Các nước nghèo hơn với khả năng vay hạn chế có thể gặp khó khăn về tài chính trong bối cảnh giá trị nhập khẩu năng lượng tăng lên cao hơn.

Theo dự báo của Bộ Công thương, nhập siêu trong năm nay khoảng 4 tỷ USD; tương ứng 2,4% kim ngạch xuất khẩu và thấp hơn so với chỉ tiêu 5% mà Quốc hội đặt ra.
Mặc dù còn gần 1 tháng nữa mới kết thúc năm 2015 nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu đã gần về đích. Theo dự báo của Bộ Công Thương, năm 2015 kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 164-164,5 tỷ USD, tăng khoảng 9,5% so với năm 2014.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu ước khoảng 168 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm 2014. Như vậy, nhập siêu trong năm nay khoảng 4 tỷ USD, tương ứng 2,4% kim ngạch xuất khẩu và thấp hơn so với chỉ tiêu 5% mà Quốc hội đặt ra.
Bộ Công thương cho biết, trong 10 tháng đầu năm, mặc dù kinh tế thế giới khó khăn song xuất khẩu sang một số thị trường vẫn tăng trưởng tốt.
Xuất khẩu sang thị trường châu Á đạt 65 tỷ USD, tăng gần 8% so cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu sang Asean đạt 15,4 tỷ USD, giảm 1,8%; sang Trung Quốc đạt 14 tỷ USD, tăng gần 14%; sang Nhật Bản đạt 11,6 tỷ USD, giảm 5,8%.
Xuất khẩu sang thị trường châu Âu đạt 28,2 tỷ USD, tăng hơn 9% so cùng kỳ, trong đó xuất sang thị trường EU đạt 25,4 tỷ USD, tăng hơn 12%.
Xuất khẩu sang thị trường châu Mỹ đạt 33,8 tỷ USD, tăng gần 19% so cùng kỳ, trong đó xuất sang Hoa Kỳ đạt 27,7 tỷ USD, tăng gần 18%.
Bên cạnh đó, báo cáo của Bộ Công thương cũng nhận định, kết quả xuất khẩu như trên là đáng khích lệ trong bối cảnh nhập khẩu của các đối tác trên thế giới đều sụt giảm.
Cụ thể, trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ 9 tháng đầu năm giảm khoảng 3,9% so cùng kỳ, thì xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này vẫn tăng tới gần 19%.
Tương tự, trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc 9 tháng đầu năm giảm khoảng hơn 15% so với cùng kỳ, thì xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này vẫn tăng tới hơn 12%.
Các nước nghèo hơn với khả năng vay hạn chế có thể gặp khó khăn về tài chính trong bối cảnh giá trị nhập khẩu năng lượng tăng lên cao hơn.
Nhưng “cược” thế nào để đạt được mục tiêu của một đặc khu kinh tế, đó là sự lan tỏa về kinh tế, về thể chế và kỹ năng.
Sau nhiều nỗ lực níu giữ, cuối cùng trần giải ngân vốn ODA 300.000 tỉ đồng của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 cũng đã chính thức bị phá thủng.
Chỉ tính trong năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu sang Mỹ 41,6 tỉ USD, chiếm hơn 20% tỉ trọng xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài
Uỷ ban Tài chính ngân sách (UBTCNS) Quốc hội đánh giá, việc giữ bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2017 thấp hơn so với dự toán và giảm mức vay của NSNN 9.749 tỷ đồng đã thể hiện sự cố gắng rất lớn của Chính phủ trong quản lý, điều hành.
Luật tạo dựng sân chơi mới, luật chơi mới, thể chế mới vượt trội, cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Qua đó, tạo nên sự tăng trưởng, tạo một nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước, mang tính lan tỏa các khu vực xung quanh và toàn nền kinh tế.
Chỉ tính riêng 19 cuộc thanh tra tại các doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ 2011 - 2016, tập trung tại các tập đoàn, tổng công ty, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện số tiền sai phạm lên tới gần 346.000 tỉ đồng, hơn 48 triệu USD (khoảng 1.100 tỉ đồng), gần 304.000 euro (khoảng 8,1 tỉ đồng).
Tới năm 2025 năng suất lao động ngành của Việt Nam hầu hết ở mức gần hoặc thấp nhất trong tương quan với các nước so sánh.
Tạo động lực mới, thúc đẩy năng suất lao động nội ngành cần được coi là mệnh lệnh chính trị để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.
“Theo tôi, các ưu đãi về chính sách của chúng ta cũng chỉ ở mức trung bình so với các đặc khu khác trên thế giới. Tức là không thái quá nhưng so sánh với các địa bàn khác, nó có lợi thế để thu hút đầu tư”, TS. Trần Du Lịch, Thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng trao đổi với BizLIVE.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự