Việc ký kết nhiều FTA giống như “bát mì Spaghetti”, có rất nhiều hương vị và màu sắc. Tất nhiên, khi tham gia nhiều FTA như vậy sẽ có sự đan xen, chồng chéo. Nhưng chúng ta sẽ chọn cam kết nào có mức hưởng lợi lớn nhất để thực hiện

Vị Trưởng đại diện JICA nói ông rất quan tâm đến việc được ăn sạch, thế nhưng...
Sau khi Việt Nam tiến hành đổi mới, ngành có phản ứng nhanh nhạy với cơ chế thị trường nhất và thành công nhất chính là nông nghiệp.
Đây là nhận xét của ông Mori Mutsuya, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam, tại một cuộc họp báo về chuỗi nông sản tổ chức hôm 16/12 tại Hà Nội.
Rất nhiều vấn đề
Gạo, cà phê và hạt tiêu Việt Nam đã trở thành những mặt hàng xuất khẩu có năng lực cạnh tranh cao, đứng vị trí thứ nhất hoặc thứ hai thế giới. Các mặt hàng như tôm, cá da trơn cũng được xuất khẩu mạnh. Ngoài ra, tháng 11 năm nay, xoài của Việt Nam đã bắt đầu được xuất sang Nhật Bản, khởi đầu cho sự xuất khẩu đa dạng hoa quả sang các nước.
Mặc dù vậy, nông sản Việt vẫn còn rất nhiều vấn đề, theo ông Mori Mutsuya.
Trước tiên là độ an toàn. Với tư cách là một người đang sống tại Việt Nam, vị Trưởng đại diện JICA nói ông rất quan tâm đến việc được ăn sạch, thế nhưng hiện tại dường như chưa có nhiều nguồn cung thực phẩm sạch đáng tin cậy.
Nhiều nhà sản xuất không xây dựng được cho người tiêu dùng niềm tin chắc chắn về tính an toàn, nên cho dù có sản xuất nông sản sạch cũng không có thị trường để bán được giá cao. Đó là còn chưa kể đến quy trình tiêu thụ hàng hóa phức tạp, khâu thanh toán phức tạp và chậm trễ khiến nông dân không thể dự toán được lợi nhuận, nên họ ngại đầu tư vào sản xuất. Cuối cùng, cho dù mục tiêu là hướng tới xuất khẩu, thì với giá đầu vào như đất và phân bón cao, thì năng lực cạnh tranh cũng không có.
Ông Mori Mutsuya nhấn mạnh, hoạt động quản lý chồng chéo cũng tác động rất nhiều đến sự phát triển của ngành nông nghiệp. Từ khâu sản xuất đến khâu bán hàng, có quá nhiều cơ quan quản lý của Nhà nước cùng chịu trách nhiệm liên quan, ví dụ như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm sản xuất nông sản; Bộ Công Thương chịu trách nhiệm đối với các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản, ngoại thương, chế biến và quản lý thị trường… cho đến Bộ Y tế chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tuy nhiên, cái thiếu hiện nay là sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các cơ quan này.
Lấy ví dụ tại Nghệ An và Lâm Đồng - hai tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, ông Yamamoto Satoshi, cố vấn cao cấp của JICA, nêu ra một loạt vấn đề gây tổn hại cho nông nghiệp hai tỉnh này: giá bán nông sản tại mỗi hộ gia đình nông dân không đồng nhất, đồng thời nông dân cũng không thể làm được khâu gia công, đóng gói, dán nhãn sản phẩm.
Ý thức của nông dân đối với năng suất, chất lượng, nhu cầu thị trường hay tuân thủ hợp đồng còn thấp, không thể đáp ứng được đòi hỏi của doanh nghiệp về chất lượng, số lượng nông sản. Nông dân tùy tiện bán cho thương lái khác ngay khi họ được trả giá cao hơn và vì vậy làm khó cho doanh nghiệp thu mua...
Về phía doanh nghiệp, với lợi thế nắm trong tay mạng lưới phân phối, họ cũng hay ép giá nông dân, và nông dân vì vậy cũng chỉ có thể bán được hàng hóa với giá thấp.
Hạ tầng quá yếu
Theo ông Yamamoto Satoshi, tập quán canh tác của nông dân Việt Nam hiện nay cũng mang nặng tính “ăn xổi”, khi trồng trọt chỉ dựa vào hợp đồng của bên trung gian thu mua với lợi ích ngắn hạn dẫn đến suy thoái đất, làm mất độ phì nhiêu của đất. Ngoài ra, sự can thiệp của nhiều khâu trung gian hay bán hàng tại chợ bán lẻ truyền thống cũng khiến kênh lưu thông phân phối bị phức tạp hóa, không thể cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin về nông sản thích hợp.
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động vận chuyển nông sản còn quá yếu, hàng hóa phải vận chuyển qua nhiều khu vực chưa được trải nhựa đường, thời gian vận chuyển nông sản tới nơi tiêu thụ quá dài. Hộ gia đình và doanh nghiệp không có xe tải lạnh giúp đảm bảo chất lượng nông sản sau thu hoạch.
Các doanh nghiệp nước ngoài gặp nhiều khó khăn trong việc làm sao để có được đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp bởi đất nông nghiệp đã bị chia quá nhỏ. Nếu muốn làm nông nghiệp trên quy mô lớn, doanh nghiệp sẽ phải đàm phán với quá nhiều bên và mỗi bên đòi một mức giá khác nhau. Khả năng đầu tư và phát triển sản xuất nông nghiệp của doanh nghiệp vì vậy chịu rất nhiều hạn chế.
Với tư cách là cầu nối cho doanh nghiệp Nhật - Việt, đại diện JICA cho biết ngoài các yếu tố địa phương, các doanh nghiệp Nhật rất quan tâm đến hợp tác công nghệ với Việt Nam. Hiện nay đã có ít nhất 8 trường đại học của Nhật sẵn sàng hợp tác với Đại học Cần Thơ và Đại học Nông nghiệp của Việt Nam để cải thiện công nghệ sau thu hoạch, chế biến sản phẩm và gia tăng giá trị cho sản phẩm nông nghiệp.
Ngoài ra, doanh nghiệp Nhật cũng sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng đầy đủ cơ sở gia công thực phẩm hay cơ sở thu gom, phân loại, lưu kho nông sản; cải thiện cơ chế lưu thông; xây dựng môi trường đầu tư để thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp; thành lập “khu sản xuất chế biến nông nghiệp” có sự tham gia của doanh nghiệp Nhật và thành lập mô hình hợp đồng giữa khu sản xuất nông nghiệp với nhà nông lân cận.
Việc ký kết nhiều FTA giống như “bát mì Spaghetti”, có rất nhiều hương vị và màu sắc. Tất nhiên, khi tham gia nhiều FTA như vậy sẽ có sự đan xen, chồng chéo. Nhưng chúng ta sẽ chọn cam kết nào có mức hưởng lợi lớn nhất để thực hiện
Bộ trưởng Thăng cho biết với lộ trình hạn chế xe, Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng đề án phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các thành phố lớn và đã đề nghị các thành phố lớn làm đề án từ năm 2014.
“Xin cho biết tính pháp lý của việc giảm tiết kiệm 5% trong dự án nêu trên?”, đại biểu hỏi Thủ tướng...
Theo Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2015 vừa được Tổng cục Thống kê công bố, giá trị sản xuất xây dựng năm 2015 theo giá hiện hành ước tính đạt 974,4 nghìn tỷ đồng.
GDP tăng trưởng nhanh nhất 5 năm, lạm phát thấp cùng nhiều thành tựu đạt được trong hội nhập đang mở ra cơ hội cho Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn không ít những băn khoăn về nền kinh tế khi hội nhập cùng sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt khi bước vào sân chơi toàn cầu.
Không thể lường trước được mức giảm sâu, liên tục chạm đáy của giá dầu 3 tháng cuối năm 2015, mục tiêu xuất khẩu cả năm đã không đạt được.
Kinh tế nước ta tiếp tục đà phục hồi với mức tăng trưởng GDP năm 2015 ước đạt 6,68%, cao nhất trong vòng 8 năm qua, vượt mục tiêu đề ra, tạo đà cho sự phát triển 5 năm tới.
Năm 2015 có thể xem là một năm nhiều biến động đối với nền nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản.
Thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, bình quân cả giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ huy động từ thuế, phí vào NSNN khoảng 21% GDP.
Kết quả kiểm tra cần được báo cáo thay vì... im lặng, gây hoang mang và nghi ngờ trong dư luận. Bởi nếu các doanh nghiệp bị kiểm tra có sai phạm, việc xử lý sẽ như thế nào và ngược lại.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự