Liên quan đến các giải pháp xử lý, sử dụng tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có chỉ đạo hỗ trợ các doanh nghiệp khi sử dụng tro xỉ làm vật liệu xây dựng.

Dệt may Việt Nam đang đón “làn sóng” đầu tư lớn từ nước ngoài. Đây là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức cho các doanh nghiệp (DN) dệt may trong nước.
Vốn ngoại dồn dập đổ vào dệt may
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 7 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút được 3 dự án lớn đầu tư vào lĩnh vực dệt may gồm: Dự án Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai có tổng vốn đầu tư 660 triệu USD do nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư tại Khu công nghiệp Đồng Nai; Dự án Công ty TNHH Worldon, tổng vốn đầu tư 300 triệu USD do nhà đầu tư British Virgin Islands đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh; dự án Công ty TNHH Polytex Far Eastern, tổng vốn đầu tư 274,2 triệu tại Bình Dương.
Thông tin từ tỉnh Bình Dương mới đây cũng cho biết, tỉnh đang chuẩn bị đón thêm một dự án đầu tư lớn vào lĩnh vực dệt may của nhà đầu tư Đài Loan có tổng vốn đầu tư lên tới 320 triệu USD.
Như vậy, tính cả dự án này thì trong 7 tháng đầu năm, các nhà đầu tư ngoại đã “rót” gần 2 tỷ USD vào lĩnh vực dệt may Việt Nam.
Cơ hội và thách thức
Việc các DN nước ngoài đầu tư mạnh vào lĩnh vực dệt may của Việt Nam vừa tạo ra cơ hội, nhưng cùng với đó là không ít những thách thức cho các DN dệt may trong nước.
Bà Đặng Phương Dung- Phó Chủ tịch, Kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam- cho rằng: Cơ hội lớn nhất là trong số các DN nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực dệt may của Việt Nam, có một số nhà đầu tư cam kết đầu tư vào lĩnh vực sơ sợi, dệt nhuộm. Đây là những khâu yếu nhất của DN dệt may Việt Nam hiện nay.
Còn theo TS. Nguyễn Tú Anh- Trưởng Ban Chính sách Vĩ mô, Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương, DN nước ngoài có quy mô lớn, công nghệ kỹ thuật hiện đại và kỹ năng quản lý tiên tiến. Khi đầu tư vào Việt Nam, họ sẽ tạo ra sự “cọ sát” với khu vực trong nước. Điều này đòi hỏi các DN trong nước phải mở rộng quy mô, thay đổi công nghệ để cạnh tranh. Trong quá trình cạnh tranh, có thể có những DN dệt may trong nước bị triệt tiêu, nhưng cũng sẽ có DN lớn mạnh.
Thiết nghĩ, đã đến lúc DN dệt may trong nước cần chủ động nguồn nguyên liệu thay vì ngồi chờ đợi các DN nước ngoài vào đầu tư cung cấp nguyên phụ liệu cho sản xuất. Thực tế, đầu tư vào những khâu này cần số vốn lớn, chi phí xử lý môi trường cao, thời gian thu hồi vốn lại chậm. Bên cạnh đó, các địa phương cũng không mặn mà, thậm chí nhiều địa phương còn nói “không” với dệt, nhuộm. Vậy thì chẳng có lý do gì mà các DN nước ngoài lại “dành phần khó” để “nhường” phần dễ cho DN Việt Nam?!
Chủ động xây dựng nguồn nguyên liệu sẽ giúp DN dệt may Việt Nam có những bước đi bền vững, hội nhập sâu vào thị trường dệt may toàn cầu.
Liên quan đến các giải pháp xử lý, sử dụng tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có chỉ đạo hỗ trợ các doanh nghiệp khi sử dụng tro xỉ làm vật liệu xây dựng.
Bộ GTVT cho biết đang phối hợp với Bộ KH&ĐT xây dựng danh mục các dự án trong lĩnh vực GTVT dự kiến đề xuất với Chính phủ Nhật Bản cho tài khóa giai đoạn 2015-2017.
Khi nguồn năng lượng khan hiếm, nhà máy sản xuất phân bón đã kết hợp để bảo dưỡng và tạm ngừng sản xuất. Đây là nguyên nhân chính khiến cho lượng cung phân bón Urê không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.
Kết thúc tháng đầu tiên của quý III, thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch XK gỗ đã đạt 3,7 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2014.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa tổ chức lễ ký hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí (PSC) Lô 39&40/2 với Công ty Idemitsu Kosan (Idemitsu Kosan Co.Ltd.,) và Tập đoàn Sumitomo (Sumitomo Corporation) của Nhật Bản.
Năm 2015, Bộ GTVT sẽ hoàn thành CPH 28 doanh nghiệp, trong đó có nhiều Tổng công ty lớn như: Đường sắt, Cảng hàng không, Hàng hải… Đây được coi là chặng "nước rút" để các doanh nghiệp này cán đích, CPH đúng tiến độ.
Vài tháng gần đây, phôi thép giá rẻ từ Trung Quốc lại ồ ạt đổ vào Việt Nam, tiếp tục khuấy đảo thị trường trong nước khiến các nhà sản xuất phôi, sản xuất thép sử dụng nguồn phôi nội phải chống đỡ vất vả.
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng và quyền Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập Đoàn Dầu khí Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Khánh, đã trực tiếp kiểm tra thực địa công trường.
Hầu hết các doanh nghiệp khai thác titan trên địa bàn huyện Phù Mỹ (Bình Định) đã hạn khai thác. Thế nhưng, việc hoàn thổ và trồng rừng đến nay các doanh nghiệp vẫn không chịu thực hiện khiến chính quyền địa phương bất lực, còn người dân thì bức xúc.
Trong 14 dự án ODA chậm và chưa có nhiều cải thiện về tiến độ, có 3 dự án quan trọng trong ngành đường sắt tập trung ở Hà Nội.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự