Đó là cách chuyển thanh toán từ tiền mặt sang thanh toán điện tử mà Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa chỉ ra tại diễn đàn VEPF 2015 - bàn về thương mại điện tử diễn ra sáng nay 16/12.

Ông chủ DN quyết định khoản thưởng lên đến 72 tỷ đồng cho nhóm lãnh đạo điều hành DN khi đạt kết quả kinh doanh tốt và giá cổ phiếu tăng. Hàng trăm tỷ đồng được ông chủ thưởng cho các cá nhân lãnh đạo, nhân viên trong DN khiến cho giấc mơ làm giàu bằng con đường làm thuê có cơ hội trở thành hiện thực rõ ràng hơn bao giờ hết.
Triệu đô đút túi
Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới di động (MWG) vừa báo cáo kết quả phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty và công ty con. Theo đó, gần 900 người lao động của DN này được thưởng hơn 500 tỷ đồng.
Cụ thể, gần 7 triệu cổ phiếu trị giá tổng cộng khoảng 530 tỷ đồng đã được phát hành với giá 0 đồng cho 886 người lao động trong công ty kể từ ngày 11/12. Các cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng 100% trong năm đầu tiên, và được chuyển nhượng 50% trong năm tiếp theo.
Quyết định thưởng của MWG một lần nữa lại nhóm lên hy vọng về những cú đổi đời của người lao động tại các DN lớn, làm ăn có uy tín. Trước đó, hồi cuối 2014, MWG cũng đã thưởng 5,33 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 500 tỷ đồng cho gần 600 nhân viên công ty.
Đầu tháng 12, Công ty Ô tô TMT (TMT) đã công bố nghị quyết lấy ý kiến cổ đông về việc thưởng 1,5 triệu cổ phiếu, trị giá trên 70 tỷ đồng cho ban điều hành DN theo cam kết cách đây hơn 2 năm là: đưa cổ phiếu công ty lên trên 50.000 đồng (từ mức dưới 10 ngàn đồng khi đó).
Hàng trăm tỷ đồng được ông chủ thưởng khiến cho giấc mơ làm giàu bằng con đường làm thuê có cơ hội trở thành hiện thực.
TMT có mức tăng trưởng đột biến và lãi lớn trong năm 2016. Lũy kế 9 tháng, TMT đạt gần 2,8 ngàn tỷ đồng doanh thu, tăng 3,5 lần so với cùng kỳ. Lợi nhuận đạt 185 tỷ đồng, tăng 5,2 lần…
Tại ĐHCĐ bất thường cuối 11, Tập đoàn Đại Dương (OGC) cũng đã quyết định tăng thù lao cho chủ tịch gấp 10 lần so với năm trước lên 1,2 tỷ đồng. Thù lao cho HĐQT và Ban kiểm soát tăng mạnh lên 1,74 tỷ đồng.
Nhiều DN lớn cũng đã thưởng cổ phiếu ESOP cho người lao động với giá trị rất lớn như Chứng khoán Sài Gòn (SSI), FPT, Vinamilk, Gemadept, HSC…
Trước đó, bà Mai Kiều Liên, CEO Vinamilk là một trong những người làm thuê giàu nhất Việt Nam. “Nữ hoàng sữa” VN được hưởng một chế độ lương, thưởng ở mức rất cao so với mặt bằng chung của các DN tại VN. Lương của bà Liên lên tới nhiều tỷ đồng/năm. Bên cạnh đó, tiền thưởng còn gấp nhiều lần như thế. Tổng giá trị cổ phiếu ưu đãi trong 8 năm lãnh đạo Vinamilk của bà Liên cũng lên tới vài trăm tỷ đồng.
Tổng giám đốc Masan Group Madhur Maini cũng từng được coi là người làm thuê giàu nhất TTCK Việt Nam với 6 triệu cổ phiếu ESOP trị giá hơn 500 tỷ đồng. Một số lãnh đạo khác cũng được phát hành cổ phiếu ưu đãi trị giá cả trăm tỷ đồng.
CEO Hòa Phát (HPG), ông Trần Tuấn Dương cũng hưởng một chế độ lương thưởng đáng mơ ước. Ông Dương hiện đang sở hữu gần 20 triệu cổ phiếu HPG, trị giá khoảng 600 tỷ đồng.
Xu hướng tất yếu
Tiếng là làm thuê nhưng nhiều CEO Việt kiếm triệu đô khá dễ. Bên cạnh ông Trần Tuấn Dương hay bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch kiêm CEO của REE Corp. Nguyễn Thị Mai Thanh hay bà Cao Thị Ngọc Dung, Tổng giám đốc PNJ cũng nhận lương, thưởng hàng trăm triệu đồng/tháng từ nhiều năm nay.
Nhân viên ở nhiều DN cũng kiếm tiền tỷ sau nhiều năm gắn bó với công ty.
Cách đây khoảng chục năm, Công ty Cơ điện lạnh (REE) là DN đầu tiên thực hiện hình thức phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Khi đó, REE đã chia cả triệu cổ phiếu thưởng cho hàng trăm cán bộ công nhân viên, từ cán bộ cao cấp, nhân viên kinh doanh và kỹ sư cũng như cán bộ chuyên trách giỏi. DN này sau đó vẫn tiếp tục thực hiện các chế độ thưởng như vậy để giữ chân nhân tài và tăng hiệu quả lao động.
Hàng loạt các DN như SSI, Sacombank, MSN, HSC… sau đó cũng đã sử dụng công cụ này và đạt được hiệu quả khá tốt. Cho tới thời điểm hiện tại, đây đều là các DN hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động của mình.
Bên cạnh các chương trình như vậy, các DN còn tập trung thưởng mạnh tới từng người lao động, nhất là vào dịp Tết để khuyến khích tinh thần làm việc tốt. Hàng năm đến Tết, Thủy sản Hùng Vương trích hàng trăm tỷ đồng cho người lao động. Viettel cũng là một DN có mức thưởng lớn.
Trong hai năm qua, bên cạnh Vietnam Airlines, VietJetAir là một đơn vị cam kết thưởng khủng cho phi công. Hãng hàng không này sẵn sàng thưởng cả tỷ đồng cho những phi công làm việc cho hãng liên tục trong vài năm.
Trong lĩnh vực ngân hàng, dù gặp nhiều khó khăn trong vài năm gần đây, nhưng lương thưởng của người lao động trong lĩnh vực này vẫn khá cao. CEO NH có lương chưa tính thưởng đã lên tới nhiều trăm triệu đồng/tháng. Ở các NH thuộc tốp đầu, lương có thể lên tới nửa tỷ đồng/tháng. Các lãnh đạo NH được thưởng khá nhiều, thông qua các loại cổ phiếu thưởng như đã nói ở trên.
Làn sóng các ông chủ các DN mạnh tay chi trả lương thưởng cao cho người lao động đã trở thành một xu hướng mới tại VN trong vài năm gần đây.
Trên thế giới, hiện tượng người làm thuê kiếm triệu USD, thậm chí tỷ USD khá phổ biến. Nhân viên của nhiều DN được thưởng những khoản tiền trị giá bằng hàng chục, hàng trăm tháng lương là khá bình thường.
Tại VN cũng vậy, mục đích của những khoản thưởng lớn không có gì khác là để nâng cao hiệu quả lao động và khuyến khích mở rộng DN. Sự đãi ngộ như vậy được dự báo còn tăng lên trong thời gian tới khi VN hội nhập sâu hơn vào khu vực và thế giới theo các cam kết Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hay TPP…
Đó là cách chuyển thanh toán từ tiền mặt sang thanh toán điện tử mà Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa chỉ ra tại diễn đàn VEPF 2015 - bàn về thương mại điện tử diễn ra sáng nay 16/12.
Tiếp thị kiểu “khủng bố” như trên không phải là giải pháp tốt để tiếp cận người tiêu dùng, nó thể hiện văn hóa kinh doanh thấp của doanh nghiệp.
19% các doanh nghiệp (DN) đánh giá cán bộ thuế tận tình chu đáo. Như vậy, tỉ lệ còn lại mới hoàn thành phận sự của mình, thậm chí có thể gây nhũng nhiễu cho DN.
“Chúng ta đã biết, nhiều giao dịch giữa Chính phủ, doanh nghiệp với người dân mặc dù đã đề ra từ rất lâu nhưng chưa thực hiện được. Vấn đề đặt ra là thanh toán điện tử có ích lợi không? Cả thế giới họ đã làm rồi. Ở những quốc gia phát triển, thanh toán điện tử chiếm tới 90% tổng thanh toán thì đã giúp GDP tăng khoảng 1%”, ông Đam nhận định.
Năm 2015, lực lượng thuế đã tổ chức thanh tra, kiểm tra 60.070 doanh nghiệp; tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 9.158,6 tỷ đồng. Trong đó điển hình là vụ truy thu thuế 507 tỷ đồng tại Công ty TNHH Metro & Carry Việt Nam.
Total vừa ký thỏa thuận mua lại toàn bộ hoạt động khí hóa lỏng của Petronas tại thị trường Việt Nam.
Phải chơi với những người giỏi, gắn với những hiệp định có tiêu chuẩn cao qua đó để gây áp lực thúc đẩy cải cách.
Lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định đã có kịch bản trong trường hợp giá dầu thô xuống 30 USD mỗi thùng, trong khi thu ngân sách hiện đã bớt phụ thuộc vào nguồn này hơn nhiều so với 5-10 năm trước.
Năm 2015 là năm thứ 5 liên tiếp ngành mía đường toàn cầu trải qua tình trạng thặng dư với với tổng lượng cung vượt hơn cầu hơn 2,8 triệu tấn. Đây cũng là khoảng thời gian mà sức nóng của ngành mía đường Việt Nam hiếm khi có dấu hiệu suy giảm khi lộ trình gia nhập hàng loạt hiệp định thương mại tự do buộc các doanh nghiệp nội địa phải tự mình đổi mới.
"Quan điểm của tôi là lạc quan trong dè dặt. Sự dè dặt của tôi là hiệp định thương mại và nhất là TPP được tung hô và mang tính cách khẩu hiệu hô hào”, TS. Nguyễn Trí Hiếu nói.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự