tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh trưa 07-02-2016

  • Cập nhật : 07/02/2016

Có 4 người Việt Nam gặp nạn trong trận động đất tại Đài Loan

Theo thông tin mới nhất, có ít nhất 4 nạn nhân người Việt Nam gặp nạn trong trận động đất xảy ra sáng nay tại Cao Hùng, Đài Loan (Trung Quốc).

Ông Trần Duy Hải, Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế - Văn Hóa Việt Nam tại Đài Bắc cho biết, các nạn nhân thuộc gia đình cô dâu người Việt Nam có tên Trần Ngọc Mỹ lấy chồng người Đài Loan (Trung Quốc) và đang thuê nhà tại tòa nhà 17 tầng bị đổ sập.

co it nhat 4 nan nhan nguoi viet nam trong vu dong dat tai dai loan (trung quoc). (anh: ap).

Có ít nhất 4 nạn nhân người Việt Nam trong vụ động đất tại Đài Loan (Trung Quốc). (Ảnh: AP).

Nạn nhân gồm một bé gái 7 tuổi và bé trai 2 tháng tuổi cùng với người em gái của bà Trần Ngọc Mỹ. Do chị Trần Ngọc Mỹ đi làm ca đêm khi động đất xảy ra nên thoát nạn.

Ông Trần Duy Hải cũng cho biết, hiện Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đang tích cực liên hệ với các cơ quan chức năng của Đài Loan (Trung Quốc) để xác thực các thông tin cũng như làm các thủ tục liên quan./.


Đề xuất cơ chế tài chính, ngân sách đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh

Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định quy định một số cơ chế, chính sách tài chính đặc thù đối với TP. Hồ Chí Minh.

Theo dự thảo, hằng năm, trường hợp tổng thu ngân sách trung ương tăng so với dự toán Quốc hội quyết định và thu ngân sách trung ương trên địa bàn tăng so với dự toán giao cho Thành phố, căn cứ quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định mức th­ưởng và bổ sung có mục tiêu từ số tăng thu ngân sách trung ương theo quy định.

Hằng năm, tr­ường hợp số thực hiện thu ngân sách trung ương từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ư­ơng và ngân sách thành phố tăng so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, ngân sách thành phố đư­ợc th­ưởng một phần, nhưng không quá 30% số tăng thu này và không vượt quá số tăng thu ngân sách trung ương trên địa bàn so với thực hiện thu năm trước.

Hằng năm, Thành phố được bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương một phần không quá 70% tổng số tăng thu ngân sách trung ương so với dự toán đã được Thủ tướng Chính phủ giao từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách thành phố còn lại (sau khi thực hiện thưởng v­ượt thu) và các khoản thu ngân sách trung ương hư­ởng 100% (không kể khoản thu: thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu; các khoản thu không giao Thành phố quản lý thu, không phát sinh trên địa bàn mà chỉ hạch toán nộp ở TP. Hồ Chí Minh; các khoản hạch toán ghi thu, ghi chi và các khoản thu được để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật); số bổ sung có mục tiêu không cao hơn số tăng thu ngân sách trung ương trên địa bàn so với thực hiện thu năm trước.

Dự thảo nêu rõ, việc xác định số bổ sung có mục tiêu trên cơ sở tổng các khoản thu, không tính riêng từng khoản thu.

Căn cứ vào mức th­ưởng và số bổ sung có mục tiêu từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương theo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, UBND thành phố báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố quyết định sử dụng để đầu tư­ xây dựng các chương trình, dự án kết cấu hạ tầng; trả nợ các khoản vay đầu tư phát triển; thực hiện các nhiệm vụ quan trọng và thư­ởng cho ngân sách cấp dư­ới.

Huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển

Theo dự thảo, Chính phủ ưu tiên bố trí vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn ưu đãi khác của Chính phủ cho TP. Hồ Chí Minh.

Ngoài nguồn vốn huy động cho các dự án, công trình thuộc đối tượng đầu tư từ nguồn vốn ngân sách; đối với các dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có khả năng thu hồi vốn, UBND thành phố quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định việc huy động đầu tư theo các hình thức: BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao), BTO (xây dựng - chuyển giao - vận hành), BT (xây dựng - chuyển giao) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

UBND thành phố được quyền quyết định tiếp nhận các khoản viện trợ không hoàn lại cho Thành phố không phụ thuộc vào quy mô viện trợ; riêng đối với các khoản viện trợ có liên quan đến tôn giáo, quốc phòng, an ninh, phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định; Chủ tịch UBND thành phố chịu trách nhiệm thực hiện việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng có hiệu quả các khoản viện trợ này, thực hiện chế độ hạch toán, quyết toán theo đúng quy định của pháp luật; định kỳ báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư để theo dõi, giám sát và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo dự thảo, UBND thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm tiếp tục củng cố và phát triển "Công ty đầu tư tài chính nhà nước thành phố Hồ Chí Minh" và các quỹ tài chính khác theo quy định của pháp luật để huy động sự tham gia đóng góp của các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân cho ngân sách thành phố, nhằm tăng cường khả năng thu hút các nguồn vốn cho đầu tư phát triển Thành phố.


Ngành thanh tra và 5 thành tích nổi bật

nganh thanh tra va 5 thanh tich noi bat

Ngành thanh tra và 5 thành tích nổi bật


Trong 5 năm qua, ngành thanh tra đã có nhiều nỗ lực, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ nặng nề được giao. Tuy nhiên, soi rọi kỹ cho thấy nhiều vấn đề nổi cộm đang đặt ra, đòi hỏi ngành phải tích cực hơn nữa mới có thể đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân.

Thẳng thắn nhìn lại nhiệm kỳ của mình, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã có cuộc trao đổi cởi mở với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ xung quanh những vấn đề “nóng” của ngành mà ông làm “tư lệnh”.

5 thành tích nổi bật của ngành thanh tra

Thưa Tổng Thanh tra, ông đánh giá như thế nào về những thành tích nổi bật mà ngành thanh tra đạt được trong nhiệm kỳ 2011-2015?

Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh: Trong nhiệm kỳ qua, Thanh tra Chính phủ và ngành thanh tra đã có nhiều đổi mới, nỗ lực, phấn đấu và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao, với những thành tích nổi bật sau:

Thứ nhất, từng bước đổi mới công tác thanh tra theo hướng trọng tâm, trọng điểm, đi sâu vào hoạt động quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội và thanh tra việc thực hiện pháp luật chuyên ngành của tổ chức, cá nhân trên các lĩnh vực. Chất lượng kết luận các cuộc thanh tra được nâng lên, các kiến nghị xử lý khách quan, chính xác, kịp thời, ­­khả thi hơn.

Qua thanh tra phát hiện vi phạm trên 265.000 tỉ đồng, gần 320.000 ha đất; đã kiến nghị thu hồi trên 135.000 tỉ đồng, 25.000 ha đất; xử phạt vi phạm hành chính gần 39.000 tỉ đồng; xử lý khác gần 130.000 tỉ đồng, 294.000 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 7.738 tập thể, 22.700 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 351 vụ, 397 đối tượng.

So với nhiệm kỳ trước thì kết quả thanh tra phát hiện vi phạm về tiền tăng gấp 3,5 lần; xử lý vi phạm đối với cá nhân tăng gấp 2 lần; xử lý sau thanh tra và thu hồi tài sản tham nhũng tăng tỉ lệ thực hiện từ 50% lên 70%.

Thứ hai, ngành thanh tra vừa làm tốt vai trò tham mưu; vừa chủ động hướng dẫn các ngành, các cấp và giúp thủ trưởng các cơ quan Nhà nước tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Trong nhiệm kỳ đã tiếp trên 1,9 triệu lượt công dân, trên 23.000 lượt đoàn đông người, tiếp nhận gần 690.000 đơn khiếu nại, tố cáo; giải quyết trên 218.000 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt 86%. Qua đó đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước, trả lại cho công dân 2.353 tỉ đồng, 1.295 ha đất; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 3.171 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 194 vụ, 448 người.

Điểm nổi bật nhất là Thanh tra Chính phủ ban hành 2 kế hoạch (1130, 2100) để hướng dẫn, phối hợp các ngành, các cấp kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, đã giải quyết 514/528 vụ việc theo Kế hoạch 1130, đạt 97,3%; kiểm tra, rà soát 503 vụ việc theo Kế hoạch 2100, qua đó đã tạo sự chuyển biến tích cực về trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần làm giảm bớt khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương và giảm tình hình khiếu kiện phức tạp ở nhiều địa phương.

Thứ ba, ngành thanh tra vừa thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, vừa hướng dẫn các ngành, các cấp triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, vừa tăng cường phát hiện, xử lý tham nhũng.

Nhận thức về pháp luật phòng, chống tham nhũng được nâng lên; nhiều giải pháp phòng ngừa tham nhũng được quan tâm thực hiện và phát huy tác dụng tích cực, trong đó tính công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan Nhà nước được nâng lên rõ rệt, nhiều thủ tục hành chính được cắt giảm, các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn được ban hành. Các hoạt động về hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng gắn với thực thi Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng được mở rộng, tăng cường.

Điểm nổi bật là qua thanh tra đã phát hiện 415 vụ, 705 người có dấu hiệu tham nhũng với số tiền 786 tỉ đồng, 10 ha đất; kiến nghị thu hồi 756 tỉ đồng, 6,3 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 26 tập thể, 632 cá nhân, xử lý trách nhiệm 168 người đứng đầu; chuyển cơ quan điều tra 167 vụ, 273 đối tượng; so với nhiệm kỳ trước thì kết quả phát hiện tham nhũng tăng rõ rệt.

Thứ tư, Thanh tra Chính phủ và ngành thanh tra đặc biệt chú trọng và tăng cường hoạt động xây dựng và hoàn thiện thể chế của ngành nhằm tạo lập cơ sở pháp lý đồng bộ trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, cũng như trong tổ chức và hoạt động của ngành.

Trong đó, đã trình Quốc hội thông qua 4 luật; trình Chính phủ ban hành 14 nghị định, một chương trình hành động; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 2 quyết định, 2 chỉ thị, 2 đề án; ban hành 33 thông tư, thông tư liên tịch, đồng thời tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ công tác ngành thanh tra.

Thanh tra Chính phủ đã xây dựng ban hành rất nhiều Thông tư hướng dẫn về quy trình nghiệp vụ trong ngành thanh tra. Điểm nổi bật là Thanh tra Chính phủ xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành thanh tra đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 nhằm tạo lập cơ sở cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành thanh tra trong tương lai.

Thứ năm, công tác tổ chức cán bộ và xây dựng ngành thanh tra tiếp tục được quan tâm đổi mới theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả. Trong đó, tổ chức, bộ máy của Thanh tra Chính phủ, thanh tra các bộ, ngành, địa phương được quan tâm củng cố, kiện toàn.

Vấn đề kỷ cương, kỷ luật, phòng, chống tham nhũng trong nội bộ ngành được siết chặt; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp thanh tra, tiêu chuẩn về các chức danh thanh tra, trang phục thanh tra được thiết lập và đưa vào áp dụng.

Thanh tra Chính phủ và ngành thanh tra đã nghiêm túc quán triệt và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khoá XI), đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xây dựng cơ quan, đơn vị thanh tra ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Có thể nói hoạt động của ngành thanh tra trong 5 năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, toàn diện, vai trò, vị thế của thanh tra được nâng lên, góp phần vào quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân vào ngành thanh tra ngày càng được củng cố, tăng cường.

Ghi nhận thành tích đó, ngành thanh tra vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, đánh dấu cho bước trưởng thành, lớn mạnh của ngành, tiếp tục viết thêm những trang sử vàng của ngành Thanh tra Việt Nam trong quá trình 70 năm hình thành và phát triển.


Thay nhiệt điện than bằng nhiệt điện khí: Không dễ

dau tu ha tang phat trien nhiet dien khi se co gia thanh rat dat.

Đầu tư hạ tầng phát triển nhiệt điện khí sẽ có giá thành rất đắt.


Đại diện Tổng cục Năng lượng, EVN cho rằng do không chủ động được nguồn cấp khí nên phát triển nhiệt điện khí gặp nhiều khó khăn.

Theo ông Tăng Thế Hùng, Vụ Kế hoạch - Quy hoạch, Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương), Đề án điều chỉnh quy hoạch điện VII đã được Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ dự kiến sẽ được phê duyệt và ban hành vào đầu tháng 2 tới.

Đề án điều chỉnh quy hoạch điện VII với định hướng hạn chế phát triển nhiệt điện than, tỷ trọng năng lượng tái tạo sẽ cao hơn dự kiến tăng lên 27.000 MW đến năm 2030. Khi phát triển năng lượng tái tạo tỷ trọng năng lượng sử dụng than sẽ giảm xuống, tuy nhiên với các dự án nhiệt điện than hiện nay vẫn phải vận hành đến hết đời sống dự án.

Cũng theo ông Hùng, để đảm bảo an ninh năng lượng, Việt Nam vẫn phải đa dạng hóa loại hình các nhà máy điện, hiện nay không có nước nào phát triển tất cả bằng năng lượng tái tạo. Trong khi nhiệt điện khí còn phải phụ thuộc vào nguồn cấp khí để thay thế nhiệt điện than. Khi thiếu nguồn cấp khí trong khi nhu cầu lớn thì vẫn phải đa dạng hóa nguồn phát điện, vẫn phát triển nhiệt điện than nhưng ưu tiên công nghệ sạch.

Trong khi đó, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, với quyết tâm giảm lượng khí thải phát sinh, giải pháp đầu tiên đối với ngành điện là không phát triển thêm nhiệt điện than. Tuy nhiên giải pháp này cũng gây nhiều lo lắng cho ngành điện vì không dùng nhiệt điện than sẽ phải dùng nhiệt điện khí.

“Nguồn khí không phải tự có, muốn phát triển lĩnh vực này phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn khí, phải phát hiện được mỏ khí, có khai thác được hay không và giá thành bao nhiêu. Điều này không phải dễ vì muốn khai thác khí phải khoan sâu nhiều km, sau đó vận chuyển hàng trăm km vào đất liền, phải có công nghệ ngưng tụ với giá thành rất đắt. Nếu nhập khẩu khí cũng cần phải xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hàng tỷ USD nên không dễ có thể làm được ngay một lúc”, ông Tri nói.

Ông Tri cho biết, trong Tổng sơ đồ Điện VII, Thủ tướng Chính phủ cũng phê duyệt cụm Sơn Mỹ để làm kho chứa khí cung cấp cho cả khu vực miền Nam. Mặc dù tới đây cơ hội nhập khẩu khí có thể dễ hơn nhưng chắc chắn phải cạnh tranh rất lớn trong việc cung cấp khí cho các nhà máy điện.

“Khí cho các nhà máy điện không có triển vọng sáng sủa lắm nên ngành điện buộc phải sử dụng nguồn năng lượng tái tạo đảm bảo đáp ứng nhu cầu nguồn điện mới 3.000 – 4.000 MW điện mới mỗi năm. Do vậy phải kết hợp nhiều công cụ mới có thể thu xếp vốn cho các dự án năng lượng tái tạo”, ông Tri nói.

Cũng theo đại diện EVN, phát triển năng lượng tái tạo có nhiều công nghệ tốt và sạch nhưng giá thành điện sẽ không hề rẻ, và khi đó giá điện không thể thấp. Nếu giá điện thấp sẽ không thể đầu tư được, nhà tài trợ cũng không thể tài trợ được nên đây sẽ là thách thức rất lớn trong giai đoạn 5 đến 10 năm tới.

Do đó, trong thời gian tới, EVN sẽ tích cực triển khai các dự án năng lượng tái tạo, thực hiện các mô hình mẫu và đó thị trường hóa trong việc phát triển năng lượng tái tạo, từ đó hi vọng vừa giảm được cầu đồng thời tăng cung trong một số thời điểm năng lượng tái tạo thừa công suất./.


Thủ tướng trả lời chất vấn về TPP

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về vấn đề lao động trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ nhận được chất vấn của các Đại biểu Quốc hội Võ Kim Cự, Trương Trọng Nghĩa, Trần Ngọc Vinh về vấn đề lao động trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Trả lời chất vấn trên, Thủ tướng Chính phủ cho biết, tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế về lao động là nội dung luôn đề cập đến trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Cũng như các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới khác, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không đưa ra tiêu chuẩn riêng về lao động mà chỉ khẳng định lại các tiêu chuẩn lao động được nêu trong Tuyên bố năm 1998 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về “Những nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động, mà tất cả các nước thành viên TPP đều có nghĩa vụ tôn trọng, thúc đẩy và thực thi với tư cách thành viên ILO.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vấn đề bảo đảm quyền lợi của người lao động ngày càng được coi trọng trên cơ sở coi người lao động là trực tiếp làm ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong thương mại quốc tế nên trước hết họ phải là người được hưởng lợi, được chia sẻ thành quả của quá trình này, cụ thể họ phải được bảo đảm các quyền, lợi ích và các điều kiện lao động cơ bản.

Việc đưa nội dung về lao động vào các hiệp định thương mại tự do còn có mục đích bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng giữa các bên trong quan hệ thương mại. Một nước duy trình tiêu chuẩn lao động thấp, tiền lương và các điều kiện lao động không được xác lập trên cơ sở thương lượng được cho là sẽ có chi phí sản xuất thấp hơn so với nước thực hiện những tiêu chuẩn cao hơn để bảo vệ tốt hơn quyền lợi chính đáng của người lao động.

Do đó, để tránh cạnh tranh không bình đẳng thông qua việc không bảo đảm các điều kiện làm việc cơ bản cho người lao động, các nước tham gia Hiệp định TPP đưa ra những cam kết riêng về lao động trong một chương riêng của Hiệp định.

Các tiêu chuẩn lao động của ILO được áp dụng tại Hiệp định TPP

Hiệp định không đưa ra các tiêu chuẩn mới về lao động. Những tiêu chuẩn được đề cập trong Hiệp định TPP chính là các tiêu chuẩn lao động được nêu tại Tuyên bố năm 1998 của ILO, bao gồm:

- Quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể của người lao động và người sử dụng lao động (theo Công ước số 87 và số 98 của ILO);

- Xóa bỏ lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc (theo Công ước số 29 và 105 của ILO);

- Cấm sử dụng lao động trẻ em, xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (theo Công ước số 138 và Công ước số 182 của ILO);

- Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp (theo Công ước số 100 và số 111 của ILO).

Việt Nam là thành viên của ILO từ năm 1992. Với tinh thần bảo đảm điều kiện lao động tốt nhất cho người lao động, Việt Nam đã chủ động phê chuẩn 05 công ước cơ bản của ILO, bao gồm các Công ước số 29, 100, 111, 138 và 182. Với 03 công ước cơ bản còn lại là Công ước số 87, 98 và 105, Việt Nam đã và đang tiến hành nghiên cứu và chuẩn bị để trình cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn.

Theo Tuyên bố năm 1998 của ILO, các nước thành viên ILO dù đã phê chuẩn hay chưa phê chuẩn các công ước cơ bản nêu trên đều có nghĩa vụ tôn trọng, thúc đẩy và thực hiện 04 tiêu chuẩn lao động được đề cập trong các công ước đó.

Do đó, có thể thấy các yêu cầu về lao động trong Hiệp định TPP cũng chỉ là yêu cầu đặt ra đối với các quốc gia thành viên của ILO. Là thành viên có trách nhiệm của ILO, Việt Nam luôn khẳng định cam kết tôn trọng thúc đẩy và thực hiện các tiêu chuẩn cơ bản của tổ chức này.

Nội dung chính về lao động trong Hiệp định TPP

- Đối với những nội dung liên quan đến xóa bỏ lao động cưỡng bức, lao động trẻ em, xóa bỏ phân biệt đối xử trong lao động, về cơ bản, hệ thống pháp luật Việt Nam đã phù hợp với tiêu chuẩn của ILO và cam kết của Hiệp định TPP. Việt Nam đã và đang triển khai một số chương trình hành động quốc gia để thực thi các tiêu chuẩn trên trong thực tiễn. Để tương thích với các tiêu chuẩn của ILO và cam kết TPP, cũng như để bảo đảm tốt hơn các quyền cơ bản của người lao động, Việt Nam khẳng định sẽ tiếp tục hoàn thiện pháp luật và các cơ chế liên quan như: áp dụng chế tài hình sự đối với hành vi sử dụng lao động cưỡng bức hoặc lao động bắt buộc; cấm phân biệt đối xử về mọi khía cạnh của việc làm và nghề nghiệp; bảo đảm quyền tiếp cận việc làm bình đẳng của phụ nữ, bãi bỏ quy định cấm phụ nữ tham gia vào một số ngành nghề, công việc cụ thể.

- Đối với cam kết về bảo đảm điều kiện lao động liên quan tới lương tối thiểu, giờ làm việc và an toàn lao động, hệ thống pháp luật Việt Nam, về cơ bản đã quy định đầy đủ về những nội dung này nên không có yêu cầu về việc sửa đổi, bổ sung.

- Về quyền thành lập tổ chức đại diện của người lao động theo Hiệp định TPP, Việt Nam cũng như tất cả các nước tham gia Hiệp định TPP phải tôn trọng và bảo đảm quyền của người lao động trong việc thành lập và gia nhập tổ chức của người lao động tại cơ sở. Tổ chức của người lao động tại cơ sở có thể lựa chọn gia nhập Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được chính thức hoạt động và sẽ chỉ được hoạt động sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng ký theo một quy trình minh bạch và được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật. Tổ chức của người lao động, sau khi hoàn thành việc đăng ký, sẽ có một số quyền tự chủ phù hợp với quy định của ILO và pháp luật Việt Nam. ILO cũng như Hiệp định TPP luôn nhấn mạnh việc tất cả các tổ chức của người lao động phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước sở tại cũng như phải hoạt động phù hợp với tôn chỉ, mục đích và phương thức hoạt động đã được đăng ký.

- Tôn chỉ, mục đích hoạt động của tổ chức của người lao động phải bảo đảm theo đúng các tiêu chuẩn của ILO là để đại diện, bảo vệ cho các quyền và lợi ích của người lao động tại các doanh nghiệp mà họ làm việc thông qua các hình thức tương tác được quy định trong pháp luật, bao gồm đối thoại, thương lượng tập thể, đình công và các hoạt động tập thể khác trong quan hệ lao động. Tổ chức của người lao động không được phép tiến hành bất cứ hoạt động nào có khả năng xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội cũng như không được tham gia bất cứ hoạt động này ngoài tôn chỉ mục đích phù hợp với quy định của ILO và đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Để bảo vệ một cách hiệu quả quyền và lợi ích của người lao động như đã nêu trên, Hiệp định TPP cũng bao gồm các nội dung nhằm bảo vệ tổ chức của người lao động để không bị người sử dụng lao động can thiệp và phân biệt đối xử nhằm vô hiệu hóa hoặc làm suy yếu khả năng đại diện, bảo vệ cho quyền lợi của người lao động; bảo đảm nghĩa vụ thương lượng thiện chí của người sử dụng lao động khi tiến hành thương lượng tập thể với tổ chức của người lao động về tiền lương và các điều kiện lao động khác cho người lao động.

- Sau thời gian 5 năm, kể từ ngày Hiệp định TPP có hiệu lực đối với Việt Nam (nghĩa là khoảng 7 năm kể từ khi ký Hiệp định TPP), các tổ chức của người lao động ở cấp cơ sở có thể gia nhập hoặc cùng nhau thành lập tổ chức của người lao động ở cấp cao hơn như cấp ngành, cấp vùng theo đúng quy trình tự đăng ký được pháp luật quy định một cách công khai, minh bạch. Tôn chỉ, mục đích, trình tự, thủ tục thành lập các tổ chức của người lao động ở cấp cao hơn này cũng phải tuân thủ đầy đủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam, không trái với các tiêu chuẩn của ILO. Thời gian chuẩn bị này là để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng như tổ chức bộ máy để bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho người lao động. Việc các nước dành một khoảng thời gian hợp lý để Việt Nam chuẩn bị là việc chưa từng có trong tiền lệ, thể hiện uy tín của Việt Nam trong việc thực thi nghiêm túc các cam kết quốc tế, trong đó có các cam kết về bảo đảm điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động.

- Để bảo đảm thực thi có hiệu quả các nội dung nêu trên, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề quan hệ lao động nói chung và công đoàn nói riêng; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần có kế hoạch cụ thể để đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn các cấp, nhất là cấp cơ sở; Chính phủ cũng sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy, tăng cường sự lãnh đạo của các thiết chế có liên quan như Thanh tra lao động, cơ quan quản lý nhà nước về công đoàn và quan hệ lao động.

Thời gian tới, ban Cán sự đảng Chính phủ sẽ xây dựng đề án, trình Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết về thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế trong bối cảnh nước ta gia nhập các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có vấn đề lao động và hoạt động công đoàn.

Các bước triển khai tiếp theo

Nội dung về lao động trong Hiệp định TPP cần được các nước thông qua theo quy trình phê chuẩn Hiệp định riêng của mỗi nước. Thời gian khoảng 02 năm để phê chuẩn Hiệp định là khoảng thời gian để tất cả các nước tham gia chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Hiệp định có thể được thực thi hiệu quả. Riêng Việt Nam sẽ có thêm 05 năm đối với một số nghĩa vụ vì cần có sự chuẩn bị chu đáo.

Ngay sau khi các cấp có thẩm quyền phê chuẩn Hiệp định TPP và đề ra các chủ trương thực hiện, Việt Nam sẽ sửa đổi hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tạo điều kiện cho việc thực thi các nội dung về lao động trong Hiệp định TPP, phù hợp với các quy định của ILO.

Trên cơ sở các nguyên tắc được đề ra khi phê chuẩn, Chính phủ sẽ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm các nội dung về lao động trong Hiệp định TPP được triển khai đồng bộ với sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các cơ quan quản lý nhà nước, bảo đảm phù hợp với pháp luật Việt Nam cũng như các tiêu chuẩn của ILO.

Việc bảo đảm thực thi các nội dung của Hiệp định TPP được bảo đảm bằng nhiều cơ chế khác nhau, trong đó hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật là cơ chế chủ đạo. Với sự hỗ trợ của các đối tác TPP, Việt Nam và ILO sẽ xây dựng các chương trình hỗ trợ kỹ thuật nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung về lao động được đề cập trong Hiệp định TPP.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục