Việc giải ngân vốn ODA tăng nhanh là tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng và tăng trưởng kinh tế.

“Xin cho biết tính pháp lý của việc giảm tiết kiệm 5% trong dự án nêu trên?”, đại biểu hỏi Thủ tướng...
Dự án đường cao tốc Tp.HCM - Trung Lương, dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy đã áp dụng cơ chế chỉ định thầu với tỷ lệ tiết kiệm là 5%.
Hiện nay, các dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1 đoạn từ Hà Nội đếnCần Thơ và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên còn vốn dư trái phiếu Chính phủ là 14.259 tỷ đồng, Thủ tướng cho biết tại văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Trịnh Ngọc Phương, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh vừa được phát hành.
Theo đại biểu Phương thì việc giảm hơn 14 ngàn tỷ đồng, khoảng 23% trong dự án đường Hồ Chí Minh là một bước đột phá về tiết kiệm trong xây dựng cơ bản.
Xin cho biết giải pháp nào để có sự đột phá như trên? Đại biểu Phương chất vấn người đứng đầu Chính phủ.
“Theo tôi được biết, ngoài các yếu tố giá thực tế và tính toán trong đấu thầu thì đơn giá, định mức, suất đầu tư cũng như tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế kỹ thuật là cơ sở để lập dự toán và lập dự án do các bộ, ngành ban hành là khó thay đổi và khó điều chỉnh”, đại biểu Phương viết tiếp.
“Xin cho biết tính pháp lý của việc giảm tiết kiệm 5% trong dự án nêu trên, đồng thời kiến nghị Chính phủ nếu đột phá của ngành giao thông qua dự án nêu trên có đầy đủ cơ sở và tính pháp lý của nó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành nghiên cứu, rà soát lại hệ thống đơn giá, định mức suất đầu tư cũng như quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật đã ban hành vừa qua, để làm sao đưa các công trình xây dựng cơ bản về đúng giá trị thực của nó, nếu không ta đang có sự lãng phí rất lớn đối với công tác này”.
Hồi âm đại biểu Phương, Thủ tướng cho biết, thực hiện nghị quyết của Trung ương Đảng và Quốc hội, Chính phủ đã giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và địa phương có liên quan huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện các dự án cải tạo, mở rộng quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên.
Đến nay, các dự án đều được kiểm soát tốt tiến độ, chất lượng trong đó dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 đoạn từ Hà Nội đến Cần Thơ cơ bản hoàn thành toàn bộ trong năm 2015. Các dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên đã hoàn thành toàn bộ trong tháng 7/2015, rút ngắn thời gian thi công 1,5 năm so với kế hoạch.
Thủ tướng cũng nêu rõ nguyên nhân các dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1 đoạn từ Hà Nội đến Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên còn vốn dư trái phiếu Chính phủ là 14.259 tỷ đồng.
Đó là, do chênh lệch tổng nguồn vốn bố trí cho các dự án theo Nghị quyết số 65/2013/QH13 và tổng mức đầu tư được duyệt; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công nên tiết kiệm chi phí dự phòng trượt giá, tiết kiệm chi phí lãi vay đối với các dự án BOT; rà soát, điều chỉnh thiết kế cho phù hợp; biện pháp tổ chức thi công hợp lý; tiết kiệm 5% dự toán do thực hiện chỉ định thầu.
Về việc áp dụng tỷ lệ tiết kiệm 5% dự toán do thực hiện theo hình thức chỉ định thầu, thông tin từ văn bản trả lời chất vấn là, trong quá trình triển khai thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn từ Hà Nội đến Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên, Chính phủ, Thủ tướng đã giao Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các chủ đầu tư thực hiện công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự toán đảm bảo chặt chẽ và tuân thủ theo đúng các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng hiện hành.
Đồng thời, để đảm bảo tính khách quan, công tác thẩm tra dự toán đã được giao cho Viện Kinh tế Xây dựng - Bộ Xây dựng thực hiện.
Theo các quy định về quản lý chi phí hiện hành, khi lập dự toán được dự trù một khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng (thu nhập chịu thuế tính trước), khi tham gia đấu thầu, các doanh nghiệp căn cứ năng lực kinh nghiệm của mình có quyền xây dựng biện pháp tổ chức thi công phù hợp đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Số liệu tổng kết công tác đấu thầu đối với các dự án xây dựng công trình giao thông trong thời gian vừa qua thì tỷ lệ tiết kiệm thông qua đấu thầu từ 3÷5%.
Người đứng đầu Chính phủ còn cho biết thêm, trong thời gian qua, khi triển khai các công trình có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Chính phủ đã áp dụng cơ chế chỉ định thầu với tỷ lệ tiết kiệm để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án, như: các dự án điện đã áp dụng cơ chế chỉ định thầu với tỷ lệ tiết kiệm là 5% theo cơ chế 797-400 (Văn bản số 797/CP-CN ngày 17/6/2003 của Chính phủ). Các dự án thủy điện cũng áp dụng cơ chế chỉ định thầu với tỷ lệ tiết kiệm là 5% theo cơ chế 797-400 (Văn bản số 400/CP-CN ngày 26/3/2004 của Chính phủ).
Dự án đường cao tốc Tp.HCM - Trung Lương, dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy đã áp dụng cơ chế chỉ định thầu với tỷ lệ tiết kiệm là 5%. Các dự án này khi sử dụng cơ chế nêu trên đã rút ngắn được thời gian thực hiện và sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng đáp ứng các yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống nhân dân, Thủ tướng đánh giá.
Chính vì vậy, để sớm hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ các dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1 đoạn từ Hà Nội đến Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên, Chính phủ đã tiếp tục cho phép áp dụng cơ chế chỉ định thầu với tỷ lệ tiết kiệm 5% so với dự toán.
Đến nay, các dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1 đoạn từ Hà Nội đến Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên đã cơ bản hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng, đạt được hiệu quả to lớn trong việc phát triển kết cấu hạ tầng nói riêng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung.
“Như vậy, có thể khẳng định chỉ đạo của Chính phủ về việc áp dụng cơ chế chỉ định thầu với tỷ lệ tiết kiệm 5% dự toán là phù hợp thực tiễn, góp phần sử dụng hiệu quả vốn đầu tư của Nhà nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển hài hòa của doanh nghiệp”, Thủ tướng khẳng định.
Việc giải ngân vốn ODA tăng nhanh là tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng và tăng trưởng kinh tế.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết cơ quan chức năng Việt Nam sẽ đàm phán lại với đối tác Trung Quốc về việc vay vốn làm cao tốc Vân Đồn - Móng Cái theo hướng bỏ một số điều kiện, giảm lãi suất vay...
Không quan trọng là vay của nước nào, mà vấn đề là phải sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, đáp ứng được điều kiện và tiêu chuẩn để đảm bảo Việt Nam có khả năng vay, trả nợ tốt nhất.
Từng được Chính phủ kỳ vọng là “những quả đấm thép” với đỉnh điểm đóng góp gần 40% GDP (năm 2008), khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang tụt lại, vị trí bánh lái nền kinh tế bị lung lay. Tại cơ chế hay do con người chưa đủ tài, đủ lực?
Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách 6 tháng đầu năm 2016 vào sáng nay 29/7 tại kỳ họp Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thẳng thắn chỉ ra thực trạng kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.
Chiều 28/7, Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến về quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2014. Nhiều ý kiến lo ngại vấn đề chi ngân sách Nhà nước chưa đảm bảo đúng các quy định của pháp luật và nghị quyết Quốc hội…
Không phủ nhận vị trí đầu tàu và đóng góp cho nền kinh tế của khối doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong những năm qua. Nhưng thay vì củng cố sức mạnh và trở thành bệ đỡ cho các thành phần kinh tế khác, nhiều DNNN đang teo tóp.
Tính chung 7 tháng năm 2016, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 5,5 triệu lượt khách, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái có điểm cuối là đường dẫn cầu Bắc Luân II, nối với thành phố Đông Hưng (Trung Quốc) đang được xem xét vay vốn xây dựng từ China Eximbank.
Đối với chính phủ Việt Nam, sự sụp đổ của Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ không thể làm sứt mẻ lòng tin của nền kinh tế năng động nhất Đông Nam Á này.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự