tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Lãng phí do cơ chế ngân sách 'tôm hùm'

  • Cập nhật : 08/09/2015

(Tin kinh te)

Theo tiến sĩ Huỳnh Thế Du, giảng viên Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất của Việt Nam hiện nay là cơ chế ngân sách "tôm hùm" - địa phương nào cũng muốn có được những công trình quy mô từ ngân sách Trung ương mà không quan tâm đến yếu tố hiệu quả.

phan bo ngan sach cao bang khien cac do thi lon chua the phat trien dong bo ha tang - anh: l.q

Phân bổ ngân sách cào bằng khiến các đô thị lớn chưa thể phát triển đồng bộ hạ tầng - Ảnh: L.Q

Theo phân tích của tiến sĩ Huỳnh Thế Du tại hội thảo Vốn cho hạ tầng giao thông do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức sáng nay 7.9, ví dụ điển hình của cơ chế ngân sách "tôm hùm" là Sơn La - một địa phương có số thu ngân sách hơn 3.000 tỉ đồng nhưng lại có kế hoạch xây dựng cụm công trình và quảng trường lên đến 1.400 tỉ đồng. Hay công trình nhà bảo tàng mấy nghìn tỉ ở Hà Nội đang bỏ không lại triển khai kế hoạch xây dựng bảo tàng hơn 11.000 tỉ đồng.

Bình luận về vốn cho hạ tầng giao thông, theo ông Huỳnh Thế Du, ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đều xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông từ ngân sách chung, với vai trò chủ đạo của vốn ngân sách kết hợp hợp lý với sự tham gia của khu vực tư nhân. Ví dụ điển hình là việc xây dựng hệ thống tàu điện ngầm của các nước này đều thành công nhờ vốn ngân sách. Trong khi đó, một số thành phố lớn của Đông Nam Á như Bangkok, Manila và Jakarta, đang sử dụng vốn ODA hoặc hợp tác công tư, lại chưa có được hệ thống giao thông công cộng hiệu quả. Điển hình nhất là Jakarta khi kế hoạch xây dựng hệ thống tàu điện ngầm đã có từ những năm 1980 nhưng đến nay vẫn chỉ là kế hoạch. Tiến sĩ Du cũng cho rằng, vốn ODA trên thực tế rất đắt và có nhiều ràng buộc, có thể làm đội giá thành dự án lên rất cao.
Đề cao vai trò ngân sách, tuy nhiên, theo ông Du, cơ chế phân bổ ngân sách đang rất bất cập, mang tính cào bằng, dẫn tới các thành phố lớn như TP.HCM hay Hà Nội khó xây dựng được hệ thống hạ tầng then chốt cho động lực phát triển. “Các thành phố lớn, nhất là TP.HCM đang phải liệu cơm gắp mắm, không biết khi nào mới đầu tư xong hệ thống tàu điện và khả năng kết nối cả hệ thống, khi mà mỗi nhà tài trợ mỗi đoạn theo công nghệ khác nhau”, ông Du nhìn nhận.
Chuyên gia này cũng cho rằng, hợp tác công tư PPP không phải là chìa khóa thành công cho đầu tư hạ tầng, khi đã có rất nhiều bài học thất bại từ các nước áp dụng PPP như Anh, Mexico.
Trở về

Bài cùng chuyên mục