thị trường còn Fink dựa vào hệ thống 5.000 máy tính chạy 24/24 theo dõi chỉ số để giúp nhà đầu tư - những người bình thường - cũng có thể thành công. "Trang trại máy tính" của BlackRock có thể giám sát hàng triệu giao dịch hàng ngày, phân tích từng cổ phiếu trong danh mục đầu tư và nhận ra ảnh hưởng từ ngay cả những thay đổi nhỏ nhất trong nền kinh tế. Thông qua 200 triệu phép tính mỗi tuần, máy tính có thể mô phỏng mọi kịch bản diễn biến trên thị trường tài chính và kiểm tra hiệu suất của hàng trăm nghìn mã chứng khoán trong nhiều tình huống khủng hoảng toàn cầu.
"Chung gốc" Black
Năm 1988, khi còn là một nhà giao dịch chứng khoán ở độ tuổi 30, Fink gia nhập Blackstone để quản lý quỹ đầu tư và tư vấn cho các tổ chức tài chính. Sau đó ông cùng cộng sự sáng lập ra Blackstone Financial - dịch vụ quản lý tài sản kèm quản lý rủi ro. Ban đầu, Blackstone cho Fink 5 triệu USD để đổi lấy 50% cổ phần.
Doanh nghiệp thu được lợi nhuận chỉ trong vòng vài tháng. Đến 1989, tài sản của Blackstone Financial tăng gấp 4 lần lên 2,7 tỷ USD; tỷ lệ cổ phần của Blackstone giảm xuống còn 40%. 3 năm sau, tài sản là 17 tỷ USD và Blackstone còn 35% cổ phần.
Công ty của Fink vẫn vững đà tăng và quản lý 53 tỷ USD vào năm 1994 khi bước ngoặt xảy ra. Lúc này, Blackstone chỉ còn 32% cổ phần và không muốn con số này giảm hơn nữa. Tuy nhiên, Fink lại muốn chia cổ phần cho nhân viên mới để thu hút nhân tài.
Không thống nhất được cách làm, 2 bên quyết định "đường ai nấy đi" và Blackstone bán hết cổ phần của mình trong Blackstone Financial. Fink muốn đổi tên công ty nhưng vẫn giữ từ "Black" làm gốc. Bất chấp những cảnh báo của cố vấn rằng 2 cái tên tương tự "sẽ gây nhầm lẫn cho mọi người", Schwarzman đồng ý và cái tên BlackRock cuối cùng được chọn.
Tương lai của quỹ đầu tư: chủ động hay thụ động?
BlackRock được đánh giá là khoản đầu tư tốt nhất thế kỷ 21 khi cổ phiếu lãi hơn 3.600% kể từ khi niêm yết (1999). Công ty quản lý khoảng 1.000 tỷ USD quỹ hưu trí cho hàng triệu người Mỹ và giám sát danh mục đầu tư của tổ chức trên khắp thế giới: từ chính quyền địa phương đến các khoản quyên trợ đại học, từ các công ty Fortune 500 đến các quỹ quốc gia của Abu Dhabi và Singapore.
(Nguồn: NYSE)
Kết quả của Blackstone không hề kém khi so sánh với những tên tuổi khác trên phố Wall, nhưng gần như chẳng là gì khi đặt cạnh công ty của Fink.
Quy mô tài sản của Blackrock gấp hơn 14 lần Blackstone. Chưa kể đến việc cổ phiếu Blackstone hầu như luôn "dậm chân tại chỗ" kể từ đợt IPO 2007.
(Nguồn: NYSE)
Chính Schwarzman từng nói rằng việc bỏ BlackRock là một sai lầm "hào hùng", Bloomberg đưa tin. Thậm chí Warren Buffett, nhà đầu tư thành công nhất thời đại, cũng là một người hâm mộ quỹ theo dõi chỉ số chi phí thấp như mô hình của ycông t.
Dù Schwarzman giàu hơn hẳn Fink, không khó để nhận ra ai là người làm chủ tương lai khi nhìn vào 2 công ty. Như Mark Wiseman - Chủ tịch mảng Nhà đầu tư Thay thế của BlackRock - từng nói, “cái thời người ta ngồi trong phòng chọn cổ phiếu, nghĩ rằng họ thông minh hơn người khác – đã qua rồi”.
Lâm Ngọc/ Tổng hợp
Theo Ndh.vn
Mọi điều kiện để vàng tăng giá gần như hội đủ, nhưng giá kim loại quý này vẫn “dậm chân tại chỗ”...
Trong lịch sử đã có không ít bài học cay đắng về việc 1 thị trường tài chính tiêu dùng phát triển quá nóng và không được kiểm soát chặt chẽ có thể gây tổn hại đến hệ thống tài chính như thế nào.
Nhiều ồn ào và định kiến, nhưng tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam có triển vọng từng bước phát triển về chất, để vượt qua thân phận "công dân hạng hai" trong nền kinh tế.
Sự phổ biến của các ứng dụng thanh toán Trung Quốc có thể lấy đi của các ngân hàng Mỹ một nguồn doanh thu và lợi nhuận khổng lồ.
Phần lớn sự sụt giảm tài sản và vốn đến từ các ngân hàng nội. Vốn tự có giảm cũng đã kéo theo tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tiếp tục xuống mức thấp, CAR tại khối NHTM Nhà nước chỉ còn 9,36% sát mức quy định 9% của NHNN.
Báo cáo vừa được VinaCapital đưa ra cho biết đồng USD đã mạnh lên khi chỉ số DXY tăng giá 4% kể từ giữa tháng 4. Nhiều đồng tiền của các thị trường mới nổi (EM) đã giảm mạnh, cá biệt có trường hợp của Argentina mất gần 30%. Dù vậy theo tính toán, VNĐ mới chỉ giảm 0,3%.
Dù phần lớn các nhà băng đều đạt lợi nhuận khả quan nhưng hiệu quả khai thác tài sản cũng như khai thác nguồn vốn tại các ngân hàng này lại có sự phân hoá khá rõ rệt.
Tất cả đều đang dõi theo chính sách nội địa, chính sách đối ngoại cũng như chính sách thương mại của Mỹ và xuyên suốt đó là diễn biến của đồng USD.
Những năm gần đây, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam có xu hướng gia tăng và đạt được nhiều kết quả tích cực với số dự án và vốn đăng ký năm sau luôn cao hơn năm trước.
đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoàiđầu tư ra nước ngoài
Cho vay tiêu dùng đang phát triển bùng nổ. Tuy vậy, nếu quá thúc ép khách hàng sử dụng sản phẩm vay tiêu dùng khi họ không thực sự có nhu cầu hoặc không có khả năng tài chính hoàn trả thì lĩnh vực này có nguy cơ lặp lại "bánh xe đổ" của bảo hiểm nhân thọ từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự