Xoá bỏ tình trạng nhũng nhiễu, tăng trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính công, tăng liên kết... là những điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp Việt có thể tận dụng lợi thế mà Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại.

Bộ Tài chính vừa yêu cầu thu hồi, điều chuyển nhiều xe công ở các địa phương nhằm góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.
Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính vừa có thông báo cho biết, ngày 9/11/2015, Bộ Tài chính đã ban hành công văn xử lý tài sản của Dự án “Hỗ trợ y tế vùng Duyên hải Nam Trung bộ” sau khi kết thúc.
Đồng thời Bộ cũng quyết định thu hồi số xe ô tô tại dự án này và thực hiện việc điều chuyển về các đơn vị đang có nhu cầu cấp bách về xe ô tô chuyên dùng để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Quyết định này được cho là sẽ tạo điều kiện để những đơn vị mới hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.
Ngoài ra, tại dự án “Hỗ trợ y tế vùng đồng bằng sông Cửu Long” của UBND thành phố Cần Thơ, hồi tháng 9 năm ngoái, Văn phòng Chính phủ đã có công văn thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính thu hồi 14 xe ô tô công tác của dự án này, trong đó Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Cần Thơ đang quản lý, sử dụng 4 xe ô tô (gồm 3 xe phục vụ công tác chung và 1 xe chuyên dùng).
Ngày 14/11/2014, Bộ Tài chính đã tổ chức tiếp nhận xe ô tô tại TP.HCM. Tuy nhiên, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Cần Thơ không thực hiện bàn giao xe theo quy định.
Đầu tháng 11/2015, Bộ Tài chính đã tiếp tục ban hành quyết định điều chuyển xe ô tô của Trung tâm Y tế dự phòng Cần Thơ về Thanh tra Chính phủ để bổ sung vào định mức xe ô tô chuyên dùng.
Xoá bỏ tình trạng nhũng nhiễu, tăng trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính công, tăng liên kết... là những điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp Việt có thể tận dụng lợi thế mà Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Từ 1-1-2016, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi, việc đóng BHXH cho người lao động trong khối DN Nhà nước (DNNN) sẽ dựa trên tiền lương và phụ cấp lương ghi trong hợp đồng lao động. Cơ chế này tương đương với cơ chế đóng của người lao động làm việc trong các DN ngoài Nhà nước.
Gần nửa triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) sẽ được thành lập mới trên cả nước trong giai đoạn 2016 - 2020, theo kế hoạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) dự thảo. Số doanh nghiệp hoạt động đến 2020 là 700.000, chiếm 98% số doanh nghiệp toàn quốc; tỷ trọng đầu tư chiếm 50%; tỷ lệ lao động là 50%; đóng góp vào ngân sách là 35%.
Theo báo cáo mới công bố ngày 8/1 của Ngân hàng Thế giới (WB), nền kinh tế Việt Nam cần những chiến lược mới để duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh, các cơ quan chức năng nên cộng tác chặt hơn với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và vận tải tư nhân để cải tiến dịch vụ kho vận.
Với quyết tâm và nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã hoàn thành những chỉ tiêu kế hoạch năm 2015 và 5 năm 2011-2015 với những thành tựu nổi bật.
Do đặc thù đường sắt khác với đường bộ, nên nếu áp dụng cơ chế đầu tư công tư (PPP), thì phải mất 2 năm mới làm xong được, nên sẽ không mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư.
Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) dự báo Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mang lại động lực kinh tế chủ yếu cho Việt Nam, Nhật Bản và Malaysia trước năm 2030.
Sau khi “kêu cứu” lên Thủ tướng, các doanh nghiệp sữa có thể sẽ không bị truy thu hàng trăm tỷ đồng tiền thuế với mặt hàng chất béo khan của sữa (AFM). Bộ Tài chính thừa nhận những quy định về mức thuế nhập khẩu mặt hàng trên là chưa hợp lý.
Qua 10 năm Bộ Công Thương chưa phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân nào vi phạm quy định về tặng quà, nhận quà cũng như vi phạm Luật phòng chống tham nhũng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự