Phê duyệt Hiệp định vận tải biển với Myanmar
Thanh niên gốc Việt đấu súng, bị tuyên án 60 năm tù giam
Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành “đói” vốn
Ông Hồ Đức Phớc được giới thiệu để bầu làm Tổng kiểm toán Nhà nước
Phê chuẩn Công hàm về cấp thị thực giữa Việt Nam - Hoa Kỳ
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 04-04-2016
- Cập nhật : 04/04/2016
Truy bắt tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam
Phát hiện chiếc tàu mang số hiệu 13056 của Trung Quốc xâm phạm trái phép chủ quyền biển của Việt Nam, ngay lập tức Biên đội tàu 1, Hải đội 2 đã tiến hành truy đuổi và bắt giữ.
Chiếc tàu chở hơn 100.000 lít dầu DO của Trung Quốc đang bị cơ quan chức năng của Việt Nam tạm giữ do xâm phạm trái phép chủ quyền biển của Việt Nam - Ảnh: Biên phòng Hải Phòng cung cấp
Ngày 2-4, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng TP. Hải Phòng cho biết đang tạm giữ một tàu chở dầu của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển Việt Nam tại khu vực biển Vịnh Bắc Bộ.
Chiếc tàu chở theo hơn 100.000 lít dầu DO do thuyền trưởng là Đàm Thủy Dương, 38 tuổi, trú tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc cùng với hai thuyền viên khác đều mang quốc tịch Trung Quốc điều khiển đã xâm phạm sâu vào vùng biển của Việt Nam.
Tàu biên phòng Việt Nam áp sát tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam - Ảnh: Biên phòng Hải Phòng cung cấp
Được biết, chiếc tàu này được dùng để cung cấp nhiên liệu cho các tàu đánh bắt thủy hải sản trái phép tại vùng biển của Việt Nam.
Thông tin từ Biên phòng Hải Phòng cho biết, vào chiều muộn ngày 31-3, tại vị trí có tọa độ 190 44’N 1070 20’ E, cách đường phân định Vịnh Bắc Bộ khoảng 12 hải lý về phía Tây Nam, thuộc huyện đảo Bạch Long Vĩ, lực lượng biên phòng đã phát hiện chiếc tàu mang số hiệu 13056 của Trung Quốc do Đàm Thủy Dương làm thuyền trưởng điều khiển xâm phạm trái phép chủ quyền biển của Việt Nam, ngay lập tức Biên đội tàu 1, Hải đội 2 đã tiến hành truy đuổi và bắt giữ.
Bước đầu khai nhận với cơ quan chức năng của Việt Nam, thuyền trưởng người Trung Quốc cho biết con tàu chở hơn 100.000 lít dầu DO để phục vụ nhu cầu tiếp tế nhiên liệu cho các tàu cá đánh bắt trong khu vực.
Tiến hành kiểm tra, lực lượng biên phòng Việt Nam phát hiện số dầu trên không có giấy tờ nguồn gốc, cả hai thuyền viên khác trên tàu đều không có chứng chỉ hành nghề.
Đến đêm 1-4, cả ba thuyền viên cùng phương tiện vi phạm đã được lực lượng Biên phòng Hải Phòng đưa về neo đậu tại cửa sông Bạch Đằng để tiếp tục điều tra làm rõ.
Thuyền trường Đàm Thủy Dương, người Trung Quốc điều khiển con tàu đã thừa nhận việc xâm phạm trái phép vào vùng biển của Việt Nam với mục đích cung cấp dầu cho các tàu cá khác trong khu vực - Ảnh: Biên phòng Hải Phòng cung cấp
Ông Nguyễn Hữu Vạn thôi giữ chức Tổng Kiểm toán Nhà nước
Chiều 2/4 Quốc hội đã thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Tổng Kiểm toán Nhà nước đối với ông Nguyễn Hữu Vạn.
Với 413 ĐBQH tham gia biểu quyết, có 409 phiếu tán thành, chiếm 82,79% trên tổng số ĐBQH, Quốc hội đã nhất trí biểu quyết thông qua việc miễn nhiệm chức danh Tổng Kiểm toán Nhà nước đối với ông Nguyễn Hữu Vạn.
Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về miễn nhiệm chức danh Tổng Kiểm toán Nhà nước
Kết quả kiểm phiếu trước đó do ông Huỳnh Văn Tí – Trưởng Ban Kiểm phiếu công bố cũng cho biết, có 436 ĐBQH đồng ý với việc miễn nhiệm, tương đương 88,26% tổng số ĐBQH; 34 ĐBQH không đồng ý, tương đương 6,88% tổng số ĐBQH.
Ông Nguyễn Hữu Vạn được bầu giữ chức vụ Tổng Kiểm toán Nhà nước từ kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XIII.
Theo đánh giá của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tại tờ trình trước Quốc hội về việc miễn nhiệm đối với ông Nguyễn Hữu Vạn, trong thời gian đảm nhiệm chức vụ Tổng Kiểm toán Nhà nước, ông Vạn đã có nhiều cố gắng cùng tập thể Tổng Kiểm toán Nhà nước hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Ông Nguyễn Hữu Vạn sinh năm 1956 tại Thuỵ Sơn, Thái Thuỵ, Thái Bình. Ông là tiến sỹ kinh tế và đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính.
Trước khi được bổ nhiệm chức Tổng kiểm toán Nhà nước, ông Vạn đang là Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai.
Trước đó, ông từng là Giám đốc Sở Tài chính Lào Cai, Bí thư Huyện ủy Sapa, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.
Ngày 24/5/2013 ông được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn giữ chức vụ Tổng Kiểm toán Nhà nước.
1.000 tỷ đồng xây dựng dự án Safari gần 500ha tại Lâm Đồng
Ngày 1/4, tại Hội nghị thực hiện các nhiệm vụ năm 2016 của Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà và Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, ông Lê Văn Hương - Giám đốc Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà) - cho biết đơn vị đang phối hợp với Công ty cổ phần du lịch Lâm Đồng (Dalat Tourist) xây dựng Highland Safari - Công viên bảo tồn động vật hoang dã Tây nguyên.
Địa điểm xây dựng công viên tại xã Lát (huyện Lạc Dương) với tổng diện tích 490 ha, trong đó diện tích xây dựng là 49 ha. Khu vực xây dựng nằm trong vùng rừng phòng hộ.
Theo ông Hương, dự án được đầu tư 1.000 tỷ đồng, trong đó ngoài vốn của đơn vị liên kết, ngân sách Nhà nước đầu tư 350 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành vào năm 2020.
Highland Safari sẽ nuôi dưỡng các loại thú quý hiếm trên thế giới phù hợp với khí hậu Tây nguyên theo hướng bán hoang dã, tức khoanh vùng khu vực rừng để thú sinh sống gần gũi với thiên nhiên nhưng có sự chăm sóc của con người.
Cũng theo thông tin trên, UBND tỉnh Lâm Đồng đã đồng ý chủ trương. Phía chủ đầu tư đã thuê các nhóm tư vấn từ Áo và Singapore để xây dựng ý tưởng dựa trên khảo sát hiện trạng địa hình, khí hậu và thú quý hiếm của Lâm Đồng và các mô hình vườn thú lớn trên thế giới.
Hiện Bộ Kế hoạch - đầu tư đã đồng ý cấp vốn thực hiện dự án. Theo tính toán, mỗi năm sẽ có 1,2 triệu lượt khách tham quan Highland Safari, doanh thu khoảng 300 tỷ đồng/năm.
Tại hội nghị, ông Đoàn Văn Việt - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - nhấn mạnh phải đẩy mạnh thực hiện dự án Highland Safari vì đây là sản phẩm mới có sức hút mạnh đối với du khách nhiều nơi và phù hợp với điều kiện của Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang.
Điều chỉnh quy hoạch 3 tuyến đường đẹp nhất TP HCM
Được biết, trước đó Đồ án thiết kế đô thị riêng của 3 tuyến đường được xem là đẹp nhất TP HCM gồm Phạm Văn Đồng, Mai Chí Thọ - Võ Văn Kiệt và xa lộ Hà Nội vừa được Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP HCM công bố hôm 27/5/2014.
Trục đường Phạm Văn Đồng (Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài) có chiều dài hơn 15 km, bắt đầu từ nút giao Trường Sơn - Hồng Hà (gần sân bay Tân Sơn Nhất) đến nút giao Linh Xuân - quốc lộ 1 và đi qua địa bàn các quận Tân Bình, Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh và Thủ Đức.
Đây là trục phát triển đô thị mới với kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, giao thông công cộng là chủ đạo, kết nối với nhiều đầu mối giao thông quan trọng của thành phố. Các công trình trên tuyến đường này sẽ được bảo tồn gồm cầu Bình Lợi, chùa Phổ Minh, chùa Long Nhiễu, làng mai Thủ Đức (tại phường Linh Đông) kết hợp cảnh quan sông nước và công trình công viên cây xanh dọc sông Sài Gòn.
Đường Mai Chí Thọ - Võ Văn Kiệt có chiều dài gần 14 km, từ cột cờ Thủ Ngữ (thuộc quận 1) đến nút giao quốc lộ 1 (huyện Bình Chánh), đi qua các quận 1, 4, 5, 6 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh. Đây được xem là trục đường giao hòa giữa cũ và mới, truyền thống và hiện đại, giao thoa ba nền văn hóa Việt - Pháp - Hoa, kết nối hai trong ba trung tâm lớn của Sài Gòn xưa (Sài Gòn - Chợ Lớn)...
Theo đồ án, trên tuyến đường này sẽ quy hoạch một số tuyến đường thủy và bến du thuyền như Bến Bạch Đằng - cầu Mống (quận 1), điểm cắt đường Triệu Quang Phục và đại lộ Võ Văn Kiệt (đi vào khu phố cổ người Hoa Chợ Lớn tại quận 5)...
Còn trục xa lộ Hà Nội (dài gần 15 km, đi qua các quận 2, 9 và Thủ Đức). Đồ án quy hoạch cũng bảo tồn cấu trúc một số khu vực đô thị hiện hữu như biệt thự Thảo Điền (quận 2); giữ lại một phần mô hình đô thị khu biệt thự Làng Đại học thuộc phường Bình Thọ (quận Thủ Đức)...
Phạt thủy điện Đắk Mi 810 triệu đồng
Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước 810 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Thủy điện Đắk Mi.
Theo quyết định xử phạt, công ty Cổ phần Thủy điện Đắk Mi (đóng tại xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) đã có ba hành vi vi phạm:
Không xây dựng phương án để đối phó với tình huống vỡ đập và các tình huống đe dọa nghiêm trọng đến an toàn công trình; không xây dựng kế hoạch điều tiết nước hàng năm của hồ chứa Đắk Mi 4 và không thực hiện vận hành hồ đảm bảo dòng chảy tối thiểu ở hạ du sông Vu Gia theo Quy trình vận hành hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn theo quyết định do thủ tướng ban hành.
Tổng mức phạt cho các hành vi trên là 810 triệu đồng.
Trước đó vào giữa 3-2016, Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và môi trường) đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra đột xuất việc thực hiện điều tiết nước của hồ chứa Đắk Mi 4 theo quy định của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.
Nguyên nhân có đợt kiểm tra đột xuất bởi trong khoảng thời gian đầu năm 2016 một số hồ chứa chưa tuân thủ nghiêm túc quy định của quy trình xả nước theo quy định gây tình hình hạn hán, thiếu nước khiến dư luận bức xúc.
Trước đó, như Tuổi Trẻ ngày 16-2 đã thông tin (bài Các sông ở Đà Nẵng, Quảng Nam nhiễm mặn), những ngày sau tết Nguyên đán Bính Thân tại Quảng Nam và Đà Nẵng liên tục xảy ra hiện tượng sông nhiễm mặn đe dọa nguồn nước sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Xí nghiệp sản xuất nước Nhà máy nước Cầu Đỏ phải lấy nguồn thô ở trạm bơm An Trạch (xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) để đảm bảo sản nước sinh hoạt cho TP - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG