Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa tổ chức lễ ký hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí (PSC) Lô 39&40/2 với Công ty Idemitsu Kosan (Idemitsu Kosan Co.Ltd.,) và Tập đoàn Sumitomo (Sumitomo Corporation) của Nhật Bản.

Trong 14 dự án ODA chậm và chưa có nhiều cải thiện về tiến độ, có 3 dự án quan trọng trong ngành đường sắt tập trung ở Hà Nội.
Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vay vốn ưu đãi diễn ra ngày 12/8.
Theo lãnh đạo Bộ KH&ĐT, trong 24 dự án ODA được xác định chậm tiến độ của năm 2015, có đến 14 dự án không có sự cải thiện về tiến độ, trong đó có 3 dự án đặc biệt lớn và quan trọng trong ngành đường sắt ở địa bàn Hà Nội. Chỉ có 10 dự án ODA đã cải thiện được tiến độ đề ra.
3 dự án ODA đường sắt đội sổ về chậm tiến độ được Bộ KH&ĐT chỉ rõ là dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông; đường sắt đô thị số I Hà Nội (tuyến I) - khu tổ hợp Ngọc Hồi, đoạn Ngọc Hồi - Gia Lâm, tuyến đường sắt đô thị thí điểm Hà Nội (tuyến 2) đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo...
Để khắc phục tình trạng này, Bộ KH&ĐT đề xuất lập nhóm công tác liên ngành với các bộ như Giao Thông, TP. Hà Nội, TP.HCM… để xử lý những vướng mắc liên quan đến cơ sở hạ tầng, vốn và các cam kết quốc tế của các đối tác viện trợ ODA.
Cũng tại cuộc họp, Bộ KH&ĐT cũng cho biết về tình hình thu hút và giải ngân vốn ODA trong 6 tháng đầu năm 2015, theo đó tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi (có lãi suất) ký kết đạt hơn 1,59 tỉ USD, bằng 70,54% so với cùng kỳ năm 2014. Tổng số vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân trong 6 tháng đạt khoảng 1,917 tỉ USD, giảm hơn 38% so với cùng kỳ năm 2014.
Hiện, theo kế hoạch Chính phủ đăt ra năm 2015 thực hiện giải ngân 5,6 tỷ USD, tuy nhiên, 6 tháng đầu năm mới chỉ giải ngân được 1,9 tỷ USD (đạt 34% kế hoạch), như vậy nhiệm vụ giải ngân 6 tháng cuối năm vô cùng khó khăn và thách thức lớn.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa tổ chức lễ ký hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí (PSC) Lô 39&40/2 với Công ty Idemitsu Kosan (Idemitsu Kosan Co.Ltd.,) và Tập đoàn Sumitomo (Sumitomo Corporation) của Nhật Bản.
Năm 2015, Bộ GTVT sẽ hoàn thành CPH 28 doanh nghiệp, trong đó có nhiều Tổng công ty lớn như: Đường sắt, Cảng hàng không, Hàng hải… Đây được coi là chặng "nước rút" để các doanh nghiệp này cán đích, CPH đúng tiến độ.
Dệt may Việt Nam đang đón “làn sóng” đầu tư lớn từ nước ngoài. Đây là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức cho các doanh nghiệp (DN) dệt may trong nước.
Vài tháng gần đây, phôi thép giá rẻ từ Trung Quốc lại ồ ạt đổ vào Việt Nam, tiếp tục khuấy đảo thị trường trong nước khiến các nhà sản xuất phôi, sản xuất thép sử dụng nguồn phôi nội phải chống đỡ vất vả.
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng và quyền Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập Đoàn Dầu khí Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Khánh, đã trực tiếp kiểm tra thực địa công trường.
Hầu hết các doanh nghiệp khai thác titan trên địa bàn huyện Phù Mỹ (Bình Định) đã hạn khai thác. Thế nhưng, việc hoàn thổ và trồng rừng đến nay các doanh nghiệp vẫn không chịu thực hiện khiến chính quyền địa phương bất lực, còn người dân thì bức xúc.
Nếu doanh nghiệp bia, rượu trong nước không có chiến lược để nâng cao chất lượng thì sẽ rất khó cạnh tranh được với rượu, bia ngoại khi thuế nhập khẩu về mức 0%.
Không chỉ cạnh tranh với đối thủ truyền thống Trung Quốc, việc mở cửa thị trường khiến cho thép Nga tràn vào với mức giá rất rẻ, đang là nguy cơ cho DN sản xuất thép Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng nói tại buổi họp về tình hình thực hiện dự án cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến và đường nối TP.Hạ Long với cầu Bạch Đằng, ngày 11/8.
Ngày 11/8, Tổng GĐ Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) Đinh Văn Ngọc cho biết: Doanh thu lũy kế 7 tháng đầu năm 2015 chỉ đạt 50% so với kế hoạch (khoảng 60.000 tỷ đồng).
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự