Mới đây, hàng loạt ngân hàng tăng lãi suất huy động với mức từ 0,1 - 0,3 %/năm, khiến nhiều người nghi ngại về khả năng lãi suất cho vay sẽ nóng theo.

Giá vàng đang diễn biến rất thất thường, khiến nhà đầu tư đối mặt rủi ro cao hơn. Với tình hình như vậy, người có tiền có thể cân nhắc giữa đầu tư vào vàng và gửi ngân hàng để hưởng lãi suất 5,5 - 7%.
Giá vàng thế giới giảm gần 10 USD/ounce, xuống còn 1.122 USD/ounce trong phiên giao dịch ngày 5/9 khi USD mạnh lên sau báo cáo cho thấy kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng ổn định, làm tăng kỳ vọng Fed sẽ sớm tăng lãi suất. Mặc dù không còn đà giảm trong ngày cuối tuần, song áp lực giảm giá vẫn bao trùm mặt hàng kim loại quý này khi các dự báo cho rằng, Fed sẽ sớm tăng lãi suất.
Giá vàng sẽ tiếp tục chịu sức ép nếu dữ liệu công bố cho thấy kinh tế Mỹ đủ mạnh để Fed tiến hành nâng lãi suất lần đầu tiên trong vòng 1 thập kỷ qua. Trong 2 phiên giao dịch cuối tuần, USD tăng giá so với các đồng tiền chủ chốt khi giới đầu tư quay trở lại đặt cược vào sự đi lên của USD trước kỳ vọng kinh tế Mỹ tiếp tục đà tăng trưởng và Fed bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ. Chỉ số USD so với rổ tiền tệ chủ chốt cuối tuần qua qua tăng 0,6 - 0,7%, lên 95,92 điểm.
Chuyên gia cho rằng, khả năng giá vàng còn giảm thêm, nên cũng không vội mua vàng khi giá xuống ở thời điểm hiện nay.
Giới đầu tư cho rằng, thị trường lao động Mỹ vẫn tiếp tục tăng trưởng và đủ mạnh để Fed tiến hành tăng lãi suất cơ bản USD mà không cần phải chờ đợi thêm nữa. Vì vậy, theo nhận định của các chuyên gia, vàng sẽ còn chịu áp lực giảm giá.
Vì vậy, giai đoạn này, nhà đầu tư và cả những người có nhu cầu mua vàng tích trữ cần tỉnh táo. PGS-TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, với vàng, ngoại tệ và cả chứng khoán, những người có tiền nhàn rỗi muốn bỏ vốn đầu tư cần phải am hiểu thị trường, nắm rõ diễn biến giá cả trên thị trường thế giới và các thông tin liên quan để hạn chế rủi ro.
Vì vậy, cách an toàn nhất cho những người có tiền nhàn rỗi mà vẫn muốn an toàn, theo các chuyên gia tài chính - tiền tệ, là tiếp tục nhờ ngân hàng giữ hộ để hưởng mức lãi suất 5,5 - 7%/năm hiện nay. Còn với vàng, khả năng sẽ giảm giá thêm, nên cũng không vội mua vàng khi giá xuống ở thời điểm hiện nay.
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Phân tích và Đầu tư thuộc Công ty Chứng khoán Maybank KimEng cho rằng, giá vàng thế giới tiếp tục được dự báo giảm và xu hướng còn giảm trong trung và dài hạn, một phần do USD mạnh trở lại và lực cầu trên thị trường vàng yếu. Bên cạnh đó, sức ép tăng giá của USD cũng tạo thêm áp lực đẩy vàng giảm giá, vì vàng được định giá bằng USD.
Nhiều nhà đầu tư, đầu cơ trên thế giới đang có xu hướng buông các tài sản để nắm giữ USD. “Không ít ý kiến cho rằng, vàng sẽ khó phá đáy 1.000 USD/ounce, nhưng chúng ta cũng không thể khẳng định được điều này. Nhìn vào giá dầu có thể thấy, thời gian qua, nhiều người nhận định giá dầu sẽ khó có thể giảm xuống dưới mức giá thành. Thế nhưng, giá dầu đã giảm xuống dưới mức dự đoán. Do đó, nếu nói giá vàng thủng đáy 1.000 USD/ounce hay không cũng khó khẳng định và thực tế, giá vàng đã từng có lần phá đáy giá thành, khiến cung vàng bị giảm bớt”, ông Khánh cho biết.
Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Vàng Việt Nam (VGB) dự báo, giá vàng có thể giảm còn 1.083 USD/ounce và thậm thấp hơn nữa nếu USD mạnh lên trong thời gian tới.
Dẫu đầu tư vào vàng đang đứng trước nhiều rủi ro, song theo ông Hải, đầu tư vào vàng vẫn đảm bảo được giá trị và thanh khoản khá cao, nên khi có nhu cầu bán, nhà đầu tư có thể giao dịch được ngay để thu tiền mặt, chứ không khó bán như chứng khoán hay bất động sản.
Theo Vân Linh
Đầu tư
Mới đây, hàng loạt ngân hàng tăng lãi suất huy động với mức từ 0,1 - 0,3 %/năm, khiến nhiều người nghi ngại về khả năng lãi suất cho vay sẽ nóng theo.
Tín dụng đen có đất sống thậm chí sống khoẻ là do luật chưa rõ ràng...
Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia – NCIF (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa đưa ra kết quả tính toán việc nới rộng biên độ tỷ giá lên 3% kể từ quý III/2015 và điều chỉnh tăng tỷ giá VNĐ/USD thêm 1%.
Kể từ năm 2009, các ngân hàng và công ty ngoài nước Mỹ, nhất là các công ty Trung Quốc, Nga và Brazil đã vay nhiều nghìn tỷ USD để tiến hành các hoạt động kinh doanh trong nước, dẫn tới tình trạng phá giá tiền tệ hàng loạt và thiếu tính ổn định kinh tế tại thế giới các nước đang phát triển.
Những quy định không rõ ràng trên khung pháp lý, sự nhận thức về quản trị tài chính và luật pháp hạn chế của người dân khiến nạn tín dụng đen ngày càng phổ biến.
Nhiều người đã mất hàng tỉ đồng chỉ vì những “chiêu” trả lãi cao, trả ngay khi vay tiền, tặng quà để lấy lòng người cho vay... rồi sau đó người vay bỏ trốn
Khi các tổ chức tài chính vi mô được cấp phép thì hoạt động này sẽ “phủ sóng” rộng hơn, phát huy hiệu quả hơn
Tiền tệ nhiều nước trên thế giới đang sụt giá. Đồng real Brazil, lira Thổ Nhĩ Kỳ, rupiah Indonesia hay peso Colombia đều giảm mạnh giá trị so với USD. Liệu điều này có hoàn toàn là tiêu cực với tất cả các nước trên?
Lich sử cho thấy mặc dù quyết định của IMF mang ý nghĩa quan trọng về mặt biểu tượng, là thành viên của “câu lạc bộ” SDR không cần thiết và không tác động quá nhiều tới việc nhân dân tệ được chấp nhận là một đồng tiền
Trong những bong bóng tồi tệ nhất và gây ra thiệt hại kinh tế nặng nề nhất, nguyên nhân không chỉ liên quan tới các hoạt động đầu cơ mà còn nằm ở làn sóng cho vay dễ dãi, cộng với mức đòn bẩy tài chính cao.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự