tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh 07-02-2016

  • Cập nhật : 07/02/2016

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng điều chỉnh công tác một số thành viên Chính phủ

thu tuong nguyen tan dung dieu chinh cong tac mot so thanh vien chinh phu

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng điều chỉnh công tác một số thành viên Chính phủ


Thực hiện sự phân công của Bộ Chính trị đối với một số đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư Trung ương Đảng; xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng điều chỉnh phân công công tác của một số thành viên Chính phủ.
Cụ thể, ông Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ thôi phụ trách các lĩnh vực công tác được phân công tại Quyết định 1476/QĐ-TTg ngày 25/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ, để nhận nhiệm vụ mới.
Giao Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giúp Thủ tướng Chính phủ tiếp nhận và phụ trách các lĩnh vực công tác do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phụ trách trước đây.
Ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giao đồng chí Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải phụ trách điều hành công tác của Bộ, để nhận nhiệm vụ mới.
Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư T.Ư Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ giao đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ phụ trách điều hành công tác của Văn phòng Chính phủ, để nhận nhiệm vụ mới.
Thời gian thực hiện từ ngày có văn bản phân công chính thức của Bộ Chính trị cho đến khi có quyết định mới của cơ quan có thẩm quyền.
Tại Đại hội Đảng lần thứ XII, các ông Hoàng Trung Hải, Đinh La Thăng đã được bầu vào Ban chấp hành Trung ương, được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị. Hôm nay, ông Hoàng Trung Hải và ông Đinh La Thăng chính thức nhận quyết định của Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hà Nội và Bí thư Thành ủy TP HCM.
Ông Nguyễn Văn Nên được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Đại hội XII và được phân công làm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. 

Hơn 335 tấn cá chết gây thiệt hại trên 15 tỉ đồng

Chiều 5.2, Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang đã có báo cáo nhanh vụ cá chết ở huyện Phú Tân với Sở NN&PTNT, UBND tỉnh An Giang.
Chi cục Thủy sản cho biết đã kết hợp cùng Chi cục Thú y và Trung tâm quan trắc môi trường thuộc Sở TNMT đến hiện trường kiểm tra đo đạt và nắm tình hình. Tuy nhiên do số liệu quan trắc chưa báo cáo cụ thể nên trước mắt đoàn xác định cá chết do thiếu oxy cục bộ. Nồng độ DO (lượng oxy trong nước) đo được tại khu vực cá chết dao động từ 1,69 - 2,12 rất thấp so với ngưỡng oxy cần thiết cho nuôi trồng thủy sản DO ≥ 4 mg/l (theo QCVN 38:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh).
Đoạn sông nơi các hộ nuôi cá bè/lồng/vèo xảy ra tình trạng cá chết trải dài khoảng 2 km thuộc ấp Long Hòa 2, xã Long Hòa, huyện Phú Tân, An Giang. Tính đến 14 giờ ngày 5.2, tổng số hộ bị thiệt hại do cá chết bất thường là 29 hộ với 87 bè/lồng/vèo nuôi. Các loại cá bị chết gồm cá he, mè vinh, rô phi, điêu hồng, lăng nha… với số lượng hơn 335 tấn trị giá khoảng 15,3 tỉ đồng.

Dự án 302 Cầu Giấy được tiếp tục thi công

Bộ Xây dựng vừa có kết luận khẳng định dự án 302 Cầu Giấy, Hà Nội của Công ty cổ phần Đầu tư thương mại dịch vụ Cầu Giấy thuộc diện không phải điều chỉnhgiấy phép xây dựng, được tiếp tục thi công.
bo xay dung cho biet, du an 302 cau giay khong phai dieu chinh giay phep - anh: anh dan

Bộ Xây dựng cho biết, dự án 302 Cầu Giấy không phải điều chỉnh giấy phép - Ảnh: Anh Đan

Trước một số thông tin cho rằng chủ đầu tư dự án Discovery Complex 302 Cầu Giấy, Hà Nội tự ý xây thêm 3 tầng khối đế, không đúng với Giấy phép xây dựng được cấp, Bộ Xây dựng đã soi chiếu các quy định của pháp luật hiện hành và ra văn bản số 248/BXD HĐXD ngày 3.2.2016 kết luận dự án này thuộc diện không phải điều chỉnh giấy phép, sẽ được tiếp tục thi công.

Ngoài kết luận về giấy phép, văn bản của Bộ Xây dựng cũng đề nghị, trong quá trình tiếp tục thi công xây dựng, chủ đầu tư dự án tại 302 Cầu Giấy phải nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.
Trước đó, chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Đầu tư thương mại dịch vụ Cầu Giấy đã có văn bản gửi Bộ Xây dựng hướng dẫn về giấy phép xây dựng cho công trình này.

Tạm dừng hướng dẫn tham quan khu phố cổ Hội An

Trung tâm văn hóa thể thao Hội An cho hay từ ngày 6-2 đến 10-2 sẽ tạm dừng hoạt động hướng dẫn tham quan khu phố cổ Hội An và làng gốm Thanh Hà.

pho di bo o khu pho co hoi an - anh: le trung

Phố đi bộ ở khu phố cổ Hội An - Ảnh: Lê Trung

Ngoài ra, Trung tâm cũng đề nghị các chủ di tích trong tuyến tham quan tại khu phố cổ, làng gốm Thanh Hà phân công người trực, mở cửa phục vụ du khách trong dịp lễ tết.

Đối với các đơn vị lữ hành du lịch, nếu có nhu cầu tổ chức các đoàn khách tham quan đặc biệt thì liên hệ trước với văn phòng hướng dẫn tham quan đô thị cổ Hội An, số điện thoại 01243. 42.8888.

Trước đó, UBND TP Hội An cũng có công văn yêu cầu ngừng tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật đường phố, hướng dẫn tham quan ở “Phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ” cũng như “Phố đêm” từ ngày 3-2 (25 tháng chạp Ất Mùi) và đến ngày 10-2 (mùng 3 Tết Bính Thân).

Khu phố cổ và làng gốm truyền thống Thanh Hà không tổ chức bán vé tham quan từ ngày 6-2 (28 tháng chạp) đến 10-2 (mùng 3 tết). Trong khi đó, hoạt động kinh doanh dịch vụ của cộng đồng dân cư vẫn diễn ra bình thường.


Bộ Công an: CSGT chỉ trưng dụng phương tiện theo quyết định của Bộ trưởng

Theo Bộ Công an, Thông tư 01/2016 không trái với các quy định pháp luật mà chỉ nhắc lại quyền hạn của lực lượng công an.

Nội dung trên thể hiện rõ tại Công văn số 525/C67-P9, do Thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh - Phó Cục trưởng Cục CSGT ký gửi Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ngày 4-2, nhằm giải thích rõ hơn nội dung thực hiện Thông tư số 01, quy định cho CSGT được trưng dụng tài sản của dân, theo báo Đất Việt.

 anh minh hoa.

 Ảnh minh họa.

Cụ thể, như Pháp Luật TP.HCM đã đưa tin, khoản 6 Điều 5 Thông tư 01/2016 (do Bộ Công an ban hành, có hiệu lực từ 15-2-2016) quy định CSGT có quyền: “Trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các loại phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật”.

Quy định nói trên đã làm dậy sóng dư luận, nhất là việc quy định cho CSGT có thẩm quyền trưng dụng các phương tiện liên lạc. 

Trước tình hình đó, ngày 4-2, Bộ Công an đã ban hành Công văn số 525/C67-P9 nhằm làm rõ hơn những nội dung của Thông tư này.

Theo đó, công văn đồng tình với hầu hết những ý kiến phân tích, góp ý của các chuyên gia và công luận đã nêu đồng thời khẳng định: Việc trưng dụng phải được thực hiện đúng Luật. Riêng lực lượng CSGT chỉ được thực hiện quyền hạn trưng dụng phương tiện khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an.

Cụ thể, công văn cho biết, ngày 4-1, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư số 01/2016/TT/BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông (có hiệu lực từ ngày 15-2-2016).

Tuy nhiên, gần đây, dư luận đang quan tâm đến một số quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư 01. Quy định trên được cho là đã "chép thiếu" Luật CAND, gây hiểu lầm quyền hạn chung cho lực lượng công an nhân dân bị biến thành quyền riêng của CSGT, khiến dư luận vô cùng lo lắng.

Nhằm giải thích rõ hơn, công văn của Bộ Công an đã dẫn lại Khoản 15 Điều 15 Luật Công an nhân dân, quy định Công an nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn: "Huy động, trưng dụng theo quy định của pháp luật phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện đó trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra".

Tại Khoản 18 Điều 2 Nghị định số 106/2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an cũng quy định: "Trong trường hợp cấp thiết để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm TTATXH, đấu tranh phòng, chống tội phạm hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, được huy động, trưng dụng phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển sử dụng phương tiện đó; Trong tình huống có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, TTATXH được huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác công an theo quy định của pháp luật".

Còn tại Điều 13 Luật Công an nhân dân và Điều 30 Luật Giao thông đường bộ cũng quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ Công an thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; khi xảy ra tai nạn giao thông phải dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn; người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu.

"Như vậy, quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư số 01 của Bộ Công an không trái với các quy định của pháp luật mà chỉ nhắc lại quyền hạn của lực lượng Công an. Tuy nhiên, việc trưng dụng phương tiện phải được thực hiện theo đúng quy định của Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008 (điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục...). Riêng lực lượng CSGT chỉ được thực hiện quyền hạn trưng dụng phương tiện khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an", công văn nêu rõ.

Trong trường hợp, thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông mà xảy ra tình huống cấp bách, cấp thiết... CSGT có thể thực hiện quyền huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc và người sử dụng, người điều khiển phương tiện đó. Ví dụ, như, xảy ra TNGT nghiêm trọng; truy bắt tội phạm; cháy, nổ...


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục