Buổi giao lưu 90 phút cùng Nhựa Bình Minh sẽ diễn ra từ 9h00-11h ngày 17/12/2015. Tại buổi giao lưu trực tuyến này, lãnh đạo Nhựa Bình Minh sẽ giải đáp những vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm.

Bộ Tài chính yêu cầu các địa phương siết chặt chi tiêu cho các khoản lễ hội, khánh tiết, đi công tác nước ngoài và đảm bảo việc trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức.
Nội dung trên đưa ra tại Văn bản số 18410/BTC-NSNN do Bộ Tài chính ban hành ngày 10/12/2015 gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh/thành phố trong việc thực hiện một số giải pháp điều hành nhiệm vụ tài chínhngân sách địa phương.
Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo thực hiện một số giải pháp điều hành, thực hiện nhiệm vụ tài chính trong thời gian còn lại của năm 2015, trong đó:
Chỉ đạo cơ quan thuế, Hải quan phối hợp với cơ quan liên quan của địa phương tăng cường quản lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng thuế, phấn đấu tăng thu ở mức cao nhất đề hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu đã được giao.
Cơ quan tài chính tham mưu cho UBND tỉnh/thành phố quản lý chingân sách nhà nước, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả theo đúng chế độ quy định và trong phạm vi được giao. Tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết; hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài, hạn chế mua sắm ô tô và trang thiết bị đắt tiền. Đặc biệt, quản lý chặt chẽ việc ứng tước dự toán Ngân sách nhà nước và chi chuyển nguồn sang năm sau.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng yêu cầu Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Tài chính phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát tình hình thu, chi tại các cấp ngân sách trên địa bàn, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chi trong phạm vi dự toán được giao, không để xảy ra tình trạng nợ lương cán bộ, công chức, viên chức, các khoản chi cho con người và chính sách đảm bảo xã hội theo chế độ trên địa bàn.
Trường hợp bị hụt thu, chưa xử lý dứt điểm hoặc thiếu hụt tạm thời các quỹ ngân sách, cần chủ động giãn tiến độ hoặc tạm dừng thực hiện một số khoản chi chưa thực sự cần thiết. Nếu vẫn thiếu nguồn, cần sử dụng thêm nguồn lực tài chính địa phương theo quy định như nguồn dự phòng, quỹ dự trữ tài chính và các nguồn lực khác của địa phương.
Kết hợp với đó, Bộ Tài chính yêu cầu các địa phương cần rà soát, sắp xếp lại cá nhiệm vụ chi theo thứ tự ưu tiên, cắt giảm hoặc giãn thời gian thực hiện các nhiệm vụ chưa thực sự cần thiết để đảm bảo cân đối.
Riêng với nguồn thu từ sử dụng đất và các nguồn thu khác gắn với nhiệm vụ chi, cần căn cứ dự toán đã giao và tiến độ thực hiện thu thực tế. Trường hợp dự kiến giảm thu so dự toán, ngân sách địa phương không thể bù đắp từ các khoản tăng thu khác thì phải chủ động rà soát, cắt giảm hoặc giãn tiến độ thực hiện các công trình, dự án đã được bố trí từ nguồn này.
Trường hợp sau khi thực hiện các giải pháp nêu trên mà ngân sách địa phương vẫn khó khăn, địa phương có báo cáo bằng văn bản kịp thời đến cơ quan quản lý cấp trên để xem xét, trình cấp có thẩm quyền cho phép tạm ứng nguồn để đảm bảo các nhiệm vụ chi quan trọng, đặc biệt là các chế độ, chính sách cho con người và an sinh xã hội.
Buổi giao lưu 90 phút cùng Nhựa Bình Minh sẽ diễn ra từ 9h00-11h ngày 17/12/2015. Tại buổi giao lưu trực tuyến này, lãnh đạo Nhựa Bình Minh sẽ giải đáp những vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm.
Lãnh đạo 8 tỉnh của Việt Nam vừa trực tiếp mời gọi và thúc giục các nhà đầu tư Nhật Bản nhanh chân hơn nữa khi quyết định đầu tư vào các địa phương. Sự chậm chân của đối tác Nhật khiến nhiều dự án rơi vào tay các đối thủ khác.
Các doanh nghiệp sau CPH đã trở thành những doanh nghiệp hoạt động trên thị trường có sự phát triển hết sức vững chắc.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến hết tháng 9/2015 dư nợ tín dụng đối với toàn nền kinh tế ở mức hơn 4,45 triệu tỷ đồng, tăng 12,12% so với cuối năm 2014.
Việt Nam được WB đánh giá xếp thứ 11 trong số các nước nhận kiều hối nhiều nhất, dự kiến năm nay khoảng 12,5 tỷ USD.
Kết quả chương trình giám sát thuế - hải quan năm 2015 vừa được công bố chiều 12-12 tại Hà Nội cho thấy dù thủ tục đã có cải thiện nhưng nhiều doanh nghiệp, hiệp hội vẫn cảm thấy lo lắng...
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng chưa từng có nhưng phần lớn các doanh nghiệp lại có quy mô nhỏ, thì liên kết là nhu cầu rất tự nhiên. Không chỉ là một khẩu hiệu, giải pháp này có khả năng tạo nguồn lực thực sự cho doanh nghiệp.
Khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN vận hành, vốn đầu tư ở Việt Nam có nguy cơ dịch chuyển sang một số nước ASEAN khác
Ông Huỳnh Thế Năng, Tổng Giám đốc Vinafood 2, cho biết như vậy về kết luận của Thanh tra Chính phủ đối với nhiều sai phạm của tổng công ty này
Có nguồn thu ngân sách khá dồi dào song Hà Nội và TP.HCM lại là hai địa phương đứng đầu danh sách những tỉnh, thành nhận nhiều vốn ODA “cho không” nhất.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự