tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 23-09-2017

  • Cập nhật : 23/09/2017

Né trừng phạt Mỹ, Nga-EU thúc đẩy đường ống dầu

Nga thuyết phục phương Tây nhanh hành động để đường ống dầu khí Dòng chảy phương Bắc 2 sớm được thực hiện.

Thông tấn TASS của Nga ngày 21/9 thông tin, Nga đang có ý định thúc đẩy Liên minh châu Âu (EU) về tiến độ dự án Dòng chảy Phương Bắc - 2 (Nord Stream 2) để đón đầu các lệnh trừng phạt từ Mỹ.

Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Phần Lan Juha Sipil, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho rằng, ông tin tưởng Mỹ đang tìm cách thúc đẩy châu Âu từ bỏ dự án dòng chảy dầu khí từ Nga.

thu tuong nga dmitry medvedev (phai) va nguoi dong cap phan lan uha sipil (trai). anh: tass

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev (phải) và người đồng cấp Phần Lan uha Sipil (trái). Ảnh: TASS

"Điều thực dụng nhất của Mỹ là chiếm vị thế của mình bằng mọi giá, sử dụng các công cụ pháp lý, các biện pháp trừng phạt, tác động rõ ràng lên EU nhằm 'chôn sống' dự án dầu khí này" -  Thủ tướng Nga nhấn mạnh.

Ông Medvedev nói thêm: "Chủ nghĩa thực dụng ở đây đang được thể hiện ở mức cao nhất bởi chính quyền Mỹ, đặc biệt là Quốc hội Mỹ đã quyết định như vậy. Họ cố gắng thúc đẩy các nhà cung cấp của mình để thay thế Nga ở thị trường châu Âu".

Dẫu khó khăn trước mắt về sự ảnh hưởng của Mỹ tác động đến các đối tác phương Tây, Nga nêu cao tinh thần hợp tác của Phần Lan có thể tạo thêm sức ép đối với châu Âu để sớm thúc đẩy các cuộc đàm phán về dự án dầu khí mới.

Dự án dầu khí chạy thẳng vào biển Baltic gặp sự phản đối mạnh mẽ của Ba Lan - quốc gia đang trì hoãn dự án cùng với đòi hỏi ưu tiên về giá, số dầu mà họ được hưởng ưu đãi từ Nga khi muốn quá cảnh sang châu Âu.

Ba Lan cũng được cho là nhận sự hỗ trợ đặc biệt từ phía Mỹ trong một thời gian dài và rất có thể có các quan điểm phản đối, gây khó khăn cho Nga- EU.

Song, hiện giờ, Nga đang nỗ lực xúc tiến  song phương với các quốc gia có thể ảnh hưởng có lợi tới quyết định của Hội đồng châu Âu về việc  thông qua dự án đường ống dầu khí này.

Phần Lan được cho là quốc gia có một thái độ và tinh thần xây dựng đối với dự án Nord Stream-2.

Thủ tướng Nga tin rằng, Phần Lan thể hiện tinh thần xây dựng, coi nó là một dự án thương mại, một dự án kinh doanh chứ không chính trị hóa nó.

Thủ tướng Medvedev khẳng định, Nga cũng cam kết quan tâm và tuân thủ các nguyên tắc môi trường của nước sở tại.

Phát biểu tại cuộc họp báo, Thủ tướng Phần Lan cho rằng, quan hệ giữa Nga và Liên minh châu Âu phụ thuộc vào sự phát triển tình hình ở Ukraine.

Thủ tướng Phần Lan Juha Sipil cho rằng, bất chấp các lệnh trừng phạt được ban bố, tình hình hiện nay buộc cả Nga và châu Âu bên phải ngồi lại với nhau để đối thoại.

"Mâu thuẫn Ukraine được phản ánh rõ ràng trong quan hệ giữa EU và Nga. Mối quan hệ này phụ thuộc vào sự phát triển của tình hình trong khu vực của cuộc xung đột.

Bất chấp những biện pháp trừng phạt, Nga EU là các nước láng giềng đã hợp tác trong nhiều lĩnh vực là vì lợi ích của mỗi bên. Một cuộc đối thoại được diễn ra là rất quan trọng đối với cả hai bên" - ông Sipil khẳng định.

du an duong ong dau khi chien luoc cua nga vap kho khan tu my.

Dự án đường ống dầu khí chiến lược của Nga vấp khó khăn từ Mỹ.

Với việc hướng hợp tác với Phần Lan trong dự án đường ống dẫn khí từ Nga tới tận Đức cho thấy những nỗ lực đón đầu đòn trừng phạt của Mỹ.

Giám đốc kỹ thuật của dự án đường ống này cho biết, đầu năm 2018 (thời điểm dự kiến có kết quả đàm phán) hai đầu đường ống sẽ được xây dựng ở bờ biển Nga và Đức, các tàu đặt ống sẽ di chuyển đến lúc gặp nhau (dự kiến trong nửa sau của năm 2019).

Tàu đặt ống của Công ty Allseas (Thụy Sĩ) có công suất lắp đặt khoảng 4 km/ngày, như vậy tổng công suất từ 2 đầu đường ống sẽ là 8 km/ngày.

Với tốc độ này, dự án Nord Stream 2 được hy vọng sẽ hoàn thành phần xây dựng vào tháng 7/2019, và đến cuối năm 2019 sẽ sẵn sàng để vận chuyển khí đốt của Nga.

Ủy ban châu Âu đang cố gắng mở rộng một số quy định của EU đối với đường ống dẫn khí đốt này. Mùa hè vừa rồi, Ủy ban Châu Âu đã thông qua dự thảo nhiệm vụ tiến hành các cuộc đàm phán có liên quan với Nga.

Cao ủy châu Âu về Khí hậu và Năng lượng Miguel Arias Canete, hầu hết các thành viên của EU đều ủng hộ sáng kiến năng lượng này.

Dự án khí đốt Nord Stream 2 không áp dụng  tất cả các quy tắc của thị trường nội địa của Liên minh Châu Âu, và của gói năng lượng thứ ba, bởi vì đường ống sẽ không đi qua phần đất của EU.

Do đó, Ủy ban châu Âu muốn thỏa thuận với Nga về một số nguyên tắc then chốt mà họ dự định mở rộng cho hoạt động của đường ống dẫn khí.

Trong số các nguyên tắc này có: minh bạch về hoạt động của đường ống dẫn khí, không phân biệt đối xử về thuế quan đối với việc bơm khí, tiếp cận các bên thứ ba để bơm nhiên liệu xanh, cũng như tách bán và vận chuyển khí.(Baodatviet)
------------------------

Xuất khẩu điện thoại cán mốc 29 tỉ USD

Tính đến ngày 15-9, kim ngạch xuất khẩu điện thoại đạt 29,05 tỉ USD, tăng hơn 5 tỉ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu của 9 nhóm mặt hàng còn lại cũng tăng mạnh.

Xuất khẩu điện thoại cán mốc 29 tỉ USD - Ảnh 1.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết ngày 15-9 kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt  hơn 144,22 tỉ USD, tăng trên 20%, tương ứng tăng 24,14 tỉ USD, so với cùng kỳ năm 2016.

Kim ngạch xuất khẩu đạt được mức tăng trưởng trên là nhờ kim ngạch xuất khẩu của 10 nhóm hàng chủ lực của Việt Nam đều tăng mạnh. Kim ngạch xuất khẩu của điện thoại, hàng dệt may, giày dép, rau quả… tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, điện thoại đạt 29,05 tỉ USD, tăng hơn 5 tỉ USD. Thị trường nhập khẩu điện thoại chính của Việt Nam là Mỹ, Hàn Quốc, Tiểu Vương Quốc Ả rập thống nhất, Áo, Trung Quốc…

Hàng dệt may đạt 18 tỉ USD, tăng 1,5 tỉ USD so với cùng kỳ năm 2016. Đáng chú ý Mỹ là thị trường nhập khẩu chủ yếu hàng dệt may của Việt Nam. Trong hơn 9 tháng qua, có một nửa kim ngạch với 9 tỉ USD hàng dệt may được xuất sang Mỹ.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 17,27 USD, tăng hơn 5 tỉ USD. Trong các thị trường nhập khẩu nhóm mặt hàng này của Việt Nam thì Trung Quốc vẫn dẫn đầu trong nhiều năm nay. Tính đế ngày 15-9, Trung Quốc đã chi hơn 4 tỉ USD để nhập máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam.

Giày dép các loại: 10,09 tỉ USD, tăng hơn 1 tỉ USD. Về thị trường xuất khẩu giày dép của Việt Nam, Hoa Kỳ chiếm khoảng 30% kim ngạch với 3,35 tỉ USD.(Tuoitre)
-----------------------------

Công ty Thụy Sĩ bán không khí sạch quanh dãy Alps cho dân châu Á

Một hãng khởi nghiệp Thụy Sĩ đang bán không khí đóng chai 'made in Swizertland' cho người dân sống ở các thành phố ô nhiễm nặng nề tại Trung Quốc và Ấn Độ.

san pham swiss alpine air anh: facebook

Sản phẩm Swiss Alpine Air ẢNH: FACEBOOK

Theo Russia Today, công ty này cho hay không khí sạch được thu thập từ nhiều địa điểm khác nhau xung quanh dãy Alps ở Thụy Sĩ trước khi được nén vào bình xịt. Một bình không khí sạch có giá 19,95 franc Thụy Sĩ, tương đương 21 USD, và đi kèm một mặt nạ để hỗ trợ khách hàng thở. Sản phẩm chứa đủ không khí cho khoảng hơn 120 lần hô hấp, tức khoảng 10 phút sử dụng.

“Sản phẩm này dành cho những người sống chung với mức ô nhiễm khủng khiếp mỗi ngày vốn có thể khiến họ tổn thọ và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Một chai không khí Thụy Sĩ không phải là giải pháp cho vấn đề của họ, nhưng là cách tuyệt vời để hít thở không khí trong lành dù là trong thời gian ngắn”, CEO hãng, ông Danny Wurr nói.

Wurr cho biết ông kỳ vọng doanh nghiệp sẽ trở thành “một hãng lớn trên thế giới trong thị trường không khí sạch”. Ông xác nhận lô hàng đầu tiên đã được hoàn tất và nói thêm rằng hãng đang tìm kiếm nhà đầu tư để rót vốn cho quá trình tăng trưởng nhanh chóng.

Startup này cũng đặt mục tiêu tiến vào thị trường của những người phải đi làm xa bằng phương tiện giao thông công cộng hằng ngày ở châu Âu. Ông Wurr chia sẻ: “Tôi nghe nói tàu điện ngầm ở London nóng hơn 35 độ C mùa hè này. Tôi chắc chắn rằng họ sẽ thích được hít thở không khí trong lành, sạch sẽ khi ở dưới đó”.

CEO này cho biết thêm một số du khách Trung Quốc đến thăm Thụy Sĩ trong kỳ nghỉ một phần vì họ muốn mua không khí sạch. “Trung Quốc đã mua không khí từ Canada và Úc, chúng tôi thấy không khí ở vùng núi Thụy Sĩ còn tốt hơn”.

Đây không phải là lần đầu tiên không khí Thụy Sĩ trở thành sản phẩm thương mại. Hồi tháng 2, một doanh nghiệp vận chuyển bình chứa không khí trong lành lấy từ vùng Alps, có giá 167 USD đến tất cả những nơi có nhu cầu. Công ty trên cho hay không khí sạch được lấy từ một nơi bí mật trên dãy Alps.(Thanhnien)
-----------------------

Phấn đấu đến 2020, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 8-9 tỷ USD

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 1434/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016 - 2020.

Chương trình nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển bền vững ngành Thủy sản, phấn đấu trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế quốc tế gắn với bảo vệ nguồn lợi, môi trường sinh thái, từng bước nâng cao thu nhập và mức sống của ngư dân và góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh trên các vùng biển, đảo của Tổquốc.

Phấn đấu đến năm 2020 tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản bình quân hằng năm đạt 6,0%; tổng sản lượng thủy sản đạt từ 6,5 đến 7 triệu tấn; giá trị xuất khẩu thủy sản đạt từ 8 đến 9 tỷ USD.

Một trong những nhiệm vụ của Chương trình là đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản. Theo đó, nội dung, nhiệm vụ đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản và giống thủy sản triển khai theo Nghị định số67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản và các Quyết định số332/QĐ-TTgngày 3/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến 2020 và Quyết định số2194/QĐ-TTgngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020.

Cụ thể, nâng cao năng lực nghiên cứu, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa hệ thống sản xuất giống thủy sản hàng hóa, giống các đối tượng chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, rô phi, ngao), trong đó, đầu tư hạ tầng cơ sở nghiên cứu, vùng sản xuất giống tập trung, phát triển đàn tôm bố mẹ, cá tra, rô phi chất lượng kháng bệnh.

Mở rộng ứng dụng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP) các vùng nuôi thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực, có cơ sở hạ tầng đồng bộ tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và các tỉnh duyên hải miền Trung với đối tượng nuôi chủ lực (cá tra, tôm lợ, nhuyễn thể, rô phi) để đảm bảo 100% cơ sở nuôi, vùng nuôi các đối tượng chủ lực đạt tiêu chuẩn tiên tiến về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đầu tư hạ tầng phát triển vùng nuôi biển phù hợp với điều kiện môi trường và kinh tế xã hội ở các vùng ven biển, đảo (tôm hùm, cá biển, nhuyễn thể một hai mảnh vỏ); đầu tư hệ thống quan trắc môi trường và cảnh báo dịch bệnh thủy sản (3 trung tâm tại 3 vùng).

Kiểm soát chất lượng và sử dụng hợp lý thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc hóa chất trong nuôi trồng thủy sản, cụ thể, đầu tư xây dựng Trung tâm kiểm định, kiểm nghiệm và khảo nghiệm vật tư, giống thủy sản cho nuôi trồng thủy sản theo yêu cầu thực tiễn, đảm bảo yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm hợp chuẩn, hợp quy để phục vụ quản lý vật tư, giống đưa vào nuôi trồng thủy sản.

Về phát triển chế biến, thương mại thủy sản, phát triển chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng từ nguyên liệu là các đối tượng nuôi và khai thác chủ lực có tỷ trọng lớn của Việt Nam; xây dựng và phát triển một số thương hiệu mạnh trước mắt là tôm, cá tra, nhuyễn thể, rô phi, cá ngừ đại dương; nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường; đồng thời khôi phục và phát triển các làng nghề chế biến thủy sản truyền thống; kiểm soát, quản lý chất lượng các sản phẩm chế biến thủy sản đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước; phát triển thị trường, tháo gỡ các rào cản thương mại.

Nhiệm vụ khác của Chương trình là đầu tư phát triển khai thác thủy sản; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.(Chinhphu)

Trở về

Bài cùng chuyên mục