Lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định đã có kịch bản trong trường hợp giá dầu thô xuống 30 USD mỗi thùng, trong khi thu ngân sách hiện đã bớt phụ thuộc vào nguồn này hơn nhiều so với 5-10 năm trước.

Các doanh nghiệp sau CPH đã trở thành những doanh nghiệp hoạt động trên thị trường có sự phát triển hết sức vững chắc.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, qua tổng kết công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa (CPH) các doanh nghiệp ngành GTVT đã đạt được nhiều kết quả khả quan. CPH đã làm cho tình hình tài chính của các doanh nghiệp hết sức lành mạnh và có những bước phát triển vững chắc. Thu nhập của người lao động tăng lên, vốn chủ sở hữu/vốn vay đã giảm xuống từ gần 3,0 xuống còn 1,7, trong khi đó tài sản của các doanh nghiệp tăng lên tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
Đặc biệt, các doanh nghiệp sau CPH đã phát triển và đứng vững. Trước đây, các doanh nghiệp cần sự hỗ trợ rất lớn của Bộ GTVT, nhưng hiện nay các doanh nghiệp sau CPH đã trở thành những doanh nghiệp hoạt động trên thị trường có sự phát triển hết sức vững chắc.
Tuy nhiên, tồn tại lớn nhất của các doanh nghiệp ngành GTVT sau CPH hiện nay vẫn là việc giải quyết chế độ cho người lao động. Theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, ở một số doanh nghiệp ngành GTVT sau CPH có lượng lao động dôi dư rất lớn, Bộ GTVT cũng đã làm việc với Bộ LĐ,TB&XH cũng như Chính phủ để giải quyết các chế độ cho người lao động, đặc biệt là chế độ cho những lao động chưa đủ chế độ nghỉ hưu theo tinh thần của Nghị định 91. Đồng thời, Bộ GTVT chỉ đạo các doanh nghiệp tiếp tục tháo gỡ, tạo việc làm mới cho người lao động ở những mức độ khác nhau.
Mặt khác, trong việc triển khai nhiệm vụ của các doanh nghiệp, trước đây các doanh nghiệp bung ra tham gia làm rất nhiều lĩnh vực, nhưng sau CPH chỉ được làm những lĩnh vực thuộc ngành nghề của mình.
Chính vì vậy các doanh nghiệp này cũng gặp nhiều khó khăn do phải cạnh tranh trên thị trường, dẫn đến phải đầu tư mạnh hơn về công nghệ và thiết bị, từ đó dẫn đến nguồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn. Trong khi các doanh nghiệp vẫn chỉ tập trung vào nguồn vốn vay là chính, vốn tự có của doanh nghiệp cần phải từng bước tháo gỡ mới đáp ứng được yêu cầu.
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cũng nhận định, một trong những yếu tố sau khi tái cơ cấu, các doanh nghiệp đã trở thành các nhà đầu tư và thu hút được nguồn vốn xã hội hóa rất cao. Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT đã trở thành các nhà đầu tư lớn, đầu tư vào các công trình hạ tầng giao thông theo các hình thức BOT, PPP hay các hình thức tương tự khác để phát triển doanh nghiệp một cách bền vững nhất./.
Lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định đã có kịch bản trong trường hợp giá dầu thô xuống 30 USD mỗi thùng, trong khi thu ngân sách hiện đã bớt phụ thuộc vào nguồn này hơn nhiều so với 5-10 năm trước.
Năm 2015 là năm thứ 5 liên tiếp ngành mía đường toàn cầu trải qua tình trạng thặng dư với với tổng lượng cung vượt hơn cầu hơn 2,8 triệu tấn. Đây cũng là khoảng thời gian mà sức nóng của ngành mía đường Việt Nam hiếm khi có dấu hiệu suy giảm khi lộ trình gia nhập hàng loạt hiệp định thương mại tự do buộc các doanh nghiệp nội địa phải tự mình đổi mới.
"Quan điểm của tôi là lạc quan trong dè dặt. Sự dè dặt của tôi là hiệp định thương mại và nhất là TPP được tung hô và mang tính cách khẩu hiệu hô hào”, TS. Nguyễn Trí Hiếu nói.
Nếu không tận dụng được cơ hội từ AEC thì 5-7 năm nữa, Việt Nam không thể thoát được bẫy thu nhập trung bình.
Buổi giao lưu 90 phút cùng Nhựa Bình Minh sẽ diễn ra từ 9h00-11h ngày 17/12/2015. Tại buổi giao lưu trực tuyến này, lãnh đạo Nhựa Bình Minh sẽ giải đáp những vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm.
Lãnh đạo 8 tỉnh của Việt Nam vừa trực tiếp mời gọi và thúc giục các nhà đầu tư Nhật Bản nhanh chân hơn nữa khi quyết định đầu tư vào các địa phương. Sự chậm chân của đối tác Nhật khiến nhiều dự án rơi vào tay các đối thủ khác.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến hết tháng 9/2015 dư nợ tín dụng đối với toàn nền kinh tế ở mức hơn 4,45 triệu tỷ đồng, tăng 12,12% so với cuối năm 2014.
Việt Nam được WB đánh giá xếp thứ 11 trong số các nước nhận kiều hối nhiều nhất, dự kiến năm nay khoảng 12,5 tỷ USD.
Kết quả chương trình giám sát thuế - hải quan năm 2015 vừa được công bố chiều 12-12 tại Hà Nội cho thấy dù thủ tục đã có cải thiện nhưng nhiều doanh nghiệp, hiệp hội vẫn cảm thấy lo lắng...
Bộ Tài chính yêu cầu các địa phương siết chặt chi tiêu cho các khoản lễ hội, khánh tiết, đi công tác nước ngoài và đảm bảo việc trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự