Theo số liệu thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến hết tháng 9/2015 dư nợ tín dụng đối với toàn nền kinh tế ở mức hơn 4,45 triệu tỷ đồng, tăng 12,12% so với cuối năm 2014.

Không thể lường trước được mức giảm sâu, liên tục chạm đáy của giá dầu 3 tháng cuối năm 2015, mục tiêu xuất khẩu cả năm đã không đạt được.
Bộ Trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã nói như vậy tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, năm 2015 chỉ số sản xuất công nghiệp đã đạt mức cao nhất trong 5 năm với 9,8%. Trong đó, ngành công nghiệp xây dựng đóng góp quan trọng trong tăng trưởng GDP.
Trong phát triển công nghiệp cũng đã đưa vận hành nhiều công trình quan trọng, nhất là trong điện, dầu khí, phân bón, hoá chất… Đáng chú ý là tổ máy số 1 Nhà máy thủy điện Lai Châu đưa vào vận hành sớm hơn một năm so với kế hoạch; cùng một loạt các nhà máy điện được đưa vào vận hành, góp phần cân đối nhu cầu điện cho phát triển kinh tế và sinh hoạt của người dân; hoặc nhà máy phân bón tạ Lào Cao, Hải Phòng… đáp ứng gần 70% nhu cầu phân bón.
Không lường trước được giá dầu liên tục chạm đáy
Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu lại không đạt mục tiêu đề ra là 10% trong năm 2015. Theo Bộ trưởng Hoàng, nguyên nhân là do giá nông sản, giá dầu thô giảm và đặc biệt là không lường trước được mức giảm quá nhanh của dầu thô.
“Mất hơn 3 tỷ USD do giá dầu thô giảm, không thể lường trước được giá dầu thô liên tục chạm đáy. 3 tháng cuối năm tụt xuống còn 35 USD/thùng, nếu không giảm như vậy thì chỉ tiêu xuất khẩu sẽ đạt trên 10%. Tuy nhiên, một số hàng hoá đã tăng nên cũng bù lại được, nhờ nỗ lực tìm kiếm thị trường” – Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng cho rằng mặc dù xuất khẩu chỉ đạt được mức tăng trưởng trên 8% là nỗ lực lớn, trong bối cảnh các nước xung quanh sụt giảm. Do đó, nhập siêu đã đạt được mục tiêu mà Quốc hội đề ra khi ở mức 2% trên tổng kim ngạch xuất khẩu.
Tháng 1/2016 sẽ công bố toàn văn TPP bằng tiếng Việt, có thể ký kết vào đầu tháng 5/2016
Về hội nhập, Bộ trưởng Hoàng cũng cho biết chưa có năm nào mà Việt Nam đạt được nhiều thành công trong đàm phán. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, nhiều FTA quan trọng đã được ký kết như FTA với Hàn Quốc, Liên minh Á Âu…
Đặc biệt, quan trọng nhất là việc đàm phán thành công Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bộ trưởng cho biết, hiện Bộ Công Thương đang phối hợp để trình Bộ Chính trị, cho phép ký kết chính thức vào đầu tháng 5/2016.
“Hiệp định FTA với Hàn Quốc có hiệu lực từ 20/12 vừa qua. Hiệp định FTA với Liên minh Á Âu có thể có hiệu lực trong nửa đầu năm 2016, Hiệp định FTA với EU là năm 2017, TPP là 2018… thì sẽ có cơ hội lớn để mở rộng thị trường” – Bộ trưởng Bộ Công Thương thông tin.
Bộ trưởng cũng cho biết, thị trường xuất khẩu ngày càng đặt ra yêu cầu khắt khe, trong bối cảnh đối tác yêu cầu chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, nên cạnh tranh ngày càng lớn. Nhiều sản phẩm đang có lợi thế mà vi phạm tiêu chuẩn kỹ thuật nên Bộ trưởng lo ngại những lợi thế của hội nhập thể sẽ không tận dụng được, như các sản phẩm nông sản, thủy sản, dệt may và da giày...
Thị trường trong nước là bộ phận cấu thành trong đấu tranh hàng giả, hàng kém chất lượng… Song Bộ trưởng cũng chỉ ra rằng so với yêu cầu mức độ chưa đáp ứng được hết, nên vẫn còn tình trạng hàng giả, hàng nhái trên thị trường.
Liên quan đến việc tăng cường thông tin tuyên truyền hội nhập, Bộ trưởng cũng cho biết hiện nay Bộ đang hoàn thiện, hiệu chỉnh văn bản tiếng Việt cùng Bộ Ngoại giao. Theo đó, đầu tháng 1/2016 sẽ công bố hết văn bản TPP và quý I/2016 sẽ công bố văn bản FTA với EU.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến hết tháng 9/2015 dư nợ tín dụng đối với toàn nền kinh tế ở mức hơn 4,45 triệu tỷ đồng, tăng 12,12% so với cuối năm 2014.
Việt Nam được WB đánh giá xếp thứ 11 trong số các nước nhận kiều hối nhiều nhất, dự kiến năm nay khoảng 12,5 tỷ USD.
Kết quả chương trình giám sát thuế - hải quan năm 2015 vừa được công bố chiều 12-12 tại Hà Nội cho thấy dù thủ tục đã có cải thiện nhưng nhiều doanh nghiệp, hiệp hội vẫn cảm thấy lo lắng...
Bộ Tài chính yêu cầu các địa phương siết chặt chi tiêu cho các khoản lễ hội, khánh tiết, đi công tác nước ngoài và đảm bảo việc trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng chưa từng có nhưng phần lớn các doanh nghiệp lại có quy mô nhỏ, thì liên kết là nhu cầu rất tự nhiên. Không chỉ là một khẩu hiệu, giải pháp này có khả năng tạo nguồn lực thực sự cho doanh nghiệp.
Khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN vận hành, vốn đầu tư ở Việt Nam có nguy cơ dịch chuyển sang một số nước ASEAN khác
Có nguồn thu ngân sách khá dồi dào song Hà Nội và TP.HCM lại là hai địa phương đứng đầu danh sách những tỉnh, thành nhận nhiều vốn ODA “cho không” nhất.
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ doanh nghiệp nào thành lập tại Việt Nam có thể trực tiếp niêm yết cổ phiếu tại nước ngoài.
Ngày 10/12, lãnh đạo thành phố Cần Thơ tiếp và làm việc với đoàn Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO) do ông Yazuzumi Hirotaka, Trưởng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn.
TPP có thể sẽ thúc đẩy việc gia tăng nguồn vốn đầu tư vào các nước thành viên TPP như Malaysia và Việt Nam, đặc biệt vào các ngành có chi phí nhân công thấp như dệt may, giày dép...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự