tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 04-06-2016

  • Cập nhật : 04/06/2016

Đầu tư dự án 10.000 tỷ đồng chống ngập tại TP.HCM

Trong 2-3 năm nữa, 6,5 triệu dân tại các quận 1, 4, 7, 8 và hai huyện Nhà Bè và Bình Chánh có thể sẽ không còn chứng kiến tình trạng ngập do triều cường, khi dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng được triển khai ngay trong vài tháng nữa.
anh minh hoa

 

Ủy ban Nhân dân TP.HCM vừa giao Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) cho nhà đầu tư Trung Nam Group cùng doanh nghiệp dự án công ty TNHH Trung Nam BT 11547 thực hiện.

Tổng vốn đầu tư của dự án trên 9.926 tỷ đồng. Nguồn vốn sẽ được ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho vay với lãi suất 3%/năm.

Dự kiến dự án chống ngập này sẽ được hoàn thành trong 36 tháng tới, nhưng có thể hoàn thành sớm trước 01 năm, ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Xây dựng Trung Nam cho biết.

Theo đó, dự án tập trung xây dựng 06 cống kiểm soát triều lớn gồm: Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định.

Xây dựng 01 trạm bơm tại cống Bến Nghé, công suất 12 m3/s, 01 trạm bơm tại cống Tân Thuận, công suất 48 m3/s, 01 trạm bơm tại cống Phú Định, công suất 36 m3/s. Tàu thuyền vẫn đảm bảo qua lại bình thường thông qua âu thuyền của các cống sau khi dự án đi vào hoạt động.

Đoạn đê bao ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến sông Kinh, giai đoạn 1 bao gồm khoảng 7.801 km đê/kè ở các đoạn xung yếu, 25 cống nhỏ từ Vàm Thuật đến Mương Chuối.

Đây là dự án được đầu tư dưới hình thức đối tác công tư (BT) nhằm kiểm soát triều cường và ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 570 km2, với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP.HCM, đồng thời chủ động trong việc điều tiết hạ thấp mực nước ở các kênh rạch nhằm cải thiện khả năng tiêu thoát nước đô thị.


2.000 tỷ đồng xây cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam

Dự án đầu tư xây dựng cầu Cửa Hội có điểm đầu nối tuyến đường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An; điểm cuối nối Quốc lộ 8B huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; chiều dài tuyến chính 2,3km, trong đó chiều dài cầu khoảng 1,7km. Tổng mức đầu tư dự kiến gần 2.000 tỷ đồng.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Sáng 2/6, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ và Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Huỳnh Thanh Điền cùng lãnh đạo các cơ quan tham mưu liên quan của Bộ Giao thông vận tải, tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã có buổi làm việc bàn về dự án đầu tư xây dựng cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh theo hình thức hợp đồng PPP.
Theo thiết kế, cầu Cửa Hội có điểm đầu nối tuyến đường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An; điểm cuối nối Quốc lộ 8B huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; chiều dài tuyến chính 2,3km, trong đó chiều dài cầu khoảng 1,7km. Tổng mức đầu tư dự kiến gần 2.000 tỷ đồng.
Theo đơn vị tư vấn, cầu Cửa Hội nghiên cứu thiết kế cầu dây văng, hai mặt phẳng, vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực; bề rộng cầu chính 19m, bề rộng cầu dẫn 16m. Phần đường hai đầu cầu thiết kế theo tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, tốc độ thiết kế 80km/h.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Đình Thọ đánh giá vị trí xây cầu Cửa Hội là điểm xung yếu về vấn đề giao thông, nhất là phát triển kinh tế biển và chiến lược biển của vùng Nghệ An - Hà Tĩnh; do đó, vấn đề đặt ra đối với Bộ Giao thông vận tải và hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh làm sao nghiên cứu để sớm triển khai dự án.
Thứ trưởng đồng ý đầu tư dự án theo hình thức công - tư (PPP) có sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời yêu cầu đơn vị tư vấn tập trung nghiên cứu kỹ về quy mô, hướng tuyến, cơ chế và nguồn vốn đầu tư Dự án, trên tinh thần tiết kiệm nhất, hiệu quả nhất, phù hợp với quy hoạch, chủ trương của Chính phủ và tình hình thực tế của địa phương.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa “vướng phải đinh” vì văn bản quy phạm

Đã xuất hiện những rào cản, hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ngay trong những văn bản quy phạm pháp luật.
mot so van ban quy pham phap luat dang gay kho khan cho doanh nghiep. (anh minh hoa: kt).

Một số văn bản quy phạm pháp luật đang gây khó khăn cho doanh nghiệp. (Ảnh minh họa: KT).

Từ năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), trong đó quy định 8 chính sách trợ giúp DNNVV.

Sau 7 năm triển khai thực hiện, các chương trình, chính sách trợ giúp đã đạt được một số kết quả nhất định, hỗ trợ các DNNVV khắc phụ hạn chế, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện và tác động hỗ trợ của các chính sách này vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại.

Trên “thảm” dưới “đinh” rất dễ thấy

Chia sẻ những bất cập đang tồn tại trong việc triển khai chính sách trợ giúp DNNVV thời gian qua, TS. Lê Hồng Sơn, nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp) cho rằng, thực trạng vẫn đang có sự bất bình đẳng về điều kiện kinh doanh đối với DNNVV trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể là đã xuất hiện những rào cản, hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng ngay trong những văn bản hướng dẫn thi hành, gây khó khăn, bức xúc cho doanh nghiệp.

Ví von các văn bản quy phạm pháp luật gây khó khăn cho doanh nghiệp như những “hàng đinh” cắm dưới thảm đỏ, sẵn sàng gây “thương tích”, TS. Lê Hồng Sơn nhận diện: Các văn bản hạn chế sự phát triển của DNNVV thường này xuất hiện chủ yếu ở các Thông tư, văn bản quy phạm pháp luật cấp Bộ, cá biệt có trong một số quy định của Chính phủ, và đặc biệt xuất hiện chủ yếu tại các văn bản của cấp chính quyền địa phương.

TS. Lê Hồng Sơn lấy ví dụ tại tỉnh Quảng Ninh, từ cuối năm 2015 đã ban hành 2 Quyết định (4088/2015/QĐ-UBND và 3625/QĐ-UBND) đặt ra hàng loạt các điều kiện, tiêu chí đối với các tàu, thuyền kinh doanh dịch vụ du lịch trên vịnh Hạ Long - Bái Tử Long. Cụ thể Quyết định quy định rút ngắn thời hạn (niên hạn) sử dụng các phương tiện thủy từ 5 – 10 năm; Quy định về phòng cháy, chữa cháy đối với tàu lưu trú (hệ thống chữa cháy tự động hoặc bán tự động bằng nước cho các phòng ngủ của tàu); phải có thiết bị báo cháy ở tất cả các buồng của tàu.

Nếu các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định của UBND tỉnh Quảng Ninh, tất cả các tàu, thuyền hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn buộc phải có thêm bể nước trên tàu, hệ thống dẫn nước… và điều này không thể thực hiện được với các tàu cũ đang hoạt động. Tuy nhiên, điểm chéo ngoe trong văn bản này lại là việc quy định không cho phép doanh nghiệp đóng mới tàu, thuyền đề thay thế tàu cũ.

“Quy định này là cố tình bức tử các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn, đe dọa hơn 1.000 lao động sẽ mất việc làm. Đồng thời vi phạm hàng loạt các Luật như: Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư; Luật Phòng cháy chữa cháy; Luật Du lịch; Luật Giao thông đường thủy nội địa; Bộ Luật Dân sự về thẩm quyền điều kiện kinh doanh, phòng cháy chữa cháy, niên hạn sử dụng phương tiện thủy….”, TS. Lê Hồng Sơn chỉ rõ.

Theo cách giải thích của TS. Lê Hồng Sơn, đã không có tính thiện chí ở phía sau những quyết định được đưa ra của UBND tỉnh Quảng Ninh. Văn bản quy định như vậy rất dễ khiến dư luận cho rằng rằng, đó là các văn bản quy phạm pháp luật làm cản trở, bức tử doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ ở vịnh Hạ Long – Bái Tử Long, nhưng mấu chốt tác dụng sẽ lại là điều kiện tốt, một sự chuẩn bị sẵn sàng cho một sân chơi nhiều lợi ích của các đại gia trước môi trường đầu tư hết sức hấp tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Một ví dụ khác cũng diễn ra chính tại tỉnh Quảng Ninh được TS. Lê Hồng Sơn đưa ra, đó chính là Công văn 1747 ngày 14/5/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về hỗ trợ tiêu thụ xi măng được sản xuất trên địa bàn tỉnh. Công văn quy định dành quyền ưu tiên cho việc tiêu thụ xi măng của các nhà máy sản xuất đóng trên địa bàn. “Điều này vô hình chung ngăn cản việc tiêu thụ sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác trong cả nước, đồng thời vi phạm nghiệm trọng Luật Cạnh tranh”, TS. Lê Hồng Sơn cho hay.

Cũng theo TS. Lê Hồng Sơn, hiện nay nhiều địa phương còn áp dụng các biện pháp “bắt ép” doanh nghiệp bằng cách không cho điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong dự toán công trình, hoặc mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định nhưng doanh nghiệp không được truy thu, buộc doanh nghiệp vào 2 khả năng: Một là phải trả lương thấp cho người lao động, hoặc phải co kéo kinh phí từ các hạng mục khác cho việc trả lương. Tuy nhiên, với cả hai khả năng này đều chứa đựng hậu quả xấu, đồng thời vi phạm nguyên tắc pháp chế.

Hướng xử lý cho thực trạng ban hành văn bản gây khó khăn cho DNNVV hiện nay, TS. Lê Hồng Sơn cho rằng, trong quá trình soạn thảo, xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan soạn thảo nhất thiết phải tiến hành nghiên cứu, khảo sát, hoạch định chính sách.

“Quan trọng nhất vẫn là việc lấy ý kiến của doanh nghiệp, đối tượng chịu tác động trực tiếp của nội dung dự thảo. Tạo ra cơ chế đa ngành, huy động trí tuệ tập thể để chống đơn tuyến, lợi ích nhóm và lợi ích ngành đồng thời xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, người ban hành văn bản. Ngoài ra, cần phát huy cơ chế hậu kiểm, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các văn bản trái luật, bãi bỏ các căn bản, quy định không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội”, TS. Lê Hồng Sơn đề xuất.


Vụ xúc xích Viet Foods: Doanh nghiệp gửi đơn kêu cứu, Thủ tướng chỉ đạo xem xét

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa giao Bộ Công thương chủ trì cùng Bộ Y tế và UBND TP.Hà Nội khẩn trương kiểm tra, xem xét, giải quyết nội dung phản ánh, kiến nghị của Cơ sở kinh doanh và chế biến thực phẩm Việt (Viet Foods).
hang cua viet foods bi tra ve tu thi truong phai cat giu trong kho tai ap lo o, xa an tay, thi xa ben cat, tinh binh duong. doanh nghiep bi thiet hai nang sau vu viec nay (anh chup chieu 29/5) - anh: tuoi tre

Hàng của Viet Foods bị trả về từ thị trường phải cất giữ trong kho tại ấp Lồ Ồ, xã An Tây, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Doanh nghiệp bị thiệt hại nặng sau vụ việc này (ảnh chụp chiều 29/5) - Ảnh: Tuổi Trẻ

Trước đó, ngày 19/5/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhận được đơn kêu cứu khẩn cấp của Cơ sở kinh doanh và chế biến thực phẩm Việt (Viet Foods).
Nội dung đề cập đến việc Đội quản lý thị trường số 14 Hà Nội lạm quyền, tùy tiện kiểm tra, tạm giữ và thông tin cho các cơ quan báo chí sản phẩm mang nhãn hiệu Viet Foods chứa chất cấm, gây ung thư không có căn cứ pháp luật, gây tổn hại đến thương hiệu và thiệt hại cho nhà sản xuất.
Về vụ việc trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Công thương chủ trì, cùng Bộ Y tế và UBND thành phố Hà Nội khẩn trương kiểm tra, xem xét, giải quyết nội dung phản ánh, kiến nghị của Cơ sở kinh doanh và chế biến thực phẩm Việt (Viet Foods); có văn bản trả lời doanh nghiệp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả.
Trước đó, ngày 26/4, Chi cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội lập biên bản vi phạm hành chính Công ty Hùng Anh với lỗi “sản xuất, bán ra thị trường thực phẩm không phù hợp an toàn thực phẩm...”, đồng thời tạm giữ 2,2 tấn xúc xích của cơ sở Viet Foods.
Đến ngày 23/5, Bộ Y tế có công văn gửi Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội khẳng định các sản phẩm của Viet Foods an toàn cho người sử dụng.
Chiều cùng ngày, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội ra quyết định trả lại tang vật cho doanh nghiệp với lý do “không có hành vi vi phạm hành chính”.
Được biết, không chỉ Viet Foods là nạn nhân chịu ảnh hưởng, nhiều doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu, sản xuất xúc xích, thịt đóng hộp cũng bị vạ lây do tâm lý lo ngại của người tiêu dùng.

TS. Trần Đình Thiên: “Chúng ta toàn tháo gỡ, mà tháo gỡ thì chẳng giải quyết được gì”

“Tình hình môi trường kinh doanh ngày càng dở đi, chẳng cải thiện được bao nhiêu. Chúng ta hò hét, báo chí cũng nói rất nhiều, thỉnh thoảng lại 'mị dân' một vài câu, nhưng chẳng giải quyết được gì. Cứ vướng đâu gỡ đó thì không thể thay đổi toàn bộ cơ chế. Cách gỡ này chỉ giữ cho bộ máy tồn tại thôi, đến lúc nào đó sẽ bổ nhào"
ts tran dinh thien, vien truong vien kinh te viet nam

TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

Ông Trần Đình Thiên đã phát biểu như thế trong tọa đàm "Các giải pháp về vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế" tại TP.HCM sáng 3/6/2016.

“Đầu tiên tôi muốn nói là cách tiếp cận của chính phủ. Cứ sửa sang lặt vặt thế này chẳng giải quyết được gì. Phải thay đổi toàn bộ hệ thống tiếp cận, thực sự đổi mới mô hình tăng trưởng đi chứ không phải tháo gỡ. Chính phủ đã yếu, thuế má chẳng được bao nhiêu, thu phí rất nhiều chỉ làm cho doanh nghiệp yếu đi. Cách làm chính sách, chương trình phát triển quốc gia phải thay đổi. Chính phủ phải xác định rõ ràng trong chương trình năm nay phải có những việc chính gì? Ai không làm được phải ra đi. Cách tư duy của chúng ta dàn trải, manh mún, mỗi người 'chấm mút' một tí, chẳng giải quyết được gì. Ngược lại, về phía doanh nghiệp cũng thế, phải tạo áp lực buộc chính phủ thay đổi chứ không tư duy theo kiểu 'xin-cho', đừng kể lể từng chính sách để tháo gỡ sẽ chẳng bao giờ lớn lên được”. Ông Thiên nói.

Cũng theo ông Trần Đình Thiên, chúng ta đã ký toàn những hiệp định "oách nhất" thế giới, với hy vọng tin vào những phân tích cơ hội mang về cho Việt Nam rất lớn. Nhưng thực tế thách thức quá lớn mà ta chưa vượt lên được, mà cơ hội thì chưa hề tận dụng được, doanh nghiệp đã yếu càng yếu đi rất nhiều. Vậy ta phải đặt lại câu hỏi mang hội nhập về làm gì? Có bao giờ chúng ta đặt câu hỏi tại sao Việt Nam làm không được? Chúng ta không kỳ thị doanh nghiệp FDI, nhưng tại sao chúng ta không tạo ra những cơ chế chính sách cho doanh nghiệp trong nước được hưởng nhiều hơn? Phải đặt vấn đề rất nghiêm túc, làm thế nào cho doanh nghiệp Việt Nam vượt lên được là trọng tâm của chính phủ trong thời gian tới, nếu không chúng ta sẽ không tiến được đâu

Đánh giá về những chuyển động của chính phủ, ông Trần Đình Thiên cũng đưa ra những tín hiệu về tầm nhìn mới của Đảng và chính phủ.

Ông Thiên cho rằng tín hiệu đáng mừng nhất là Đảng đã coi khu vực tư nhân là động lực quan trọng. Gần đây, những chuyển động như chính phủ đưa ra những tuyên bố hướng đến doanh nghiệp tư nhân, tháo gỡ cho doanh nghiệp tư nhân, với những tuyên ngôn rất rõ ràng, thể hiện nhận thức đối xử với doanh nghiệp tư nhân không thể như trước đây. Từ cơ sở đó đi đến tuyên ngôn then chốt không hình sự hóa các vụ án kinh tế, thuế phí giảm đi.

Việc đặt vấn đề khởi nghiệp hàm ý gắn với đổi mới sáng tạo, gắn với chương trình hành động quốc gia có tính cổ động cao hơn nhiều. TP.HCM đang quyết tâm trở thành thành phố khởi nghiệp, nếu TP.HCM bay lên được thì đất nước này sẽ bay lên được. "Muốn thế, khái niệm 'thành phố khởi nghiệp' phải đẩy lên một nội hàm mới, buộc thành phố có những giải pháp mới khác hẳn xưa. Đó là cách đặt vấn đề của tôi. Hỗ trợ khởi nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ là cách thiết thực nhất để biến TP.HCM là thành phố khởi nghiệp", ông Thiên chia sẻ.

Việc Đảng nhận thức ra vai trò của doanh nghiệp chính là vì tình hình thực tiễn buộc phải nghĩ khác, nếu không nghĩ khác là đất nước này chết, doanh nghiệp chết, ngân sách chết. Đây là thời cơ rất lớn để chúng ta đề xuất đổi mới chính sách. Trong nước thì yếu, nhưng áp lực đổi mới chính sách rất lớn. Thách thức lớn nhất với Việt Nam là hàng rào kỹ thuật chứ không phải hàng rào thuế quan. Tình hình kinh tế thế giới và khu vực đang có những chuyển biến đặc biệt gây khó khăn cho Việt Nam, những va chấn rất mạnh từ các cường quốc sẽ tác động mạnh đến Việt Nam. Khi Trung Quốc thay đổi mô hình tăng trưởng để giữ đồng nhân dân tệ gây tổn thất rất lớn cho nền kinh tế của họ. Hàng hóa, vốn liếng, lao động của chúng ta chẳng có gì để bảo vệ, phải nhìn thấy áp lực từ bên ngoài, nếu cơn bão quét qua chúng ta sẽ đổ nhào.

Bàn về chính sách cho doanh nghiệp, theo TS. Trần Đình Thiên, có hai tuyến để thảo luận. Những giải pháp tháo gỡ vẫn phải làm để doanh nghiệp có niềm tin. Nhưng vế thứ hai phải chú ý tập trung những giải pháp tái cơ cấu để thay đổi nguồn lực kinh tế tập trung vào doanh nghiệp tư nhân. "Rất mừng cả Thủ Tướng và các Bộ trưởng đều thấy chi phí về vốn của doanh nghiệp quá lớn, doanh nghiệp Việt Nam chịu thế nào được? Đã yếu rồi, chi phí về vốn quá nặng, nhưng vẫn chưa hạ được lãi suất xuống, chi phí liên quan đến giao thông vận tải quá nhiều. Chính phủ đang ráo riết công khai minh bạch các dự án BOT để hạn chế tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Đó là chương trình của năm nay và những năm tới. Tôi tin tình thế đang bắt buộc để chúng ta phải có những hành động mạnh mẽ".

Có những cái khó dài hạn, trung hạn. Mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng thế nào đến doanh nghiệp? Chúng ta chưa tính đến cái khó lớn này. Hạn mặn không thể tư duy theo kiểu “ơn trời” được. Những giải pháp cơ bản cho chuyển dịch cơ cấu như thế nào vẫn chưa rõ ràng, đừng vội thở phào khi mưa đã tới. Tập trung toàn lực cho doanh nghiệp tư nhân phải đúng hướng mới tạo được sức bật cho doanh nghiệp. "Tôi xin nhắc lại một lần nữa, nếu doanh nghiệp TP.HCM bật lên được thì đất nước sẽ bật lên được, vì đây là trung tâm của kinh tế đất nước", ông Thiên khẳng định.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục