Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá như vậy về Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, sẽ được Quốc hội thảo luận vào chiều 10-11.

Hiện nay các doanh nghiệp ngoại vẫn ngại đầu tư vào các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) cổ phần hóa hay thoái vốn tại Việt Nam. P.V đã trao đổi với ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng này.
Trong 20 năm trở lại đây, chúng tôi thấy thu nhập của người Việt Nam tăng gấp 4 lần. Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế phát triển thuộc loại nhanh nhất của khu vực Châu Á. Thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ từ chỗ không có gì nay đã tăng lên 52 tỷ USD mỗi năm. Và sẽ có rất nhiều điều kiện để phát triển con số này đến mức cao hơn nữa.
Ông đánh giá như thế nào về những thay đổi chính sách của Việt Nam để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian qua?
Theo tôi, hiện nay Chính phủ Việt Nam đã làm rất tốt để có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn, Chính phủ Việt Nam có thể thực hiện các giải pháp sau đây:
Thứ nhất, rất nhiều nhà đầu tư mong muốn quá trình ra quyết định của Chính phủ Việt Nam được đẩy nhanh hơn nữa và các quy định pháp luật được áp dụng bình đẳng cho tất cả các bên tham gia.
Thứ hai, đối với việc tham gia mua cổ phần của các DNNN cổ phần hóa hay thoái vốn, các nhà đầu tư cần có một quy trình và thông tin minh bạch để họ biết được chính xác tài sản họ mua như thế nào.
Thứ ba, các nhà đầu tư muốn thấy quy trình định giá của các doanh nghiệp được thực hiện theo đúng chuẩn mực quốc tế.
Ông Adam Sitkoff cho rằng: “Nếu tôi muốn trở thành nhà đầu tư chiến lược của EVN, nhưng tôi chỉ được mua 5% cổ phần, thì làm sao tôi đưa ra thay đối cần thiết cho doanh nghiệp này?”.
Một trong những cách thức có thể hấp dẫn nhà đầu tư là Chính phủ nên tiếp tục nói chuyện với doanh nghiệp, tìm hiểu nguyện vọng của doanh nghiệp để tìm ra những giải pháp nhằm khắc phục khó khăn của họ, qua đó có thể tạo điều kiện tốt hơn cho tất cả các bên.Thứ tư, các nhà đầu tư muốn nới rộng và hủy bỏ những hạn chế về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp cổ phần hóa để các nhà đầu tư có quyền tham gia quản trị rộng hơn và tạo được sự phát triển tốt hơn trong doanh nghiệp
Hiện chỉ có khoảng 8% vốn của DNNN được cổ phần hóa và các cổ đông chiến lược thường than phiền về quyền lợi và trách nhiệm của họ trong doanh nghiệp. Ông có ý kiến gì về vẫn đề này?
Vấn đề chính mà chúng tôi nhận thấy rằng các nhà đầu tư nước ngoài không hài lòng về việc họ không có đủ quyền theo số lượng cổ phần họ nắm giữ, để tạo ra những thay đổi cần thiết cho doanh nghiệp mà họ đầu tư. Ví dụ như, tôi được coi là một nhà đầu tư chiến lược, nhưng tôi chỉ được mua có 5% cổ phần trong DNNN như EVN, thì làm sao chúng tôi có thể đưa ra những thay đổi cần thiết cho doanh nghiệp này?.
Theo ông Adam Sitkoff, các nhà đầu tư nước ngoài không hài lòng về việc họ không có đủ quyền theo số lượng cổ phần họ nắm giữ, để tạo ra những thay đổi cần thiết cho doanh nghiệp mà họ đầu tư.
Có rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới từng là DNNN nhưng họ đã thay đổi, trở nên mạnh mẽ và hoạt động rất cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác. Chúng tôi muốn các nhà đầu tư chiến lược, khi đầu tư vào các DNNN cổ phần hóa tại Việt Nam, cũng giúp các doanh nghiệp này nâng cao tính cạnh tranh và phát triển tốt hơn.
Thưa ông, các doanh nghiệp Mỹ có thấy hào hứng về chủ trương cổ phần hóa tại Việt Nam?
Hoa Kỳ là quốc gia có những nhà đầu tư tốt nhất, có nhiều kinh nghiệm nhất và biết cách huy động vốn giỏi nhất thế giới. Họ rất quan tâm đến các doanh nghiệp cổ phần hóa tại Việt Nam nhưng cái họ muốn thấy là những thay đổi về chính sách pháp luật và những xu hướng phát triển. Với hầu hết các nhà đầu tư Mỹ, nếu như họ chưa biết rằng: (1) tài sản họ mua như thế nào; (2) giá trị thực tế mà tài sản đó đem lại cho họ ra sao; (3) mức độ họ có thể kiểm soát tài sản đó; và (4) họ có thể đem đến những thay đổi như thế nào đối với tài sản đó – thì sẽ rất khó thu hút sự quan tâm đầu tư của họ.
Theo ông, những vấn đề về định giá, tỷ lệ sở hữu và sự minh bạch thông tin trong cổ phần hóa ảnh hưởng như thế nào đến quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài?
Theo tôi, các vấn đề trong quá trình cổ phần hóa trong lĩnh vực ngân hàng ở các quốc gia tương tự nhau. Cái chính là mục đích và sự ưu tiên của các Chính phủ trong việc tìm kiếm nhà đầu tư tốt nhất cũng như nguồn lực lớn nhất khi cổ phần hóa DNNN. Do đó, quyết định của mỗi Chính phủ về vấn đề này sẽ tạo ra sự khác biệt.
Xin cảm ơn ông!
Theo Diễn đàn Doanh nghiệp
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá như vậy về Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, sẽ được Quốc hội thảo luận vào chiều 10-11.
Thương hiệu Việt Nam được Brand Finance xếp hạng A+, tức thuộc nhóm các quốc gia có thương hiệu mạnh.
Tại Hội nghị Doanh nhân APEC 2017, ông Liam Mallon, Chủ tịch tập đoàn Exxon Mobil, thông tin về dự án mỏ dầu khí Cá Voi Xanh đang được triển khai giữa Petrovietnam và tập đoàn này.
Đây là quan điểm của ông Đỗ Văn Sinh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội khi đánh giá về việc để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 21-22%, trong 3 tháng cuối năm phải tạo được 10% tăng trưởng tín dụng, tương đương với 600.000 tỉ đồng sẽ được bơm vào nền kinh tế.
“Việt Nam, một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, với tư cách là chủ nhà, đã nỗ lực hài hòa lợi ích, tìm kiếm nền tảng chung để thu hẹp sự khác biệt và thúc đẩy hợp tác giữa các thành viên APEC”.
Trao đổi với PV, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lí Kinh tế Trung ương cho rằng, để cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước thành công, một trong những yếu tố tiên quyết là phải tư duy theo hướng thị trường.
HSBC vừa công bố báo cáo Triển vọng Thị trường Việt Nam với tiêu đề “Dầu thô thất thế, du lịch lên ngôi”.
Trong năm qua, thị trường bất động sản các huyện vùng ven của Long An lại sôi động không kém gì thị trường bất động sản TP.HCM.
Trong 10 chỉ số môi trường kinh doanh theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có 8 chỉ số tăng điểm, không có chỉ số nào giảm điểm và 6 chỉ số tăng bậc.
Đây là những nguyên nhân chính yếu được Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) chỉ ra trong Nghiên cứu về “Cổ đông chiến lược trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước”, công bố chiều 30/10.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự