Khi nguồn năng lượng khan hiếm, nhà máy sản xuất phân bón đã kết hợp để bảo dưỡng và tạm ngừng sản xuất. Đây là nguyên nhân chính khiến cho lượng cung phân bón Urê không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng và quyền Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập Đoàn Dầu khí Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Khánh, đã trực tiếp kiểm tra thực địa công trường.
Ngày 18-8, tại công trường dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 (huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang), ông Vũ Huy Hoàng – Bộ trưởng Bộ Công thương cùng ông Nguyễn Quốc Khánh – quyền Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập Đoàn Dầu khí Việt Nam và đoàn công tác của Bộ Công thương đã kiểm tra thực địa công trường, nghe báo cáo quá trình triển khai và tiến độ thực hiện của dự án.
Tại buổi kiểm tra, Bộ trưởng Hoàng ghi nhận tiến độ và động biên đội ngũ cán bộ BQLDA, tổng thầu, các nhà thầu phụ đã hết mình để đảm bảo thi công đúng tiến độ.
Theo Ban QLDA, sau hơn 3 tháng kể từ khi khởi công, dự án đã tiến hành xong rà phá bom mìn, giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 với diện tích 143,96 ha, trong đó: phần diện tích nhà máy là 91,6 ha và phần dùng chung là 52,23ha. Hạng mục bờ kè sông hiện đang triển khai thi công từ tháng 2, đường vào TTĐL Sông Hậu và đấu nối giao thông đang triển khai thiết kế BVTC, hệ thống cảng dùng chung đang khảo sát để phục vụ thiết kế.
Báo cáo tại công trường, ông Nghiêm Đức Dương – Phó Trưởng Ban QLDA điện lực dầu khí Sông Hậu 1, cho biết tiến độ thi công đảm bảo đúng theo hợp đồng. Trong đó, nhà thầu chính cùng các nhà thầu phụ tập trung một số công việc chính như xử lý nền thuộc nhà máy chính, hoàn thiện các khu quy hoạch mặt bằng tổng thầu, nhà tạm.
“Dự kiến cuối năm 2015 sẽ cơ bản hoàn tất nền nhà máy chính để tháng 1-2016 bắt đầu thi công móng cọc cho khu vực nhà máy chính”, ông Dương thông tin thêm.
Theo đại diện tổng thầu của dự án, ông Trần Kim Bích – Phó Giám đốc Ban dự án Điện Sông Hậu 1 – LILAMA hiện nay dự án đang hoàn thiện các khu phụ trợ, kho bãi, khu văn phòng… phục vụ điều hành dự án, công việc đang được tiến hành tốt, đảm bảo chất lượng, tiến độ cam kết.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 thuộc Trung tâm điện lực Sông Hậu đặt tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang khởi công vào trung tuần tháng 5với tổng vốn 43.043 tỷ đồng. Nhà máy có tổng công suất 1.200MW gồm 2 tổ máy do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư và Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) làm Tổng thầu EPC.
Dự kiến Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 đi vào hoạt động năm 2019 sẽ cung cấp khoảng 7,8 tỉ kWh thương phẩm mỗi năm, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Hậu Giang.
Khi nguồn năng lượng khan hiếm, nhà máy sản xuất phân bón đã kết hợp để bảo dưỡng và tạm ngừng sản xuất. Đây là nguyên nhân chính khiến cho lượng cung phân bón Urê không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.
Kết thúc tháng đầu tiên của quý III, thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch XK gỗ đã đạt 3,7 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2014.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa tổ chức lễ ký hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí (PSC) Lô 39&40/2 với Công ty Idemitsu Kosan (Idemitsu Kosan Co.Ltd.,) và Tập đoàn Sumitomo (Sumitomo Corporation) của Nhật Bản.
Năm 2015, Bộ GTVT sẽ hoàn thành CPH 28 doanh nghiệp, trong đó có nhiều Tổng công ty lớn như: Đường sắt, Cảng hàng không, Hàng hải… Đây được coi là chặng "nước rút" để các doanh nghiệp này cán đích, CPH đúng tiến độ.
Dệt may Việt Nam đang đón “làn sóng” đầu tư lớn từ nước ngoài. Đây là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức cho các doanh nghiệp (DN) dệt may trong nước.
Vài tháng gần đây, phôi thép giá rẻ từ Trung Quốc lại ồ ạt đổ vào Việt Nam, tiếp tục khuấy đảo thị trường trong nước khiến các nhà sản xuất phôi, sản xuất thép sử dụng nguồn phôi nội phải chống đỡ vất vả.
Hầu hết các doanh nghiệp khai thác titan trên địa bàn huyện Phù Mỹ (Bình Định) đã hạn khai thác. Thế nhưng, việc hoàn thổ và trồng rừng đến nay các doanh nghiệp vẫn không chịu thực hiện khiến chính quyền địa phương bất lực, còn người dân thì bức xúc.
Trong 14 dự án ODA chậm và chưa có nhiều cải thiện về tiến độ, có 3 dự án quan trọng trong ngành đường sắt tập trung ở Hà Nội.
Nếu doanh nghiệp bia, rượu trong nước không có chiến lược để nâng cao chất lượng thì sẽ rất khó cạnh tranh được với rượu, bia ngoại khi thuế nhập khẩu về mức 0%.
Không chỉ cạnh tranh với đối thủ truyền thống Trung Quốc, việc mở cửa thị trường khiến cho thép Nga tràn vào với mức giá rất rẻ, đang là nguy cơ cho DN sản xuất thép Việt Nam.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự