Đặc biệt, đặc khu kinh tế có mục tiêu cực kỳ quan trọng, là “lồng ấp” thể chế chính trị, chính sách cho đất nước.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá như vậy về Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, sẽ được Quốc hội thảo luận vào chiều 10-11.
Ông Nguyễn Chí Dũng nói: "Với Luật hành chính kinh tế đặc biệt, điều quan trọng nhất là tạo ra một sân chơi mới, thể lệ mới cho người chơi mới để đón nhận làn sóng đầu tư đang dịch chuyển mạnh mẽ trên thế giới.
Hiến pháp, chủ trương của Đảng đã có, giờ nhiệm vụ là luật hóa, thành lập các đặc khu, tạo ra những thể chế tốt nhất vượt trội so với hệ thống pháp luật trong nước, cạnh tranh được với khu vực và quốc tế".
Phải đưa cái nhà đầu tư cần
* Chính phủ có đặt ra mục tiêu mà 3 đặc khu Phú Quốc (Kiên Giang), Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) mang tới?
- Đây là việc chúng ta chủ động đưa ra và phải biết mình muốn gì, nhà đầu tư cần gì. Nên đưa những cái nhà đầu tư cần và thể chế có thể cho phép. Phải phải hài hòa cả hai. Vì cái mình cho nhưng người ta không muốn, người ta không cần thì thất bại.
Ba vị trí này đều hết sức chiến lược, có lợi thế so sánh để phát triển. Thể chế mới ở các khu vực này phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương và xu thế của quốc tế. Cụ thể là tạo điều kiện để những ngành cạnh tranh trong thời kỳ mới, như ngành dịch vụ, công nghệ cao, y tế giáo dục, vui chơi giải trí, thương mại... phát triển
* Có ý kiến cho rằng mô hình kinh tế đặc khu rất tốt nhưng việc tách ra thành các mô hình quản lý hành chính riêng, xem ra cần tính lại?
- Đây là đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, những vấn đề về tổ chức hành chính, thể chế về kinh tế cũng phải đặc biệt. Dành quyền tự chủ, chịu trách nhiệm, thẩm quyền trong điều hành hàng ngày của trưởng đơn vị.
Tuy nhiên khi ủy quyền nhiều, phân cấp, phân quyền nhiều cho trưởng đặc khu thì phải có cơ chế giám sát đi kèm.
Ban soạn thảo, Chính phủ cũng đã tính đến phải có giám sát từ UBND cấp tỉnh, HĐND tỉnh, giám sát từ các bộ ngành trung ương theo ngành dọc và theo chiều ngang để có cơ chế giám sát lại các cơ quan của đơn vị kinh tế hành chính đặc biệt này.
Nhà nước sẽ có "vốn mồi"
* Nguồn lực tài chính để đầu tư có khả thi không thưa ông?
- Khi thành lập các đơn vị hành chính đặc biệt, nhà nước không đi đầu tư, mà tạo ra một không gian đầu tư, một thể chế cạnh tranh để người ta vào đầu tư, từ làm hạ tầng đến kêu gọi nhà đầu tư, các dự án ở đây đều do các nhà đầu tư hết.
Tuy nhiên kinh nghiệm quốc tế cho thấy nếu Chính phủ không tham gia hỗ trợ ban đầu một phần cũng rất khó để hình thành một số cơ sở hạ tầng ban đầu. Vì thế Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần để hình thành một số cơ sở hạ tầng ban đầu để lôi kéo, thúc đẩy nhà đầu tư.
* Ông có đồng ý với phương án việc miễn trừ một số trách nhiệm của trưởng đặc khu như đề xuất của Quảng Ninh?
- Cái đó đang nghiên cứu. Có thể có một số cái có thể miễn trừ trách nhiệm, một số cái thì không. Đây là bộ luật mới, khó, liên quan đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực và nó có phạm vị ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống pháp luật của Việt Nam.
Sự thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào tư duy của chúng ta. Nếu tư duy không cởi mở, chỉ nghĩ nghĩa rằng chúng ta có quyền cho nhà đầu tư cái nọ, cái kia thì nhà đầu tư có một quyền rất lớn là "quyền không làm".
Vì thế phải đồng hành, phải xuất phát từ nhu cầu nhà đầu tư để hai bên cùng có lợi, để bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, và nhà đầu tư.
Nếu thả ra hết để nhà đầu tư làm mà nhà nước không được gì hết hoặc ảnh hưởng đến vấn đề cốt lõi quốc phòng, an ninh, chủ quyền, người dân, môi trường thì không được.
Còn những vấn đề chúng ta có thể linh hoạt thì nghiên cứu các mô hình các nước, xu thế hiện nay và thực tiễn nước ta trong suốt 25 năm qua để làm sao có thể chế tốt nhất, cạnh tranh nhất, mà vẫn giữ được những vấn đề cốt lõi.
VIỄN SỰ ghi
Theo Tuoitre.vn
Đặc biệt, đặc khu kinh tế có mục tiêu cực kỳ quan trọng, là “lồng ấp” thể chế chính trị, chính sách cho đất nước.
các KKT và KCN nhiều, mà chưa đủ lực do còn thiếu các cơ chế thích hợp đủ tầm.
Chính phủ vừa ban hành một nghị định riêng quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động kinh doanh dầu khí (Nghị định 124/2017/NĐ-CP). Với các quy định vừa chi tiết, chặt chẽ vừa tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư dầu khí Việt Nam khi tham gia vào hoạt động dầu khí quốc tế bảo toàn, phát triển đồng vốn...
Bức tranh kinh tế nông thôn còn được phác họa ở góc độ các hộ kinh doanh phi nông nghiệp.
Về quan hệ kinh tế, Trung Quốc là đối tác thương mại, thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, nhà đầu tư trực tiếp lớn thứ 8 ở Việt Nam...
Khi Mỹ, một quốc gia có sức nặng kinh tế, với vai trò của mình rút ra khỏi Hiệp định TPP cũng tạo ra những khó khăn nhất định cho các quốc gia trong quan điểm tiếp tục duy trì Hiệp định TPP với tiêu chuẩn chất lượng cao, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết.
Thương hiệu Việt Nam được Brand Finance xếp hạng A+, tức thuộc nhóm các quốc gia có thương hiệu mạnh.
Tại Hội nghị Doanh nhân APEC 2017, ông Liam Mallon, Chủ tịch tập đoàn Exxon Mobil, thông tin về dự án mỏ dầu khí Cá Voi Xanh đang được triển khai giữa Petrovietnam và tập đoàn này.
Đây là quan điểm của ông Đỗ Văn Sinh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội khi đánh giá về việc để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 21-22%, trong 3 tháng cuối năm phải tạo được 10% tăng trưởng tín dụng, tương đương với 600.000 tỉ đồng sẽ được bơm vào nền kinh tế.
“Việt Nam, một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, với tư cách là chủ nhà, đã nỗ lực hài hòa lợi ích, tìm kiếm nền tảng chung để thu hẹp sự khác biệt và thúc đẩy hợp tác giữa các thành viên APEC”.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự