tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-09-2017

  • Cập nhật : 23/09/2017

Dừng giao dịch USD tại cảng biển, doanh nghiệp Nga gặp khó

Quyết định của Moscow khiến các doanh nghiệp Nga phải đánh đổi lợi ích để giữ đối tác, phải cắt giảm lợi ích để cạnh tranh với đối thủ...

Việc chính phủ Nga chuẩn bị dự luật cho phép đưa đồng rúp (RUB) trở thành đơn vị tiền tệ chính trong các giao dịch tại các cảng biển của Nga vào năm 2017, thay cho đồng đô la Mỹ (USD) được xem là một trong những biện pháp nhằm triệt tiêu sự phụ thuộc của nền tài chính Nga vào USD.

Năm 2014, kinh tế - tài chính Nga đã trải qua một cú sốc khi RUB mất giá so với USD trong một biên độ quá lớn, sau khi phương Tây cấm vận kinh tế Nga cùng lúc giá dầu thô chạm đáy. Ngân hàng Trung ương Nga đã phải sử dụng ngoại hối dự trữ để cứu RUB nhưng bất thành.

Từ đó việc Nga sử dụng USD làm phương tiện giao dịch chính được nhận diện là nguyên nhân khiến cho kinh tế Nga chịu nhiều thiệt hại lớn, trong bối cảnh nền tài chính Nga phụ thuộc vào hệ thống thanh toán của Mỹ xoay quanh USD.

dong rup chi la noi te cua nga chu chua phai la ngoai te manh cho cac thuc the kinh te khac, do vay kho tach rub khoi co che phu thuoc usd.

Đồng Rúp chỉ là nội tệ của Nga chứ chưa phải là ngoại tệ mạnh cho các thực thể kinh tế khác, do vậy khó tách RUB khỏi cơ chế phụ thuộc USD.

Tuy nhiên, việc chính phủ Nga chọn dừng sử dụng USD trong các giao dịch tại cảng biển hay xa hơn nữa là hạn chế dùng USD trong các giao dịch thương mại và tài chính có đạt được hiệu quả hay không thì vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.

Khi USD còn được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động giao dịch thương mại và tài chính của Nga thì quan hệ giữa RUB và USD chỉ xoay quanh tỷ giá hối đoái được hình thành theo cơ chế thị trường. 

Nhưng khi RUB thay thế USD thì quan hệ giữa RUB và USD sẽ phụ thuộc vào cả tỷ gia hối đoái và tỷ giá tham chiếu của một ngoại tệ khác so với USD, và trong trường hợp này là đồng nhân dân tệ của Trung Quốc (CNY).

Đối với các giao dịch sử dụng tiền mặt thì tỷ gia hối đoái RUB/USD được lấy làm cơ sở xác định giá trị giao dịch, cả giá trong nước - hình thành trên thị trường tài chính Nga và giá ngoại thương - hình thành trên thị trường tài chính quốc tế.

Đối với các giao dịch không dùng tiền mặt thì để xác định tỷ giá hối đoái RUB/USD, rõ ràng cơ chế thị trường không tác động được nên lúc này tỷ giá tham chiếu sẽ được dùng làm cơ sở xác định tỷ giá hối đoái.

Lúc đó tỷ giá tham chiếu giữa CNY/USD của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ được dùng làm cơ sở, bởi với những ngoại tệ mạnh khác như yên Nhật (JBY), bảng Anh (GBP), euro (EUR) và cả USD đều không còn cơ chế tỷ giá tham chiếu.

Thế là việc xác định tỷ giá hối đoái RUB/USD sẽ phải được xác định qua tỷ giá tham chiếu CNY/USD và tỷ giá hối đoái RUB/CNY. Rõ ràng, đây là sự phụ thuộc kép của RUB vào USD chứ không phải tách ra độc lập được.

Thứ hai, việc dừng giao dịch USD tại cảng biển bản chất không phải là không sử dụng USD cho các hoạt động thanh toán, mà thực chất vẫn diễn ra việc giao dịch bằng USD, nhưng dưới hình thức khác.

Bởi cả thanh toán dùng tiền mặt hay không dùng tiền mặt thì USD vẫn hiện diện trong các nghiệp vụ kích tế phát sinh tại cảng biển của Nga, chỉ có điều khi RUB chưa thay thế thì các đơn vị kinh tế Nga phải bỏ USD ra, còn khi RUB thay thế thì chính phủ Nga thu USD về.

Chẳng hạn, khi còn thanh toán bằng USD, các đơn vị kinh tế của Nga phải mua USD để thanh toán cho đối tác, còn khi thanh toán bằng RUB thì các đối tác phải mua RUB thanh toán cho các đơn vị kinh tế của Nga.

Trong khi RUB không có trong quỹ dự trự ngoại hối của các quốc gia, không được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế, do vậy đối tác của doanh nghiệp Nga phải mua RUB từ Ngân hàng Trung ương Nga. Khi đó chính phủ Nga sẽ thu về USD.

Thực ra, đây chỉ là một bài toán nhằm tránh cho kinh tế Nga gặp bất lợi khi khan hiếm ngoại tệ trong bối cảnh bị cấm vận, chứ không hẳn tách kinh tế Nga khỏi USD. Đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời và chưa hẳn mang lại lợi ích cho kinh tế Nga.

dong do la van hien dien trong nen tai chinh nga, du chinh phu nga tim cach giam phu thuoc vao usd

Đồng đô la vẫn hiện diện trong nền tài chính Nga, dù chính phủ Nga tìm cách giảm phụ thuộc vào USD

Thứ ba, việc dừng giao dịch USD tại cảng biển khiến cho các doanh nghiệp Nga có nguy cơ mất đi nhiều cơ hội cũng như lợi ích của mình trong quan hệ với đối tác và bị đối thủ cướp mất từ khách hàng.

Bởi việc thay thế USD bằng RUB khiến cho mọi hoạt động thanh toán đều phải diễn ra thêm ít nhất một nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cộng với đó là gia tăng chi phí. Và nguyên chính là do RUB chỉ là nội tệ của Nga, chưa phải là ngoại tệ mạnh cho các thực thể kinh tế khác.

Khi đó các đơn vị kinh tế của Nga phải đánh đổi lợi ích để giữ đối tác, thậm chí phải cắt giảm lợi ích để có thể cạnh tranh với các đối thủ. Giới phân tích cho rằng các doanh nghiệp Nga có thể phải giảm giá đồng thời với tăng chí phí dịch vụ hậu mãi.(Baodatviet)
------------------------

Ngân sách lo trả nợ, tăng trưởng kinh tế gặp khó

Nhu cầu chi không ngừng tăng, vượt khả năng cân đối nguồn lực khiến ngân sách gặp khó khăn, mà nguyên nhân chủ yếu là do nợ công và nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh.

 

du an gang thep thai nguyen giai doan 2 nam trong so 12 du an thua lo vai nghin ti dong cua nganh cong thuong dang duoc chinh phu chi dao xu ly - anh: nguyen khanh

Dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 nằm trong số 12 dự án thua lỗ vài nghìn tỉ đồng của ngành công thương đang được Chính phủ chỉ đạo xử lý - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

 

Đấy là ý kiến của các chuyên gia tại Diễn đàn tài chính Việt Nam: Cải cách tài chính công hướng đến phát triển bền vững diễn ra ở Hà Nội ngày 21-9.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng bày tỏ lo ngại về tốc độ tăng của nợ công khi cho biết theo dự báo của Bộ Tài chính, đến cuối năm 2017 nợ công của Việt Nam vào khoảng 62,8% GDP và sẽ tăng lên mức 63,4% GDP vào cuối năm 2018. 

"Nhưng nếu tính cả nợ xây dựng cơ bản, nợ không xử lý được của các doanh nghiệp Nhà nước, nợ công của Việt Nam rất đáng lo ngại", ông Tuấn cảnh báo.

Chuyên gia Vũ Đình Ánh cũng bày tỏ lo ngại chi thường xuyên tăng quá nhanh nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu. Trong khi đó, chi đầu tư công vài năm gần đây lại giảm từ 25% tổng chi ngân sách xuống 20%.

"Rõ ràng cơ cấu chi có vấn đề bởi muốn phát triển nhưng chi đầu tư lại giảm, trong khi chi thường xuyên lại tăng. Chưa kể chi trả nợ lãi có xu hướng tăng nhanh và đã lên tới 20% tổng chi ngân sách sau khi không thể duy trì mức ổn định 15% suốt hơn một thập kỷ qua" - ông Ánh khuyến cáo.

Theo bản tin nợ công số 5 vừa được Bộ Tài chính công bố, nợ công Việt Nam trong năm 2015 chiếm 61% GDP với hơn 94 tỉ USD (tương đương hơn 2 triệu tỉ đồng), trong đó, nợ nước ngoài là 39,6 tỉ USD và nợ trong nước là hơn 54 tỉ USD.

Trong năm 2015, Chính phủ đã trả được hơn 13,3 tỉ USD, tương đương hơn 288.000 tỉ đồng, chủ yếu là trả nợ vay trong nước.

Về cơ cấu vay nợ theo thị trường, từ năm 2013 trở lại đây Chính phủ chủ yếu vay trong nước, hạn chế vay nước ngoài.

Năm 2015, nợ trong nước là 54 tỉ USD, trong khi đó năm 2011 vay trong nước dừng lại ở con số 20 tỉ USD.

Phải chặn đà chi thường xuyên

Phát biểu tại diễn đàn, tiến sĩ Nguyễn Thành Long (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) cho biết chi thường xuyên rất lớn và tăng mạnh trong những năm vừa qua, từ 55,1% tổng chi vào năm 2001 lên 65,67% tổng chi trong năm 2016. 

Ngược lại, chi đầu tư phát triển bị "bóp" lại, giảm từ 31% tổng chi năm 2001 còn 25% năm 2016.

Để giảm nợ công và giảm căng thẳng cho ngân sách, theo các chuyên gia, cần phải chặn đà tăng của chi thường xuyên, đồng thời có chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp phát triển. 

"Chi thường xuyên tăng quá nhanh, cần phải tính toán và rà soát để cắt giảm. Nếu chúng ta cứ theo chi thường xuyên như hiện nay, ngân sách trong 5-7 năm tới sẽ không đáp ứng được" - một chuyên gia nhận định.

Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng cho rằng đã đến lúc có giải pháp chặn đà gia tăng của chi thường xuyên, đồng thời tập trung nguồn lực cho sự phát triển. 

Theo ông Tuấn, vốn dành cho đầu tư công chiếm 8-10% GDP nhưng hiệu quả rất thấp. Chi đầu tư công từ nguồn vốn ODA cũng chỉ chiếm 10-15% trong tổng chi đầu tư.

"Hầu hết các công trình trọng điểm của quốc gia đều là vốn từ ODA. Vốn trong nước đầu tư cho công trình trọng điểm ngành giao thông vận tải có năm không vượt quá 2%. Đấy là một vấn đề" - ông Tuấn nói.(Tuoitre)
--------------------------

Hoàn thành xử lý các dự án yếu kém trong năm 2020

Đây là thông tin được Bộ Công Thương đưa ra tại cuộc họp bàn triển khai xử lý các dự án thua lỗ, yếu kém thuộc ngành công thương chiều 22/9.

Tại cuộc họp, đại diện Bộ Công Thương đã trình bày báo cáo tóm tắt về tình hình và các giải pháp tập trung triển khai xử lý các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương.

Ông Dương Duy Hưng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) cho biết, trong năm 2017, Bộ Công Thương sẽ hoàn thành xây dựng phương án xử lý đối với từng dự án, doanh nghiệp và kế hoạch chi tiết tổ chức triển khai thực hiện.

Cụ thể, Bộ sẽ xây dựng Dự thảo Báo cáo Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí Thư, Quốc hội về tình hình xử lý các tồn tại, yếu kém đối với 12 dự án, doanh nghiệp thuộc ngành công thương thời gian qua trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/9/2017.

Đồng thời, xây dựng phương án và tổ chức thực hiện kèm theo cam kết và lộ trình xử lý cụ thể đối với từng dự án, doanh nghiệp đối với xử lý các khó khăn, tranh chấp của các hợp đồng EPC; trường hợp phức tạp, còn nhiều vướng mắc thì xem xét cho gia hạn đến hết quý I năm 2018.

Bộ Công Thương tập trung triển khai thực hiện và thông tin đầy đủ, kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo đối với các kiến nghị đề xuất của các dự án, doanh nghiệp.

Trong đó, về kinh phí khởi động lại Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi sẽ do các cổ đông của các doanh nghiệp này xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.

Đối với việc xử lý tàu 104.000 DWT của Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khẩn trương chỉ đạo thuê tư vấn xác định giá trị để làm cơ sở kiểm toán, quyết toán bàn giao tàu.

Đối với Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam, tiếp tục thực hiện bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

Bộ sẽ làm việc với các bộ, ngành để xem xét các đề xuất hỗ trợ các cơ chế, chính sách đối với xử lý các khó khăn, vướng mắc của các dự án, doanh nghiệp.

Đến hết năm 2018, Bộ Công Thương phấn đấu xử lý căn bản các tồn tại, yếu kém đối với các dự án, doanh nghiệp. Đến năm 2020, Bộ sẽ hoàn thành việc xử lý các tồn tại, yếu kém ở các dự án, doanh nghiệp.

Trong cả giai đoạn 2017-2020, Bộ Công Thương sẽ xác định rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quá trình đầu tư, quản lý, vận hành, khai thác từng dự án, doanh nghiệp.(Chinhphu)
-----------------------------

Quy định mới về quản lý phân bón

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón. Nghị định này thay thế Nghị định số 202/2013/NĐ-CP.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau khoảng 3 năm thực hiện Nghị định 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón, việc quản lý mặt hàng này đã có hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, Nghị định 202/2013/NĐ-CP còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại kẽ hở, chưa bắt kịp yêu cầu thực tiễn dẫn đến sản phẩm phân bón phát triển ồ ạt, không theo định hướng.

Để khắc phục những hạn chế trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2017/NĐ-CP thay thế Nghị định số 202/2013/NĐ-CP.

Nghị định số 108/2017/NĐ-CP quy định quản lý nhà nước về phân bón, bao gồm: Công nhận; khảo nghiệm; sản xuất; buôn bán; xuất khẩu; nhập khẩu; quản lý chất lượng; ghi nhãn; quảng cáo, hội thảo và sử dụng phân bón ở Việt Nam.

Theo quy định tại Nghị định số 108/2017/NĐ-CP, phân bón không được công nhận lưu hành khi:1- Có chứa các yếu tố gây hại vượt mức giới hạn tối đa theo quy định tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia hoặc theo quy định tại Phụ lục V Nghị định này trong thời gian chưa có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia và các quy định khác có liên quan; 2- Có bằng chứng khoa học về phân bón có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường; 3- Trùng tên với phân bón khác đã được công nhận lưu hành.

Phân bón bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam khi: 1- Có bằng chứng khoa học về phân bón có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường; 2- Phát hiện sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng với phân bón đề nghị công nhận lưu hành; 3- Phân bón đã được công nhận lưu hành nhưng hết thời gian lưu hành mà không công nhận lại.

Điều kiện sản xuất phân bón

Nghị định số 108/2017/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau:

1- Tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;

2- Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với công suất của dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất phân bón;

3- Dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng đáp ứng quy trình công nghệ. Các công đoạn, hệ thống bắt buộc phải sử dụng máy thiết bị được cơ giới hóa hoặc tự động hóa theo quy định. Máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định của pháp luật;

4- Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;

5- Có phòng thử nghiệm được công nhận hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất;

6- Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau 1 năm kể từ ngày thành lập;

7- Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.

Bán phân bón phải có bằng cấp

Theo quy định tại Nghị định số 108/2017/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau:

1- Tổ chức, cá nhân được đăng ký hoặc thành lập theo quy định của pháp luật;

2- Có cửa hàng buôn bán phân bón. Cửa hàng buôn bán phân bón phải có: Biển hiệu, sổ ghi chép việc mua, bán phân bón; bảng giá bán công khai từng loại phân bón niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc;

3- Có khu vực chứa phân bón; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;

4- Người trực tiếp bán phân bón phải có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón, trừ trường hợp đã có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.

Trường hợp cơ sở buôn bán phân bón không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp; có sổ ghi chép việc mua, bán phân bón và đáp ứng quy định về người trực tiếp bán phân bón.(Nongnghiep)
---------------------

Trở về

Bài cùng chuyên mục