tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 02-09-2017

  • Cập nhật : 02/09/2017

Chỉ số PMI của Việt Nam tăng nhẹ trong tháng 8

ihs markit van lac quan ve trien vong hoat dong san xuat kinh te cua viet nam trong thoi gian toi.nguon anh: dan tri

IHS Markit vẫn lạc quan về triển vọng hoạt động sản xuất kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.Nguồn ảnh: Dân trí

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam tăng nhẹ lên 51,8 trong tháng 8 so với mức 51,7 trong tháng 7. Nguyên nhân chính giúp cải thiện chỉ số PMI là do số đơn đặt hàng mới tăng mạnh và nhanh hơn. Điều này cũng khuyến khích các công ty tăng tuyển dụng nhân công. Tuy nhiên, tốc độ tuyển dụng là chậm nhất trong 17 tháng qua.

Mức PMI trên 50 cho thấy hoạt động kinh tế mở rộng, trong khi mức dưới 50 điểm cho thấy hoạt động kinh tế co hẹp lại.

pmi viet nam qua cac nam: anh: ihs markit

PMI Việt Nam qua các năm: Ảnh: IHS Markit

Báo cáo của IHS Market cũng ghi nhận việc thiếu hụt nguyên vật liệu khiến cho chi phí sản xuất đầu vào tăng lên. Tuy nhiên, các công ty lại liên tục giảm giá bán đầu ra trong tháng 8.

Mức độ lạc quan trong kinh doanh đã tăng lên trong tháng 8, hơn 50% số  doanh nghiệp được hỏi đã dự đoán gia tăng sản lượng trong 12 tháng tới.

Andrew Harker, phó giám đốc của IHS Markit phụ trách báo cáo PMI, cho biết: " Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định ở thời điểm giữa quý ba của năm. Vẫn có những dấu hiệu tích cực về số lượng đơn đặt hàng mới giúp lĩnh vực duy trì đà tăng trưởng trong thời gian tới." Và ông cũng hy vọng việc tuyển dụng nhân công sẽ thể hiện mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.(NCĐT)
------------------------------------

Kia Motors bị phạt bồi thường 373 triệu USD cho nhân viên

phia kia cho biet ho khong dong y voi phan quyet nay va dang xem xet khang cao.nguon anh: thedetroitbureau.com

Phía Kia cho biết họ không đồng ý với phán quyết này và đang xem xét kháng cáo.Nguồn ảnh: thedetroitbureau.com

Trong ngày thứ Năm 31/8, hãng xe hơi lớn thứ nhì Hàn Quốc là Kia Motors đã bị Tòa án Nam Seoul xử phạt phải bồi thường 420 tỷ won (373 triệu USD) tiền lương chưa thanh toán cho nhân viên.

Dù con số này nhỏ hơn nhiều so với mức 1.000 tỷ won mà các nhân viên của Kia đã đưa ra lúc đầu, đây vẫn sẽ là một thiệt hại đáng kể cho Kia, giữa lúc hãng xe này đang phải đối mặt với doanh thu sụt giảm ở Trung Quốc. Giá cổ phiếu của Kia đã giảm 3,3% sau khi án phạt được đưa ra, và giá cổ phiếu của Hyundai Motor (cổ đông chính của Kia) cũng giảm 1,4%.

Vụ kiện này đã bắt đầu từ năm 2011, khi nhiều nhân viên của Kia đã yêu cầu công ty phải trả thêm tiền thưởng và áp dụng cách tính mới cho các khoản làm việc ngoài giờ, số ngày nghỉ chưa dùng và tiền bồi thường khi sa thải. Ban đầu, các nhân viên yêu cầu bồi thường 659 tỷ won, nhưng theo thời gian thì con số này đã tăng lên 1.000 tỷ won sau khi cộng dồn thêm lãi suất.

Phía Kia đã đưa ra lý lẽ rằng khoản bồi thường này có thể gây nguy hại cho công ty và từ đó làm ảnh hưởng tới cả nền kinh tế Hàn Quốc. Tòa án Nam Seoul đã cho rằng lý lẽ này là không phù hợp, và quyết định phạt Kia. Phía Kia cho biết họ không đồng ý với phán quyết này và đang xem xét kháng cáo.

Theo các thông tin gần đây, trong quý II/2017 doanh thu của Kia đã giảm 6%, còn lợi nhuận ròng giảm 52,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh số ở Trung Quốc sụt giảm mạnh (giảm 41,5% trong nửa đầu năm 2017). Doanh số tại thị trường Mỹ và Hàn Quốc của Kia cũng không khá hơn: giảm 10% tại Mỹ và 7,8% tại Hàn Quốc.(NCĐT)
--------------------

Ấn Độ đã thu hồi gần hết các tờ tiền mệnh giá lớn

Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI, ngân hàng trung ương) vừa công bố báo cáo thường niên cho hay, người dân Ấn Độ đã nộp lại gần như toàn bộ các tờ tiền mệnh giá lớn với tổng giá trị ước khoảng 15.400 tỷ rupee (242 tỷ USD), vốn bị Chính phủ đưa ra khỏi lưu thông từ cuối năm ngoái.

nguoi dan an do mang tien menh gia lon den nop tai ngan hang. anh: afp

Người dân Ấn Độ mang tiền mệnh giá lớn đến nộp tại ngân hàng. Ảnh: AFP

 

Hiện 15.280 tỷ rupee tiền mệnh giá lớn đã được RBI thu về.

Ngày 8/11/2016, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố rút khỏi hệ thống tài chính nước này hai loại tiền mệnh giá 500 rupee (7,5 USD) và 1.000 rupee (15 USD) nhằm chống trốn thuế và tham nhũng. Tuy nhiên, dường như phần lớn số tiền thu hồi được là từ các cá nhân, chứng tỏ rằng lượng tiền mặt không minh bạch không quá lớn. Dù vậy, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ, Arun Jaente nhấn mạnh rằng việc ngừng lưu hành các tờ tiền mệnh giá lớn không chỉ nhằm mục đích phát hiện các tài sản “đen”, mà còn hoàn thiện quá trình số hóa mạng lưới thuế, giảm bớt tình trạng trốn thuế, cũng như hạn chế tài trợ khủng bố.

Các nhà kinh tế nhận định biện pháp rút các tờ tiền mệnh giá lớn khỏi lưu thông đã có tác động tích cực, trong đó có việc tiền mặt được đưa vào hệ thống ngân hàng và giúp giảm chi phí đi vay.(Baotintuc)
-------------------------

Khan hiếm cát xây dựng, nhiều nước dừng xuất khẩu

Cát xây dựng đang khá khan hiếm tại Việt Nam khiến giá cát tăng cao trong những ngày gần đây. Việt Nam cũng đang đặt hàng các nhà khoa học nghiên cứu vật liệu thay thế, vậy thị trường cát trên thế giới thế nào?

Khan hiếm cát xây dựng, nhiều nước dừng xuất khẩu - Ảnh 1.

Những công nhân Ấn Độ tại một mỏ khai thác cát - Ảnh: AP

Sydney Morning Herald dẫn số liệu từ Liên Hiệp Quốc cho biết mỗi năm con người sử dụng hơn 40 tỉ tấn cát sỏi, trị giá 70 tỉ USD. Nếu tính luôn thị trường chợ đen, con số này còn cao hơn rất nhiều.

Nơi nơi khai thác cát

Vấn nạn khai thác cát đang là đề tài nhức nhối trên khắp thế giới, từ Mỹ cho tới Trung Quốc, châu Âu hay châu Á. Hầu như tất cả các nước trên thế giới đều đang đối mặt với vấn nạn khai thác cát.

Những bãi biển tại California vẫn đang bị xói mòn dù cho chính phủ Mỹ đóng cửa hầu hết nhà máy khai thác cát tại đây từ những năm 80 thế kỷ trước. Đến năm 2020, nhà máy cát cuối cùng tại bờ biển California sẽ chính thức đóng cửa.

Theo tờ Guardian, mỏ cát lớn nhất thế giới hiện nay là hồ Poyang, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc. Sau khi có lệnh cấm khai thác cát trên sông Dương Tử, hồ Poyang trở thành mỏ cung cấp cát chính của Trung Quốc. Với việc khai thác quá mức, mực nước tại hồ Poyang đã giảm và nhiều khu vực trơ đáy.

Hơn chục hòn đảo tại Indonesia đã biến mất để lấy cát bán cho Singapore, quốc gia sử dụng cát nhiều nhất thế giới - bên cạnh UAE, Qatar… để mở đất.

Rất nhiều bãi biển tại Morocco hay những quốc gia trong khu vực Caribe bị khai thác dẫn tới hiện tượng xói mòn nên bãi biển mất khả năng chống chọi với những cơn cuồng phong.

Điều nghịch lý tại Morocco là người ta dùng cát ở những bãi biển để xây khách sạn cho những du khách đến đây với mục đích chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của những bãi biển.

Nhưng không đâu tình trạng khai thác cát lại nhiều và hỗn loạn như tại Ấn Độ. Tại đất nước này, cát được gọi là ‘Vàng Ấn Độ’.

Cát đóng vai trò then chốt trong công nghiệp xây dựng tại Ấn Độ với dự đoán ngành xây dựng của nước này sẽ lọt vào top 3 thế giới trong tương lai không xa.

Mỗi năm, ngành khai thác cát tại Ấn Độ đem về công ăn việc làm cho 35 triệu người. Hầu hết cát khai thác tại Ấn Độ không xuất khẩu mà được dùng trong ngành xây dựng của chính nước này.

Tại Ấn Độ, có những băng nhóm chuyên bảo kê để khai thác cát lậu. Cuộc chiến giữa các băng nhóm này đang là một vấn nạn tại quốc gia này. Mỗi năm hàng trăm người chết trong các cuộc thanh toán giữa những băng nhóm cát tặc.

Tờ Guardian cho biết khai thác cát khiến một cây cầu ở Đài Loan sập trong năm 2000. Năm 2001, tại Bồ Đào Nha cũng vì khai thác cát khiến móng yếu nên khi một xe buýt chạy ngang làm sập cầu, khiến 26 người chết.

Với những hệ lụy từ môi trường, Malaysia, Indonesia đã có lệnh dừng xuất khẩu cát. Mới đây, Campuchia cũng ra lệnh cấm tương tự. Tại Bắc Ireland, những nhà hoạt động môi trường đang cố gắng vận động để dừng khai thác cát ở một vườn chim quốc gia.

Trái đất không kịp tái tạo cát

Khan hiếm cát xây dựng, nhiều nước dừng xuất khẩu - Ảnh 2.

Một đoàn người biểu tình chống khai thác cát ở California, Mỹ - Ảnh: GUARDIAN

Thế giới đang trong một vòng xoáy của cát. Singapore mua cát của những nước láng giềng. Toàn bộ cát để xây tòa nhà chọc trời Burj Khalifa tại Dubai, UAE đều được nhập từ Úc. Ước tính hơn phân nửa cát xây dựng tại Morocco được mua từ thị trường khai thác lậu.

Nhiều người nghĩ tới cái ‘kho sa mạc’ với hằng tỉ tỉ tấn cát nhưng sự thật là cấu trúc hạt cát ở sa mạc quá tròn, thiếu độ kết dính do đó không thể sử dụng trong ngành xây dựng.

Ngoài Singapore liên tục mua cát để mở rộng đất, một số đảo quốc khác cũng buộc phải dùng cát để chống chọi với hiện tượng nước biển dâng lên. Đảo quốc Maldives tại Ấn Độ Dương buộc phải lấy cát ở những đảo nhỏ hoặc dưới biển để đắp cho những đảo lớn.

Cùng với đó, tốc độ xây dựng chóng mặt tại Ấn Độ và Trung Quốc khiến châu Á đang là nơi tiêu thụ cát nhiều nhất thế giới, chiếm gần 70% tổng lượng cát khai thác toàn cầu. Trong giai đoạn 2011-2015, tờ Economist cho biết Trung Quốc đã xây 32,3 triệu căn nhà và 4,5 triệu km đường.

Tính trung bình, mỗi năm một người trên thế giới sử dụng 7,5 tấn cát. Trong khi đó, ước tính trong vòng 12 tháng, trái đất chỉ sản sinh ra được trên dưới 12,6 tỉ tấn cát. Tính ra, con người đang sử dụng cát với tốc độ nhanh gấp 4 lần so với khả năng sản sinh của trái đất.

Năm 2014, Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) xuất bản sách nhan đề ‘Cát hiếm hơn người ta tưởng’ trong chương trình Cảnh báo môi trường toàn cầu. Các tác giả khẳng định hiện nay cát đang được khai thác với tốc độ nhanh hơn khả năng tái tạo của trái đất.(Tuoitre)

Trở về

Bài cùng chuyên mục