Sự tham gia hội nhập sâu rộng và mạnh mẽ của thị trường thế giới sẽ khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài nhảy vào thị trường nhiều hơn.

Ngày 8/12, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) khẳng định Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ tạo ra một đối trọng lớn đối với kinh tế Trung Quốc và khiến nước này mất đi các khoản đầu tư đáng kể do dòng vốn này chạy sang những quốc gia có chi phí thấp hơn như Malaysia và Việt Nam.
Trong báo cáo có tiêu đề "Hội nhập kinh tế châu Á năm 2015" do chuyên gia kinh tế trưởng Shang-Jin Wei của ADB thực hiện, Trung Quốc “sẽ phải đối mặt với làn sóng cạnh tranh trực tiếp từ một số thành viên TPP về chi phí sản xuất thấp," trong đó luồng vốn đầu tư vào những ngành công nghiệp sử dụng lao động chi phí thấp như dệt may và giày dép sẽ bắt đầu chuyển hướng sang những “bến đỗ” mới như Malaysia và Việt Nam.
Ngoài ra, hoạt động thương mại và đầu tư trong khu vực và toàn cầu cũng bị xáo trộn do xuất khẩu sang các nước TPP chiếm đến gần 35% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc.
Báo cáo cho rằng với sự vắng mặt của Trung Quốc, Hàn Quốc và các thành viên quan trọng trong mạng lưới sản xuất hiện tại ở khu vực châu Á, TPP có thể gây tổn hại đến các chuỗi giá trị toàn cầu. Do đó, về dài hạn, những ảnh hưởng thật sự của TPP sẽ phụ thuộc vào việc các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là những nước có trao đổi thương mại lớn như Trung Quốc và Hàn Quốc, có hứng thú với hiệp định này hay không.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng kêu gọi các nước cải thiện các khu kinh tế đặc biệt đang phát triển nhanh chóng trên khắp châu Á, do đây là thành phần đóng vai trò xúc tác của phát triển kinh tế tại thời điểm khu vực này đang trải qua một sự suy giảm trong thương mại và tăng trưởng kinh tế./.
Sự tham gia hội nhập sâu rộng và mạnh mẽ của thị trường thế giới sẽ khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài nhảy vào thị trường nhiều hơn.
Đài Loan xếp thứ 6 trong số 57 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam với 103 dự án cấp mới, 51 lượt điều chỉnh vốn, tổng vốn đăng ký mới và điều chỉnh đạt 1,11 tỷ USD
Việt Nam đã ký kết FTA với Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEC) gồm 5 nước Nga, Kazakhstan, Belarus, Armenia và Kyrgystan vào cuối tháng 5/2015 vừa qua. Đây là sự kiện quan trọng, tạo ra cơ hội cho các DN Việt Nam được tiếp cận một khu vực thị trường rộng lớn, đông dân và rất nhiều tiềm năng giao thương và hợp tác đầu tư.
Theo tính toán trước đó của nhiêu chuyên gia trong ngành, Nguyễn Hà Đông có thể sẽ phải nộp khoảng 10 tỷ đồng tiền thuế cho các cơ quan chức năng.
Báo cáo của UBND một số tỉnh, thành phố tại kỳ họp HĐND cuối năm 2015 cho biết KT-XH năm 2015 ước đạt mức tăng khá so với mức tăng chung của cả nước. Đây là cơ sở vững chắc để tạo đà phát triển cho năm 2016 và những năm tiếp theo.
“Việt Nam có thể kéo giá điện xuống thấp, thậm chí là 0 đồng”. Đó là nhận định của GS-TS Andreas Polk, Trường kinh tế và luật Berlin, tại hội thảo “Cải cách thị trường điện cạnh tranh ở Đức, bài học cho Việt Nam” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức ngày 8-2.
Câu chuyện về ngành công nghiệp ô tô và giấc mơ về một sản phẩm ôtô "made in Vietnam" dường như vẫn là nỗi trăn trở đối với Việt Nam...
Đó là khẳng định của ông Đào Phan Long - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội cơ khí Việt Nam (VAMI) tại một hội thảo về chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô mới đây.
Sáng 8/12, gần 30 doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp do ông Atsuke Kawada, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội, làm trưởng đoàn đã đến tìm kiếm cơ hội đầu tư tại tỉnh Hà Nam.
Thừa nhận việc quản lý thuế đối với các loại hình cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, kinh doanh qua các nội dung số đang còn nhiều thách thức, Tổng cục Thuế cho biết trong thời gian tới sẽ tìm nhiều biện pháp đẩy mạnh quản lý thuế với các đối tượng này.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự