Trước tình hình giá dầu giảm, những công ty khai thác dầu khí không mở rộng hoặc ngừng các hoạt động khoan, thăm dò và khai thác dầu khí...

Kết thúc tháng đầu tiên của quý III, thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch XK gỗ đã đạt 3,7 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2014.
Diễn biến XK các mặt hàng nông lâm thủy sản 7 tháng đầu năm 2015 cho thấy sự đảo chiều về 2 nhóm mặt hàng. Việc sụt giảm mạnh nhóm mặt hàng chủ lực như gạo, cà phê, cao su… đối lập với sự trỗi dậy của nhóm mặt hàng “thứ yếu” như rau quả, hồ tiêu. Đặc biệt ấn tượng là đà tăng của XK gỗ với kim ngạch dự kiến cả năm đạt 7,2 tỷ USD.
Đón tín hiệu thị trường
Kết thúc tháng đầu tiên của quý III, thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch XK gỗ đã đạt 3,7 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2014. Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc - 3 thị trường lớn nhất của Việt Nam, chiếm 66,3% tổng giá trị XK, tiếp tục thuận lợi. Trong đó, tăng mạnh nhất là Mỹ với 18,8%.
Phó Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, ông Nguyễn Tôn Quyền, đánh giá, ngành chế biến và XK gỗ đã có những bước tiến dài. Từ con số khiêm tốn 294 triệu USD kim ngạch XK gỗ và sản phẩm gỗ ở năm 2000, đến cuối năm 2014 là 6,2 tỷ USD; với tốc độ tăng bình quân 15%/năm, nhiều khả năng năm nay chạm ngưỡng 7,2 tỷ USD. Việt Nam trở thành nước XK đồ gỗ thứ 4 thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Ý và Đức.
Có được kết quả trên, theo ông Quyền, là do Việt Nam được thế giới chú ý vì sản phẩm gỗ đảm bảo chất lượng và nhất là SX từ nguồn gỗ hợp pháp. Khoảng một năm trở lại đây, nhiều nhà NK đồ gỗ lớn trên thế giới đã đến Việt Nam đặt hàng thay vì Trung Quốc do giá nhân công nước này tăng cao so với Việt Nam. Nhờ đó góp phần thúc đẩy các DN mở rộng thị trường, nâng cao năng lực SX, đồng thời tạo thêm giá trị gia tăng từ nguồn gỗ trồng nguyên liệu trong nước, thay thế dần các loại gỗ NK.
Ngoài ra, việc nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương, trong đó có Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA), đã và đang chuẩn bị được ký kết, tạo cơ hội mở rộng thị trường, cùng với nhu cầu về các sản phẩm gỗ trên thế giới tăng cao đã giúp tình hình XK của các DN Việt Nam được cải thiện đáng kể.
Việt Nam hiện có 2 đối thủ XK gỗ ngay tại khu vực ASEAN là Thái Lan và Malaysia. Năng suất chế biến mỗi lao động của 2 nước này cao gấp 1,5 và 1,7 lần so với Việt Nam. Cả 2 lại có sẵn các nhà máy chế biến gỗ tại Việt Nam, riêng Thái Lan còn thâu tóm siêu thị, đại lý phân phối sản phẩm nên có khả năng vừa SX vừa bán hàng ngay tại Việt Nam. Do đó, nếu không có các giải pháp căn cơ và lâu dài thì đây sẽ là thách thức không nhỏ cho các DN Việt Nam”, ông Nguyễn Tôn Quyền.
Thực tế cho thấy, trong 7 tháng qua, ngoài thị trường Mỹ, Nhật Bản…, nhu cầu ở các thị trường NK truyền thống như Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU)… cũng tăng cao. Tính đến thời điểm này, nhiều DN đã ký được hợp đồng và có đơn hàng SX cho đến hết năm 2015. “Xu hướng thị trường từ nay đến cuối năm và các năm tiếp theo sẽ là 5 đối trọng chính mà đứng thứ nhất là Mỹ, thứ hai là Nhật Bản, thứ ba là Trung Quốc, thứ tư là Hàn Quốc và thứ 5 là EU…”, ông Quyền cho hay.
Đón tín hiệu lạc quan từ thị trường, một mặt ngay từ đầu năm nay, các DN chế biến gỗ đã chuẩn bị khá tốt nguyên liệu SX. Vì vậy, mặc dù thời điểm này, giá gỗ nguyên liệu NK đang tăng, nhưng đa số các DN vẫn không bị ảnh hưởng nhiều. Ngoài ra, để chuẩn bị đảm bảo nguồn gỗ NK có xuất xứ hợp pháp, các DN hiện đang xây dựng chương trình liên kết với người trồng rừng.
Vẫn chưa hết khó
Tuy đã đạt được những thành công trong bối cảnh các mặt hàng nông lâm thủy sản XK gặp khó, song theo ý kiến của nhiều DN, ngành XK gỗ và lâm sản vẫn đang gặp nhiều trở ngại.
Một trong những trở ngại đầu tiên, đó là biến động tỷ giá gần đây đã tác động trực tiếp đến kim ngạch XNK của một số DN. Ông Phí Mạnh Cường, Phó TGĐ Tổng Cty Lâm nghiệp (Vinafor), cho rằng, thị trường EU được xác định là thị trường lớn, song với việc đồng Euro giảm, nhiều nhà NK không chỉ giảm mua hàng hóa, mà sẽ còn tìm cách ép giá đối với các DN XK của Việt Nam.
Trong 2 năm qua, bình quân mỗi năm cả nước trồng được trên 200.000 ha rừng tập trung, trong đó 90% là rừng SX. Theo thống kê, hiện đã có 22/60 tỉnh có rừng triển khai được 57 mô hình trồng rừng cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm. Bộ NN-PTNT cũng đang triển khai xây dựng một số mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn cho giá trị kinh tế cao. Đây chính là cơ sở để Việt Nam đảm bảo lượng gỗ nguyên liệu cũng như nguồn gốc xuất xứ trong nước.
Ngoài ra, việc đồng USD tăng giá cũng khiến sản phẩm của DN bị đội giá lên rất nhiều, bởi nguyên phụ liệu NK để SX ra đồ gỗ XK đều được tính bằng USD. “Nếu XK 10 container đồ gỗ sang EU, cộng chi phí vận chuyển, chênh lệch tỷ giá giữa Euro và USD, thì DN không còn lãi bao nhiêu. Thậm chí, nếu không tiết giảm chi phí, hoặc số lượng hàng hóa ít, khoảng vài ba container, thì cầm chắc lỗ vốn”, ông Cường phân tích.
Ngoài ra, theo ông Cường, hiện nhiều DN XK và chế biến gỗ Việt Nam vẫn đang gặp phải trở ngại trong việc chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp để XK, nhất là đối với các thị trường khó tính như Mỹ, EU.
“Phần lớn DN Việt vẫn chưa thể đáp ứng được Quy chế Gỗ của Liên minh châu Âu (EUTR) có hiệu lực từ tháng 3/2013 và Hiệp định đối tác tự nguyện về Tăng cường thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu dự kiến sẽ được ký kết vào cuối năm nay.
FLEGT đòi hỏi nhà XK phải trình chứng minh nguồn gốc, xuất xứ gỗ hợp pháp, trong khi đó, gỗ của Việt Nam lại được mua từ nhiều quốc gia trên thế giới và không phải nước nào cũng có chứng nhận đảm bảo gỗ hợp pháp”, ông Cường nói.
Một vấn đề nữa là 70% nguyên liệu SX gỗ của Việt Nam phải NK, chi phí phục vụ SX như than, điện, nước đều quá cao. Vì vậy, sức cạnh tranh của các DN gỗ Việt Nam còn kém so với các nước khác như Myanmar, Malaysia và Indonesia… Các nước này có đủ nguồn gỗ không cần phải NK nguyên liệu nên tạo ra được những sản phẩm chất lượng cao với giá thành hạ hơn.
(Theo CafeF)
Trước tình hình giá dầu giảm, những công ty khai thác dầu khí không mở rộng hoặc ngừng các hoạt động khoan, thăm dò và khai thác dầu khí...
Với tốc độ tiêu thụ than nội địa tăng liên tục theo từng năm, Việt Nam sẽ từ nước xuất khẩu than trở thành nước nhập khẩu; đặc biệt là than cho phát triển nhiệt điện. Trong khi đó, việc nhập khẩu này được cho là khó khăn và chi phí cao.
Có điều gì đó bất ổn trên thị trường khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) châu Á. Sự cân bằng của thị trường này đang có dấu hiệu bị phá vỡ khi nhu cầu tăng mạnh được đáp ững bởi nguồn cung còn tăng mạnh hơn.
Liên quan đến các giải pháp xử lý, sử dụng tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có chỉ đạo hỗ trợ các doanh nghiệp khi sử dụng tro xỉ làm vật liệu xây dựng.
Bộ GTVT cho biết đang phối hợp với Bộ KH&ĐT xây dựng danh mục các dự án trong lĩnh vực GTVT dự kiến đề xuất với Chính phủ Nhật Bản cho tài khóa giai đoạn 2015-2017.
Khi nguồn năng lượng khan hiếm, nhà máy sản xuất phân bón đã kết hợp để bảo dưỡng và tạm ngừng sản xuất. Đây là nguyên nhân chính khiến cho lượng cung phân bón Urê không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa tổ chức lễ ký hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí (PSC) Lô 39&40/2 với Công ty Idemitsu Kosan (Idemitsu Kosan Co.Ltd.,) và Tập đoàn Sumitomo (Sumitomo Corporation) của Nhật Bản.
Năm 2015, Bộ GTVT sẽ hoàn thành CPH 28 doanh nghiệp, trong đó có nhiều Tổng công ty lớn như: Đường sắt, Cảng hàng không, Hàng hải… Đây được coi là chặng "nước rút" để các doanh nghiệp này cán đích, CPH đúng tiến độ.
Dệt may Việt Nam đang đón “làn sóng” đầu tư lớn từ nước ngoài. Đây là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức cho các doanh nghiệp (DN) dệt may trong nước.
Vài tháng gần đây, phôi thép giá rẻ từ Trung Quốc lại ồ ạt đổ vào Việt Nam, tiếp tục khuấy đảo thị trường trong nước khiến các nhà sản xuất phôi, sản xuất thép sử dụng nguồn phôi nội phải chống đỡ vất vả.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự