tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh chiều 08-09-2015

  • Cập nhật : 08/09/2015

Sau tháng 6/2016, khoản giải ngân gói 30.000 tỷ không được hưởng lãi suất ưu đãi

sau thang 6/2016, khoan giai ngan goi 30.000 ty khong duoc huong lai suat uu dai

Sau tháng 6/2016, khoản giải ngân gói 30.000 tỷ không được hưởng lãi suất ưu đãi

Khi làm thủ tục vay vốn gói 30.000 tỷ đồng được giải ngân trước thời điểm 8/2015, toàn bộ gói vay sẽ được vay lãi suất ưu đãi hay chỉ những khoản giải ngân trước 1/6/2016?
Trả lời cho vấn đề còn tồn đọng này trên cổng thông tin điện tử Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo khoản 1, Điều 2 Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 quy định "Việc giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở của ngân hàng đối với khách hàng từ nguồn tái cấp vốn của NHNN kết thúc khi NHNN giải ngân hết số tiền tái cấp vốn nhưng tối đa là 36 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực (1/6/2013).

Như vậy, phần dư nợ vay được giải ngân từ ngày 1/6/2016 trở về trước sẽ được áp dụng lãi suất vay vốn ưu đãi của gói 30.000 tỷ đồng, phần dư nợ vay giải ngân sau ngày 1/6/2015 áp dụng lãi suất vay thương mại thông thường do khách hàng và ngân hàng cho vay tự thỏa thuận.

Tại Điều 1 Thông tư số 05/2011/TT-NHNN quy định về thu phí cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng có quy định: Tổ chức tín dụng không được thu các loại phí liên quan đến khoản cho vay đối với khách hàng, trừ một số khoản phí trong đó có phí trả trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn.

Tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN và Thông tư số 32/2014/TT-NHNN hướng dẫn cho vay gói 30.000 tỷ đồng không quy định về phí trả nợ trước hạn. Vì vậy, việc áp dụng mức phí trả nợ trước hạn do ngân hàng thương mại cho vay tự quyết định trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành.

Xử lý hình sự cơ sở sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

xu ly hinh su co so su dung chat cam trong chan nuoi

Xử lý hình sự cơ sở sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

Bộ NN&PTNT yêu cầu xử lý nghiêm và các vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi theo các quy định. Đặc biệt xử lý theo Điều 155 Bộ Luật hình sự quy định đối với hành vi sản xuất kinh doanh, sử dụng hàng cấm gây hậu quả nghiêm trọng.
 

Ngày 7/9, Bộ trưởng Bộ  NN&PTNT đã ký ban hành Chỉ thị số 7285 yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương chấn chỉnh tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. 

Theo đó, Bộ NN&PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, TP chỉ đạo các cơ quan chức năng trong tỉnh tuyên truyền về những nguy hại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đối với sức khỏe cộng đồng; thông tin kịp thời cho dư luận biết về tình hình và danh tính các đối tượng vi phạm.

Đồng thời, các cơ quan liên quan tổ chức các đoàn công tác tiến hành thanh tra, kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, chủ yếu là chất Sulbutamol trên địa bàn tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y. 

Trong đó, đặc biệt lưu ý các cơ sở gia công thức ăn chăn nuôi, tự phối trộn các loại premix, thuốc thú y, thức ăn bổ sung; Kiểm tra thức ăn chăn nuôi, nhất là nước tiểu vật nuôi ở giai đoạn vỗ béo, xuất bán đối với lợn thịt và bò thịt đối với các cơ sở, trang trại chăn nuôi. Đối với các lò mổ cần kiểm tra các mẫu thịt, gan, thận, nhất là nước tiểu của các loại lợn, bò thịt trước khi đưa vào giết mổ. Tại các chợ, kiểm tra các mẫu thịt gan, thận của lợn và bò thịt. 

Bộ NN&PTNT yêu cầu xử lý thật nghiêm và các vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi theo các quy định tại Nghị định 119/2013 của Chính phủ và Điều 155 Bộ Luật hình sự quy định đối với hành vi sản xuất kinh doanh, sử dụng hàng cấm gây hậu quả nghiêm trọng.

 

Theo Bộ NN&PTNT, hiện nay, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đang có chiều hướng gia tăng báo động ở các địa phương, nhất là khu vực các tỉnh phía Nam. Điều này không chỉ có tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng mà còn làm phương hại đến sản xuất ngày chăn nuôi trong nước, trong lúc sức ép của các loại thực phẩm nhập ngoại đang ngày một gia tăng. 

 

Theo Bộ, hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn là hành vi phi đạo đức phải bị cộng đồng, dư luận tố giác, tẩy chay. 


EVN cấm nhân viên tự thỏa thuận với khách hàng nếu ghi sai số điện

anh hoa viet cuong

Ảnh Hoa Việt Cường

Từ ngày 1/9, khách hàng sử dụng điện có thể lựa chọn hình thức trực tiếp giám sát việc ghi chỉ số công tơ. Hoặc khách hàng có thể thông qua người đại diện như tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, đại diện dân cư hoặc tổ chức, cá nhân được khách hàng sử dụng điện ủy quyền.

Ngày 1/9, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ban hành Quyết định số 832về việc sửa đổi bổ sung Bộ quy trình kinh doanh điện năng áp dụng trong EVN. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký. 

Theo Quyết định trên, đối với việc ghi chỉ số công tơ tại vị trí lắp đặt công tơ, khách hàng sử dụng điện có thể lựa chọn hình thức trực tiếp giám sát việc ghi chỉ số công tơ. Hoặc khách hàng có thể thông qua người đại diện như tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, đại diện dân cư hoặc tổ chức, cá nhân được khách hàng sử dụng điện ủy quyền. 

Đối với việc ghi chỉ số công tơ từ xa, đơn vị điện lực thông báo kết quả ghi chỉ số công tơ cho khách hàng sử dụng điện trong vòng 1 ngày làm việc kể từ thời điểm ghi công tơ để khách hàng đối chiếu và giám sát. 

Các hình thức giám sát và thông báo kết quả ghi chỉ số công tơ được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện. Việc thông báo chỉ số công tơ cho khách hàng, đơn vị có thể áp dụng nhưng không hạn chế các hình thức: Giấy thông báo, website, email, SMS... 

Theo quyết định mới, EVN cũng quy định, khi phát hiện sai sót trong việc ghi chỉ số công tơ, phải thực hiện thoái hoàn/truy thu với khách hàng theo quy định, nghiêm cấm việc tự thỏa thuận với khách hàng. 

EVN  cũng quy định, đơn vị điện lực phải đảm bảo thời gian giải quyết các thủ tục thuộc trách nhiệm của điện lực gồm: Tiếp nhận đề nghị cấp điện, thỏa thuận đấu nối và các yêu cầu kỹ thuật, nghiệm thu đóng điện và ký kết HĐMBĐ không quá 10 ngày làm việc. 

Trong đó, EVN yêu cầu thời gian tiếp nhận hồ sơ và khảo sát hiện trường không quá 2 ngày; thời gian thỏa thuận đấu nối và các yêu cầu kỹ thuật trong vòng 2 ngày; thời gian nghiệm thu, đóng điện công trình và ký kết hợp đồng mua bán không quá 6 ngày làm việc. 

Như vậy, so với quy định cũ, quy trình tiếp nhận đề nghị cấp điện, thỏa thuận đấu nối và các yêu cầu kỹ thuật, nghiệm thu đóng điện và ký kết hợp đồng mua bán điện do đơn vị điện lực thực hiện đã rút giảm 8 ngày.


30 tập đoàn, ngân hàng 'bắt tay' dùng hàng Việt

30 tap doan, ngan hang 'bat tay' dung hang viet

30 tập đoàn, ngân hàng 'bắt tay' dùng hàng Việt

Tổng công ty Công nghiệp Xi măng đã hợp tác mua than của Tập đoàn than và khoáng sản từ 1,5-1,8 triệu tấn/năm. 
Kết quả thực hiện chủ trương “Các DN, ngân hàng trong khối sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau” đã có 30/33 tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong khối triển khai thực hiện các hoạt động liên kết, ký kết hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Cụ thể, Tổng công ty Công nghiệp Xi măng đã hợp tác mua than của Tập đoàn than và khoáng sản từ 1,5-1,8 triệu tấn/năm.

Tập đoàn dệt may đã liên kết hợp tác cung cấp các sản phẩm đồng phục và bảo hộ lao động cho 9 đơn vị.

Tổng công ty Cà phê sử dụng sản phẩm phân bón của CTCP phân bón dầu khí Cà Mau và CTCP CN hóa chất Đà Nẵng khoảng 140 nghìn tấn. Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam ký thỏa thuận hợp tác với các ngân hàng thương mại để huy động vốn đầu tư và kinh doanh.

Tổng công ty Đường sắt ký kết hợp đồng vận chuyển với gần 10 tập đoàn, tổng công ty trong khối vận chuyển với giá cước ưu đãi. Tập đoàn xăng dầu đã đẩy mạnh hợp tác với nhiều DN trong khối như dầu khí, than khoáng sản, dệt may.

Từ năm 2014 đến 31/5/2015, tổng doanh số cho vay, doanh số tiền gửi và chuyển tiền trong nước từ các DN thuộc khối với ngân hàng TMCP Công thương đạt trên 649,600 tỷ đồng. Ngân hàng CSXH và NH Nông nghiệp đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện về vốn, đào tạo kỹ thuật, thẻ,... riêng năm 2014, NH Nông nghiệp chuyển vốn gửi tại NH Chính sách trên 11 nghìn tỷ đồng.
 

Hiện, khối có 33 tập đoàn, TCT, ngân hàng hạng đặc biệt nắm giữ các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như điện, than, dầu khí, xăng dầu, khoáng sản, vận tải đường sắt, đường thủy, hàng không, bưu chính viễn thông, dệt may,... hàng năm đóng góp 1/3 tổng thu ngân sách quốc gia, đảm bảo việc làm cho trên 1,3 triệu lao động.

Theo DAnh
Vietnamnet


Hà Nội quy hoạch thị trấn Phùng, xây thêm trụ sở hành chính mới

nha hat tri gia khoang 120 ty dong cua huyen dan phuong dang bi bo hoang - anh: minh tu

Nhà hát trị giá khoảng 120 tỷ đồng của huyện Đan Phượng đang bị bỏ hoang - Ảnh: Minh Tú

Theo quy hoạch, trụ sở của UBND thị trấn Phùng sẽ di dời ra ngoài khu vực dân cư hiện có về khu vực mới và xây dựng các công trình hành chính tập trung. 
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt quy hoạch chung thị trấn Phùng huyện Đan Phượng đến năm 2030, tỷ lệ 1/5000. Cụ thể, theo Quyết định số 4398/QĐ-UBND, diện tích quy hoạch thị trấn Phùng khoảng 293,7 ha.

Trong đó, cơ cấu sử dụng đất giai đoạn đến năm 2020, đất khu vực phát triển đô thị khoảng 147,80 ha, đất ngoài khu vực phát triển đô thị khoảng 124,00 ha; giai đoạn đến năm 2030, đất xây dựng đô thị khoảng 147,80 ha, đất khu vực nông thôn khoảng 124,00 ha. 

Về quy mô dân số quy hoạch đến năm 2020 khoảng 11.000 người; dân số quy hoạch đến năm 2030 khoảng 12.000 người.

Theo quy hoạch, trụ sở của UBND thị trấn sẽ di dời ra ngoài khu vực dân cư hiện có về khu vực mới và xây dựng các công trình hành chính tập trung, dành quỹ đất sau khi di dời để bổ sung các công trình hạ tầng công cộng phục vụ người dân trong khu vực dân cư hiện hữu.

Còn khu vực ngoài phạm vi phát triển đô thị, phát triển hệ thống giao thông đô thị kết nối đến các điểm dân cư làng xóm hiện hữu với các khu vực lân cận. Bổ sung quỹ đất xây dựng khu vực công viên cây xanh thể dục thể thao, trường học, công cộng... bổ trợ cho khu vực phát triển đô thị, phục vụ chung cho toàn thị trấn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt dân cư…

Mục tiêu của quy hoạch nhằm phát triển không gian đô thị của thị trấn Phùng, hình thành trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa của huyện để hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội tại vùng nông thôn, đẩy mạnh phát triển các chức năng về công cộng, y tế, giáo dục, thương mại và văn hóa; khai thác tiềm năng về điều kiện tự nhiên và lợi thế về giao thông đường bộ để phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch.

Ngoài ra, việc quy hoạch lại thị trấn sẽ giúp nâng cấp, bổ sung quỹ đất bố trí cho các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ dân cư đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị. Cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ quan công sở cũ xuống cấp hoặc không đủ diện tích theo quy đinh, xây dựng trung tâm hành chính theo hướng đồng bộ, hiện đại.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục