Nhiều doanh nghiệp và chuyên gia khẳng định tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may và da giày sẽ khả quan hơn nữa, đặc biệt vào thị trường Mỹ.

Việt Nam đã vượt Myanmar và chỉ đứng sau Philippines trong khu vực ASEAN về chỉ số PMI.
Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất Việt Nam đã tăng lên 52,5 điểm trong tháng Sáu so với 51,6 điểm - mức thấp của 14 tháng được ghi nhận trong tháng Năm, nhờ sự tăng trưởng mạnh của đơn hàng, Nikkei và IHS Markit cho biết.
Trong số các nước ASEAN, chỉ số PMI của Việt Nam cũng vươn lên vị trí thứ hai, chỉ sau Philippines (53,9 điểm). Trong tháng 4/2017, Việt Nam đứng đầu khu vực về chỉ số này 3 tháng liên tiếp và chỉ tụt xuống vị trí thứ ba vào tháng Năm.
Kết quả chỉ số mới nhất cho thấy sức khỏe của lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã được cải thiện mạnh mẽ, và là kết quả cao hơn mức trung bình của chỉ số kể từ khi khảo sát bắt đầu vào tháng 3/2011.
Sau khi chậm lại đáng kể trong tháng Năm, tốc độ tăng trưởng số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng mạnh trở lại trong tháng Sáu, nhờ nhu cầu thị trường mạnh lên. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tăng với tốc độ nhanh hơn trong tháng Sáu.
Báo cáo cho biết, số lượng đơn đặt hàng mới tăng, cùng với nhu cầu khách hàng tăng lên, đã giúp sản lượng tăng 8 tháng liên tiếp. Tốc độ tăng đã nhanh hơn so với tháng Năm.
Tốc độ tạo việc làm cũng nhanh hơn trong tháng Sáu khi các nhà sản xuất ở Việt Nam đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới nhiều hơn và yêu cầu đối với sản xuất cao hơn. Năng lực hoạt động bổ sung này đã giúp giảm lượng công việc tồn đọng trong một số công ty.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng mức độ lạc quan trong kinh doanh đã tiếp tục giảm trong tháng Sáu, tức giảm tháng thứ tư liên tiếp xuống mức yếu nhất kể từ tháng 6/2013. Tuy nhiên, kết quả mới nhất vẫn cho thấy sự lạc quan với quan điểm tích cực phản ánh kỳ vọng nhu cầu thị trường tăng, thành công trong việc giành được những đơn đặt hàng mới và các kế hoạch tăng công suất.
“Sản lượng của lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tăng trong tháng Sáu làm giảm bớt một số lo ngại về sự chậm lại đáng kể trong tháng Năm, với mức tăng mạnh số lượng đơn đặt hàng mới là đặc biệt đáng khích lệ”, theo Andrew Harker, chuyên gia phân tích tại IHS Markit, công ty thu thập kết quả khảo sát.
“Mặc dù giảm nhẹ vào quý I của năm, kết quả chỉ số PMI trung bình trong quý II cho thấy sản lượng của ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục tăng mạnh. IHS Markit dự báo GDP của Việt Nam tăng 6,2% năm nay, với những dữ liệu mới nhất cho thấy lĩnh vực sản xuất tiếp tục đóng góp tích cực”, Harker nói thêm.
MINH TUẤN
theo Bizlive
Nhiều doanh nghiệp và chuyên gia khẳng định tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may và da giày sẽ khả quan hơn nữa, đặc biệt vào thị trường Mỹ.
Chính dòng vốn ra vào sẽ làm tăng các bất ổn vĩ mô và khi các bất ổn vĩ mô nổi lên đi kèm với các yếu kém sẵn có của nền kinh tế, đặc biệt là tính mong manh dễ đổ vỡ của hệ thống tài chính sẽ tạo nên nguy cơ sụp đổ như những gì đã diễn ra sau WTO.
Có thể đến năm 2018, hiệp định này mới được thực hiện. Từ nay đến lúc đó, các công ty trong những ngành như sản xuất sợi, vải vẫn có đủ thời gian để đầu tư và tận dụng lợi ích từ TPP.
Các dự án BOT không chỉ gỡ nút thắt về vốn, về hạ tầng mà nó còn tạo động lực phát triển KT-XH...
Trao đổi với PV Thanh Niên, ngay sau khi đàm phán TPP chính thức kết thúc, TS Nguyễn Đình Cung (ảnh), Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) cho rằng: TPP cần phải được hiểu như là một hiệp định đề ra luật chơi mới trong thương mại đầu tư quốc tế, áp dụng trong một khối kinh tế khá năng động, chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại toàn cầu. Cho nên, việc VN được tham gia hiệp định này có ý nghĩa rất lớn và là cơ hội lớn để thúc đẩy cải cách, phát triển kinh tế cho dù bên cạnh thuận lợi thì TPP cũng đặt ra những thách thức rất lớn.
Sáng 6-10, Bộ Công thương đã chính thức có bản phân tích về hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Theo Bộ Công thương, TPP là bước ngoặt của thế kỷ 21.
Con số tăng trưởng về xuất khẩu của tháng 8/2015 chính là biểu hiện rõ khả năng thích ứng của nền kinh tế nước ta và hiệu quả của những điều chỉnh linh hoạt, kịp thời của Chính phủ trước sự thay đổi tỉ giá của đồng Nhân dân tệ thời gian qua.
Việt Nam cần một cuộc cách mạng khởi nghiệp với mục tiêu thành lập 5 triệu doanh nghiệp, gấp 10 lần so với con số hiện tại để kinh tế tư nhân phát triển.
Mặc dù kết quả đàm phán TPP tại Atlanta (Mỹ) chưa có kết quả cuối cùng, nhưng các chuyên gia kinh tế Việt Nam đánh giá cao ý nghĩa của sự kiện này.
Hơn 1.400 nghìn tỷ đồng là số tiền mà Chính phủ đã sử dụng từ nguồn vốn vay trong và ngoài nước để đưa vào cân đối ngân sách nhà nước (NSNN), phục vụ đầu tư phát triển trong giai đoạn 2010-2015.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự