tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh 21-11-2015

  • Cập nhật : 21/11/2015

Lương tối thiểu vùng chính thức lên 3,5 triệu đồng

luong toi thieu vung chinh thuc len 3,5 trieu dong

Lương tối thiểu vùng chính thức lên 3,5 triệu đồng

Lương tối thiểu mới sẽ cao hơn mức áp dụng hiện hành 250.000-400.000 đồng một tháng, tùy theo vùng quy định.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng, áp dụng từ 1/1/2016. Theo đó, mức lương mới áp dụng cho vùng I là 3,5 triệu đồng thay vì 3,1 triệu đồng vào năm 2015. Các vùng II, III, IV có mức tăng tương ứng là 3,1 triệu; 2,7 triệu và 2,4 triệu đồng. Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương hiện nay 250.000-400.000 đồng mỗi tháng.

Mức lương trên được áp dụng cho doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức người Việt Nam; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam thuê mướn lao động theo hợp đồng.

Theo quy định, đây là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận trả lương. Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc ban đêm, làm công việc nặng nhọc, độc hại. Phụ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Mức tăng trên cũng là phương án mà Hội đồng tiền lương quốc gia đã trình lên Chính phủ. Trước đó, vào ngày 3/9, Hội đồng đã họp và tiến hành bỏ phiếu trong phiên đàm phán cuối cùng giữa giới chủ và đại diện người lao động. Như vậy, mặt bằng lương tối thiểu vùng tăng trung bình 12,4% so với năm 2015. Với con số này, lương sẽ đáp ứng được 80% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.

 Lương tối thiểu 2015Lương tối thiểu 2016 
Vùng I3,13,5
Vùng II2,753,1
Vùng III2,42,7
Vùng IV2,152,4

Đơn vị : triệu đồng/tháng


Venezuela phê chuẩn thỏa thuận hợp tác nông nghiệp với Việt Nam

Ngày 18/11, Venezuela đã chính thức phê chuẩn các thỏa thuận nông nghiệp với Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2015-2018 được hai nước ký kết hồi tháng Tám vừa qua, và đăng văn bản luật phê chuẩn trên Công báo số 40790 ra cùng ngày.

Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Mỹ Latinh, văn bản trên xác định cơ chế hợp tác mới giữa hai bên, sẽ cho phép Việt Nam hỗ trợ Venezuela trong việc “xác định, thiết kế và áp dụng biện pháp phát triển trồng lúa, nông nghiệp và nuôi bò.”

Báo chí Venezuela nhận định những thỏa thuận trên xuất phát từ ý tưởng củng cố một “liên minh sản xuất” song phương, mà Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro đã đề cập ngày 30/8 vừa qua trong chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Những hiệp định này hướng tới việc nâng cao năng lực sản xuất lương thực của Venezuela, quốc gia được đánh giá có nguồn tiềm năng nông nghiệp to lớn nhưng hiện tại vẫn nhập khẩu phần lớn lương thực tiêu thụ trong nước, đồng thời góp phần vào mục tiêu nâng giá trị trao đổi thương mại hai nước lên mức 1 tỷ USD/năm, mà Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Maduro đã đề ra trong chuyến thăm trên.

Theo thống kê của báo chí Venezuela, hiện tại hai nước đang có khoảng 60 hiệp định hợp tác trong các lĩnh vực dầu khí, hạ tầng cơ sở, dệt may, năng lượng, văn hóa và nông nghiệp


Thanh tra trách nhiệm 6 Chủ tịch tỉnh

Theo kế hoạch, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra trách nhiệm của 6 Chủ tịch UBND các tỉnh Bắc Ninh, Ninh Bình, Quảng Nam, Kon Tum, Tây Ninh và Bình Thuận.

Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh vừa ký quyết định ban hành kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ trong năm 2016.

Theo kế hoạch, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản, cổ phần hóa, thoái vốn và tái cơ cấu tại Tập đoàn Dệt may, Tổng công ty Hàng không Việt Nam; Thanh tra trách nhiệm quản lý Nhà nước và thực hiện quản lý các dự án đê điều của Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn; Thanh tra trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ và chấp hành pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng đối với Bộ Xây dựng.

Thanh tra Chính phủ cũng sẽ tiến hành thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, TPHCM, Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Cũng nằm trong nội dung của kế hoạch, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra trách nhiệm trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp dân, khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng đối với 6 vị Chủ tịch tỉnh: Bắc Ninh, Ninh Bình, Quảng Nam, Kon Tum, Tây Ninh và Bình Thuận.

Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ cũng sẽ tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản, quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, mua bán tài sản công tại các địa phương: Quảng Bình, Quảng Trị; thanh tra việc chấp hành pháp luật về quản lý sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng cơ bản tại các tỉnh Hậu Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu.


Tôm nuôi thiệt hại vì dịch bệnh lên đến gần 50.000ha

Ngày 18/11, tại Bạc Liêu, Bộ NNPTNT và UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội nghị quản lý và phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ.

Tại hội nghị các đại biểu đã đưa ra cảnh báo tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ cả nước tiếp tục đối mặt với khó khăn do thời tiết và dịch bệnh có khả năng bùng phát nếu không có giải pháp ngay từ bây giờ.

Theo báo cáo của Cục thú y (Bộ NNPTNT), 11 tháng đầu năm 2015 dù dịch bệnh trên tôm muôi có chựng lại so với các năm trước, nhưng tỉ lệ thiệt hại lên đến gần 7% trên tổng diện tích nuôi. Theo đó, có đến gần 50.000 ha thiệt hại do các loại dịch bệnh, trên tổng số trên 667.000ha diện tích thả nuôi trên cả nước. Một số loại bệnh trên tôm được xác định là: Đốm trắng, đỏ thân, viêm gan tụy, đầu vàng… Điều đáng chú ý là hiện tượng thời tiết bất thường đã làm cho tôm nuôi thiệt hại tăng lên trong tháng 11.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Võ Văn Tám cho rằng các tỉnh ven biển cần chú ý đến lịch thời vụ, kiểm soát dịch bệnh hợp lý đồng thời hướng dẫn người nuôi tôm kịp thời phòng chống dịch bệnh. Chú ý hiện thượng thời tiết bất thường có khả năng xảy ra vào cuối năm 2015 và đầu năm 2016.

Tại hội nghị, ông Võ Minh Chiến, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho rằng, Bạc Liêu là tỉnh có diện tích NTTS lớn của cả nước với 124.000ha, có 33 nhà máy chế biến thủy sản, nhiều trại giống quy mô. Có thể nói thủy sản là kinh tế mũi nhọn của tỉnh, nhưng thời gian qua người nuôi tôm luôn đối mặt với dịch bệnh với nhiều nguyên nhân gây nên; bên cạnh đó, thuốc thý y thủy sản chưa đảm bảm chất lượng, giá cả lên xuống bất thường, phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường thế giới, người nuôi chưa chủ động sản phẩm do mình làm ra bởi chưa xây dựng được chuổi giá trị cho con tôm. Phó chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cũng mong hội nghị có giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại trong nuôi tôm, nhất là dịch bệnh, ô nhiễm nguồn nước và có tính dự đoán, dự báo kịp thời để người nuôi chủ động.

Hội nghị cũng chính thức thông qua lịch thời vụ tôm nuôi năm 2015 và những tháng đầu năm 2016; chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm của một số doanh nghiệp, hộ nuôi có hiệu quả.


TP HCM muốn chi thêm 1.200 tỷ đồng đào kênh đã lấp 15 năm

Quận 6 kiến nghị UBND TP HCM chi 1.200 tỷ đồng giải tỏa trắng gần 400 hộ dân để tiếp tục thực hiện dự án đào lại kênh Hàng Bàng bị lấp cách nay 15 năm.

Phó chủ tịch UBND quận 6 Huỳnh Minh Hùng vừa kiến nghị UBND TP HCM chấp thuận chủ trương tiếp tục thực hiện dự án kênh Hàng Bàng, đoạn còn lại từ đường Bình Tiên đến Phạm Đình Hổ (giai đoạn 3). Theo đó, 400 hộ sẽ bị giải tỏa trắng, kinh phí bồi thường khoảng 1.200 tỷ đồng.

du an cai tao kenh hang bang (giai doan 1, 2) dang duoc trien khai. anh: sggp

Dự án cải tạo kênh Hàng Bàng (giai đoạn 1, 2) đang được triển khai. Ảnh: SGGP

Theo UBND quận 6, nhằm giải quyết tiêu thoát nước cũng như chống ngập và chỉnh trang đô thị, địa phương đã chủ trương thực hiện dự án kênh Hàng Bàng từ đường Lò Gốm đến Bình Tiên (giai đoạn 1) và đoạn từ Phạm Đình Hổ đến kênh Vạn Tượng (giai đoạn 2). Dự án nhằm tái hiện hình ảnh trên bến dưới thuyền cho khu chợ Bình Tây, khu thương mại sầm uất của thành phố.

Trước đó, trong các buổi đối thoại trực tiếp của lãnh đạo quận với người dân, các cử tri thường xuyên kiến nghị mở lại kênh Hàng Bàng để toàn bộ tuyến kênh được đầu tư đồng bộ. Nguyên nhân là do hệ thống thoát nước hiện hữu ở đoạn kênh được đầu tư từ năm 2001 đến nay đã xuống cấp, không đảm bảo khả năng tiêu thoát cho khu vực.

Toàn bộ tuyến kênh Hàng Bàng chạy từ rạch Lò Gốm (quận 6) đến kênh Vạn Tượng (quận 5) dài khoảng 1.400 m. Nhưng hiện hai đầu đoạn kênh chỉ còn là mương thoát nước thải rộng 2-3 m của khu dân cư. Riêng đoạn giữa dài hơn 600 m bị lấp đặt cống hộp từ năm 1999-2000. Nhiều chuyên gia đánh giá, việc thu hẹp dòng chảy kênh Hàng Bàng khiến khu vực quận 6 bị ngập úng.

Theo dự án, kênh Hàng Bàng được đào rộng 11 m như ban đầu, kinh phí khoảng 2.000 tỷ đồng. Để đào lại kênh, gần 950 hộ dân ở dọc hai bên dòng kênh sẽ bị giải tỏa trắng. Dự kiến đến năm 2020 dự án sẽ hoàn thiện.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục