tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 19-05-2016

  • Cập nhật : 19/05/2016

Việt Nam gặp khó trước bài toán GDP bình quân 22.000 USD

Yếu tố quan trọng nhất để nền kinh tế có thể đạt mục tiêu GDP bình quân 22.000 USD vào năm 2035 là tăng năng suất lao động, song đây lại là yếu tố đáng lo ngại nhất theo chuyên gia của Ngân hàng Thế giới.

Tại hội thảo "Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam - Cơ hội nào cho doanh nghiệp" diễn ra tại TP HCM ngày 17/5, bà Victoria Kwakwa - Phó chủ tịch Ngân hàng thế giới khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cho rằng mục tiêu GDP bình quân đầu người 22.000 USD mà Việt Nam đặt ra cho 2 thập kỷ tới là thách thức.Cụ thể,hiện tăng trưởng của nền kinh tế chủ yếu dựa vào lao động trẻ, dân số đông nhưng đây là những yếu tố không bền vững và cần thay đổi. Thực tế hiện nay tại Việt Nam là khu vực tư nhân không đạt hiệu quả về năng suất lao động, do việc phân bổ và phân công lao động chưa hiệu quả, bên cạnh thể chế chưa hoàn thiện. Vốn, đất đai là những nguồn lực có nhu cầu cao nhưng chưa đượcđáp ứng.

tang nang suat lao dong la chia khoa de tang truong ben vung.

Tăng năng suất lao động là chìa khóa để tăng trưởng bền vững.

Đại diện Tập đoàn Tân Tiến cũng bày tỏ, trở ngại nhất của doanh nghiệp chính là thể chế.Doanh nghiệp bị làm khó vì năng lực của cán bộ quản lý thấp, và thực tế có những người quản lý không hiểu được cần làm gì để hỗ trợ doanh nghiệp.

Ông Bùi Quang Vinh - nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư đánh giá doanh nghiệp là động lực phát triển kinh tế nhưng nhìn lại thực trạng doanh nghiệp Việt thật đáng lo ngại. Trong số 535.000 đơn vị đang hoạt động, bổ sung thêm 17.000 doanh nghiệp đăng ký mới hằng năm thì đa số đều có quy mô sản xuất nhỏ. Công nghệ sản xuất lạc hậu và thiếu chiến lược phát triển kinh doanh.

Doanh nghiệp không có khả năng tận dụng lợi thế hiệp định thương mại do, không đủ năng lực để trở thành đối tác doanh nghiệp FDI và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Hình thức đầu tư kinh doanh được áp dụng chủ yếu vẫn là “ăn xổi ở thì”.

Nhìn lại kinh tế Việt Nam 10 năm qua, các chuyên gia cho rằng tăng trưởng chủ yếu phụ thuộc vào 2 yếu tố là tích luỹ vốn và lao động giá rẻ. Trong bối cảnh mới hiện nay, 2 yếu tố này không còn phù hợp, thể hiện rõ nhất là tốc độ tăng trưởng đang bị chậm lại, từ 8% năm 1996 xuống còn hơn 6% năm 2014. Về phía Chính phủ, các ý kiến cũng cho rằngtốc độ tăng năng suất suy giảm có lẽ là thách thức lớn nhất để đạt những khát vọng thu nhập 22.000 USD trên đầu người vào năm 2035.

Nguyên nhân được nhắc đến là hiệu quả của khu vực Nhà nước vẫn thấp. Các quyết định đầu tư công thiếu hiệu quả do thể chế phân tán, manh mún và quá trình ra quyết định thiếu sự phối hợp. Doanh nghiệp Nhà nước vẫn là các đơn vị sản xuất thiếu hiệu quả, được sử dụng nguồn lực khan hiếm song năng suất không cao. Trong khi đó, hiệu quả của khu vực ngoài quốc doanh lại đang giảm mạnh. Năng suất của khu vực tư nhân trong nước cũng không cao hơn khu vực công. Tình trạng các thể chế của Nhà nước bị thương mại hoá là yếu tố chính gây ra vấn đề này.

Trước thực trạng trên, đại diện Ngân hàng Thế giới cho rằng, để tăng năng suất lao động ở khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế nội địa trước hết cần chính sách bảo hộ quyền cạnh tranh, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; tối ưu hoá về sử dụng nguồn vốn, tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi kinh tế toàn cầu.

Ngoài ra, theo bàVictoria Kwakwa, Việt Nam cần có cơ chế đối tác giữa chính phủ, khu vực FDI và doanh nghiệp nội để cùng chia sẻ lợi ích chung. WB đang thử nghiệm mô hình này và sẽ nhân rộng trong thời gian tới.

"Chỉ có tăng năng suất lao động thì mới theo kịp tốc độ làm việc của các đối tác thế giới", bà nhấn mạnh và cho rằng, Việt Namcần có các chương trình đào tạo; định hướng kinh doanh theo hướng phát triển chung của quốc gia.Mặt khác, khi nào Việt Nam tận dụng được mối liên kết giữa doanh nghiệp nội và FDI thì mới mong hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình hội nhập.

Ông Bùi Quang Vinh chia sẻ thêm, hiện nay doanh nghiệp Việt Nam được lợi là có sân chơi rộng lớn hơn nhưng cũng phải cạnh tranh trên sân nhà, thậm chí thua ngay trên sân nhà nếu không tự nâng cao năng lực.

Theo ông Vinh, Việt Nam hiện có 2 lợi thế là chính trị và kinh tế khá ổn định. Nhận thức của Chính phủ về doanh nghiệp ngày càng được cải thiện rất rõ nét khi đánh giá rất cao vai trò đóng góp của họ. Do đó, nhà điều hành đã đưa ra những cải cách quyết liệt, sửa đổi hàng loạt luật (Đầu tư, Doanh nghiệp, Hình sự…) nhằmtạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đảm bảo quyền kinh doanh, bình đẳng, giảm chi phí...


Việt Nam-Canada tăng cường hợp tác cải cách tư pháp

Từ ngày 13-17/5, Đoàn công tác Ban chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương đã có chuyến nghiên cứu kinh nghiệm cải cách tư pháp của Canada.

doan cong tac den tham va lam viec voi toa an toi cao canada.

Đoàn công tác đến thăm và làm việc với Tòa án Tối cao Canada.

Đoàn công tác Ban chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương do bà Lê Thị Thu Ba, Phó Trưởng ban Thường trực, làm trưởng đoàn đã có chuyến nghiên cứu kinh nghiệm cải cách tư pháp của Canada nhằm phục vụ cho công tác cải cách tư pháp của Việt Nam. Đại sứ Việt Nam tại Canada đã tham gia các hoạt động chính của Đoàn.

Trong thời gian công tác, Đoàn đã có nhiều buổi làm việc tại các thành phố lớn như Toronto và thủ đô Ottawa để thúc đẩy hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực tư pháp; trao đổi các kinh nghiệm tổ chức, hoạt động tư pháp; tăng cường vai trò độc lập tư pháp và tính minh bạch trong hệ thống tư pháp. Trong đó, trọng tâm chính là tìm kiếm cơ chế nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp, bảo đảm nguyên tắc pháp quyền trong hoạt động tư pháp, hạn chế can thiệp thái quá vào hoạt động tư pháp và cải cách tư pháp để qua đó chọn lọc những ưu điểm phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.

Tại thủ đô Ottawa, Đoàn đã làm việc với các đại diện của Bộ Tư pháp Canada do ông Stephen Zaluski, Tổng cố vấn kiêm Vụ trưởng Vụ Tòa án và Các vấn đề Tư pháp, làm trưởng đoàn để tìm hiểu kinh nghiệm quản lý các hệ thống tư pháp như tòa án, cơ quan công tố, cơ quan thi hành án…; làm rõ những ưu điểm, hạn chế của mô hình tư pháp hiện nay; chỉ rõ những vấn đề tồn tại và đưa ra định hướng giải quyết.

Làm việc với Hiệp hội Luật sư Canada với sự tham dự của Chánh án Tòa án liên bang Paul Scrampton, Đoàn tìm hiểu về kinh nghiệm quản lý các đoàn luật sư; cơ chế, vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động hành nghề của luật sư, tự quản của luật sư; cũng như thực trạng và giải pháp phòng chống tiêu cực trong hoạt động của luật sư.

 
lam viec voi hiep hoi luat su canada.

Làm việc với Hiệp hội Luật sư Canada.

 

Còn tại buổi làm việc với Tòa án Tối cao Canada, Đoàn tham khảo mô hình tổ chức và hoạt động của tòa án tối cao; công tác tiếp nhận và xử lý các hồ sơ phúc thẩm, tái thẩm.

Trước đó, tại thành phố Toronto, Đoàn cũng đã có các buổi làm việc với Tòa án cấp cao tỉnh Ontario và công ty luật Fasken Martineau DuMoulin LLP. Trưởng đoàn Lê Thị Thu Ba cho biết qua những kết quả đạt được trong chuyến thăm và dựa trên nền tảng hợp tác tư pháp giữa hai nước, trong thời gian tới hai bên có thể đẩy mạnh hợp tác đào tạo trong lĩnh vực tư pháp. Bà nhấn mạnh thông qua chương trình SIDA, nhiều năm qua Canada đã cung cấp học bổng cho Việt Nam cử người đi đào tạo không chỉ ở Canada mà còn ở một số nước khác. Hiện tại, trường đào tạo thẩm phán của Canada có chương trình đào tạo thẩm phán cho các nước nên Việt Nam cũng có thể tận dụng cơ hội cử cán bộ tòa án sang học để phát triển nhân sự cho ngành tư pháp nước nhà.

Bên cạnh cơ hội hợp tác đào tạo, toàn bộ nội dung và kinh nghiệm thu được trong chuyến thăm sẽ giúp Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương xem xét tham khảo vận dụng trong quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về đổi mới hoạt động của cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp; đồng thời thúc đẩy quá trình thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp tại Việt Nam theo đường lối của Đảng.


Mỹ - Việt Nam có rất nhiều tiềm năng hợp tác

 Nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama, đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh đã đưa ra những nhận định qua cuộc phỏng vấn với TTXVN.

dai su viet nam tai my pham quang vinh - anh: ttxvn

Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh - Ảnh: TTXVN

 

Tôi cho rằng kinh tế chắc chắn sẽ phát triển hơn nữa. Đây vốn là một trụ cột và sẽ tiếp tục có cơ hội phát triển nhiều hơn nữa khi các doanh nghiệp Mỹ thấy một Việt Nam đổi mới, một môi trường ngày càng thuận lợi hơn

Đại sứ PHẠM QUANG VINH

Theo đại sứ Phạm Quang Vinh, nếu nhìn lại 20 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ và đặc biệt là 10 năm qua thì đây là chuyến thăm thứ ba của ba đời tổng thống liên tục của Mỹ. Trong 10 năm qua, quan hệ giữa hai nước đã có những phát triển vượt bậc.

Thứ nhất, quan hệ thương mại song phương đã lên tới 45 tỉ USD, gấp 20 lần so với 20 năm trước.

Thứ hai, trong nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, hai nước đã hình thành được khuôn khổ quan hệ lâu dài, cụ thể là khuôn khổ đối tác toàn diện được ký kết năm 2013 và đặc biệt là chuyến thăm lịch sử tới Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2015 đã thông qua tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ hai nước.

Đây là nền tảng và cơ hội để thúc đẩy quan hệ hai nước mạnh hơn nữa.

Cũng có những ý kiến cho rằng tầm quan trọng của chuyến thăm lần này bị ảnh hưởng khi Tổng thống Obama sắp kết thúc nhiệm kỳ thứ hai.

Nhưng theo giải thích của đại sứ Phạm Quang Vinh, nếu nhìn vào chiều dài quan hệ Việt Nam - Mỹ thì sự thúc đẩy từ lúc bình thường hóa cho đến mở rộng quan hệ, hình thành quan hệ đối tác toàn diện đều có sự ủng hộ của cả hai đảng ở Mỹ.

Cá nhân Tổng thống Obama trong nhiệm kỳ của mình đã hướng tới quan hệ nhiều hơn với khu vực châu Á, với ASEAN mà minh chứng là Hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN vừa qua tại Sunnylands.

Ông Vinh tin tưởng rằng dựa trên các yếu tố đã có thì quan hệ hai nước sẽ tốt đẹp ở cả các nhiệm kỳ sau và tiếp tục có sự ủng hộ của cả hai đảng ở Mỹ.

Từ đó, đại sứ Phạm Quang Vinh tin tưởng hai nước sẽ tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, trong đó có tôn trọng độc lập chủ quyền và thể chế chính trị của nhau. “Giữa hai nước có rất nhiều tiềm năng hợp tác”, đại sứ nhận định.

Theo đại sứ Phạm Quang Vinh, hiện hai bên đang rà soát tất cả các lĩnh vực hợp tác trong khuôn khổ đối tác toàn diện cũng như những định hướng đã được đề ra trong tuyên bố tầm nhìn 2015 để có thể thúc đẩy hơn nữa các thỏa thuận hợp tác.

“Về khả năng Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương, với tư cách là đại sứ Việt Nam tại Mỹ, tôi đã làm việc các cơ quan trong chính quyền và các nghị sĩ trong Quốc hội Mỹ. Tôi cho rằng việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương là cần thiết và càng sớm càng tốt, đặc biệt là nếu đạt được trong chuyến thăm này thì đó là điều rất tốt cho quan hệ hai nước”, đại sứ nhấn mạnh.

Ông đánh giá việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí chứng tỏ rằng sau 20 năm, trở ngại cuối cùng sẽ được dỡ bỏ và quan hệ hai nước sẽ được bình thường hóa một cách hoàn toàn.

Bên cạnh đó, việc dỡ bỏ lệnh cấm vận sẽ giúp tăng thêm độ tin cậy giữa hai nước để mở ra các cơ hội hợp tác mới.

“Do đó, tôi đặt nhiều hi vọng vào điều này và Việt Nam cũng đã đề nghị Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí”, đại sứ Phạm Quang Vinh cho biết


Viettel bị phạt 171 triệu đồng

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử vừa ra quyết định xử phạt Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) tổng số tiền là 171 triệu đồng, do những vi phạm liên quan đến lĩnh vực truyền hình.
Theo quyết định xử phạt thì Viettel đã có 4 hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền. Quyết định này được đưa ra sau khi Cục tiến hành thanh tra Tập đoàn Viettel.
giao dien cua dich vu mobitv cua viettelanh chup man hinh

Giao diện của dịch vụ MobiTV của ViettelẢNH CHỤP MÀN HÌNH

Cụ thể, vi phạm đầu tiên là Viettel đã cung cấp dịch vụ truyền hình cáp tại 8 tỉnh, thành phố (Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk) không đúng quy định trong Giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền. Số tiền phạt cho hành vi này là 8 triệu đồng.
Vi phạm thứ hai là đơn vị này đã cung cấp các Kênh truyền hình trả tiền VTC4, VTC13, HTVC Phim truyện, BTV4, Điện ảnh MOV, Phụ nữ và Gia đình HcaTV2- You TV, HTVC Ca nhạc trên hệ thống truyền hình cáp tương tự tại 8 tỉnh, thành phố trên không đúng quy định Giấy chứng nhận đăng ký danh mục nội dung trên dịch vụ truyền hình trả tiền. Số tiền phạt là 8 triệu đồng.
Thứ ba là hành vi cung cấp không đúng danh mục chương trình phim theo Giấy chứng nhận do Cục Phát thanh cấp trên dịch vụ truyền hình trả tiền theo yêu cầu. Viettel bị phạt tiền 15 triệu đồng.
Cuối cùng, do cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền di động (MobiTV) không có giấy phép, nên Viettel bị phạt 140 triệu đồng.
Tổng số tiền phạt cho 4 hành vi vi phạm của Viettel là 171 triệu đồng. Quyết định xử phạt được đưa ra theo Quyết định số 41/QĐ-XPVPHC.

Bộ Công thương cảnh báo về việc xuất khẩu lợn sống sang Trung Quốc

Bộ Công thương vừa có văn bản cảnh báo về việc xuất khẩu lợn sống sang Trung Quốc có thể gặp khó khăn trong thời gian tới.
Thời gian gần đây, giá thịt lợn tại thị trường Trung Quốc liên tục tăng cao và đã vượt mức giá cao nhất của tháng 6 năm 2011 do hạn chế về nguồn cung. Để giải quyết vấn đề này, các cơ quan Trung ương và địa phương Trung Quốc đã tăng cường nguồn cung thịt lợn động lạnh từ kho dự trữ quốc gia cho thị trường nội địa, tuy nhiên vấn đề thiếu nguồn cung thịt lợn tại thị trường Trung Quốc vẫn chưa thể giải quyết một cách hiệu quả.


Trong bối cảnh đó, xuất khẩu lợn sống từ Việt Nam sang Trung Quốc qua các cửa khẩu phụ, đường mòn, lối mở khu vực biên giới đất liền (thương nhân Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu theo hình thức mua bán cư dân biên giới nhằm tận dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc đối với hình thức này) giữa hai nước cũng tăng mạnh.
Căn cứ Danh sách các quốc gia/khu vực đáp ứng yêu cầu và được cấp phép xuất khẩu sản phẩm thịt (bao gồm thịt lợn) sang Trung Quốc do Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch quốc gia Trung Quốc công bố ngày 29 tháng 4 năm 2016, Việt Nam hiện chưa có mặt trong Danh sách này. Do vậy, hoạt động xuất khẩu lợn sống từ Việt Nam sang Trung Quốc qua các cửa khẩu phụ, đường mòn lối mở biên giới đất liền có thể sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới.


Tuần trước, giá lợn hơi đạt đỉnh cao nhất trong 19 tháng qua, ở mức 51.000 đồng/kg, thậm chí có nơi lên tới 56.000 đồng/kg khi Trung Quốc tăng cường nhập khẩu thịt lợn từ Việt Nam. Tuy nhiên bắt đầu từ ngày 13/5, Trung Quốc ngừng nhập khẩu lợn, đột ngột đóng chặt các cửa khẩu tại Lạng Sơn khiến hàng trăm xe vận chuyện lợn ùn ứ. Theo phóng viên báo Tiền Phong, một lượng trong số lợn này được xuất khẩu qua cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), số còn lại quay đầu về các địa phương lân cận hoặc Hà Nội bán với giá rẻ.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục