tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-09-2017

  • Cập nhật : 29/09/2017

Nền kinh tế Trung Quốc sẽ đối mặt với tương lai màu xám trong năm 2018?

CBB International đã phát hành một cuốn sách mang tên China Beige Book, mô tả về tình hình nền kinh tế của Trung Quốc hiện tại.

Nguồn ảnh: Reuters

CBB International đã thực hiện một cuộc khảo sát tới hơn 3.000 công ty tại Trung Quốc và phát hành một cuốn sách mang tên China Beige Book, mô tả về tình hình nền kinh tế của Trung Quốc.

Theo China Beige Book, nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới có thể sẽ vẫn tốt đẹp trong năm nay nhưng năm 2018 có vẻ kém tích cực hơn, khi việc giảm nợ và năng lực sản xuất công nghiệp là hầu như không đạt được bước tiến nào, theo Mặc dù năm nay vẫn còn "tốt hơn" hơn hai năm qua, nhu cầu chững lại của đợt tăng giá hàng quý năm nay có thể sẽ được lưu giữ trong năm 2018.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã yêu cầu tăng cường kiểm soát nền kinh tế và hệ thống tài chính trong năm nay, trước cuộc họp lãnh đạo Đảng Cộng sản vào tháng tới tại Bắc Kinh. Báo cáo Beige Book đưa ra một số cái nhìn quan trọng về tình hình nền kinh tế Trung Quốc:

  1. Việc cắt giảm năng lực sản xuất trong ngành thép và các mặt hàng khác thực tế đã không xảy ra.
  2. Công ty tiếp tục tăng vay nợ; việc giảm đòn bẩy là điều viễn vông.
  3. Nền kinh tế không cân bằng theo hướng dịch chuyển sang các ngành dịch vụ từ các ngành sản xuất.
  4. Sản lượng công nghiệp của Trung Quốc tiếp tục tăng lên.

Chủ tịch CBB Leland Miller và nhà kinh tế trưởng Derek Scissors cho biết: "Khi Đại hội Đảng Cộng sản chuẩn bị diễn ra, các lãnh đạo có thể thở phào. Nỗi lo không phải là nền kinh tế hiện nay đang ở đâu, mà là nó sẽ đi đến đâu trong tương lai. Phía sau những thành tựu đáng kể là một câu chuyện có thể tối tăm hơn cho năm 2018. "

CBB cho biết trong báo cáo trước rằng nền kinh tế Trung Quốc vẫn thể hiện tốt trong quý II/2017. Leland Miller và Derek Scissors cho rằng việc nền kinh tế không phát sinh cú sốc cùng những hỗ trợ về chính sách và sự chuyển giao về chính trị giúp tạo ra một kịch bản tốt nhất cho nền kinh tế Trung Quốc.

Việc giảm tỷ lệ vay nợ không xảy ra như kì vọng

CBB cho biết lãi suất tăng và việc vay nợ giảm trong quý thứ hai, nhưng đó là do tăng trưởng tín dụng chậm lại, chứ không phải là các doanh nghiệp thực sự muốn giảm đi vay.

CBB cho biết, trong quý thứ ba, các công ty vay mượn với mức lãi suất cao thứ hai trong vòng 4 năm. Theo báo cáo, các doanh nghiệp vẫn tích cực đi vay và việc giảm đòn bẩy vẫn chưa được thực hiện.

Miller và Scissors đã viết rằng: "Việc giảm tỷ lệ nợ vay chưa có nhiều tiến triển. Những khó khăn, bất ổn từ việc giảm việc vay nợ của Trung Quốc vẫn còn đang ở phía trước. Và năm 2018 sẽ là năm khó đoán. "

Năng lực sản xuất dư thừa

Trong khi Trung Quốc cho biết họ đang cắt giảm năng lực sản xuất dư thừa (điều này đã đẩy giá kim loại lên cao), khảo sát của CBB cho thấy năng lực sản xuất của nước này đã tăng nhẹ trong quý thứ 3 sau khi tăng đột biến trong giai đoạn tháng 4 đến tháng 6. Hai nhà nghiên cứu nói rằng: "Các thị trường cũng cần được nhắc nhở rằng cắt giảm năng lực chỉ là bước đầu tiên. Sản lượng giảm xuống là điều cần phải xảy ra, nhưng khó xảy ra".

Lực lượng lao động vẫn tăng trưởng mạnh, với gần một nửa số công ty được khảo sát tuyển thêm công nhân và hầu như không có đợt cắt giảm việc làm nào. (NCĐT)
------------------

Đóng cửa rừng, giá gỗ cao su tăng kỷ lục

Nhiều chủ vườn cao su tại Bình Phước hiện đang đua nhau thanh lý vườn cây cao su già cỗi, thậm chí cả vườn cao su đang khai thác mủ, để bán gỗ do giá tăng mạnh và được thương lái lùng mua.

Đóng cửa rừng, giá gỗ cao su tăng kỷ lục - Ảnh 1.

Nhiều vườn cao su già ở tỉnh Bình Phước đã được thanh lý để bán gỗ - Ảnh: BÙI LIÊM

Theo nhiều thương lái mua bán cây cao su, nhu cầu gỗ cao su tăng cao sau khi Thủ tướng quyết định đóng cửa rừng, giá cây cao su cũng tăng mạnh. 

Giá gỗ cao su tăng kỷ lục

Ông Nguyễn Văn Thành, ở phường Long Phước, thị xã Phước Long, vừa thanh lý hơn 10ha cao su già cỗi thu về 7 tỉ đồng, cho biết những năm trước, giá cây cao su thanh lý ở mức 600.000 -700.000 đồng/cây, còn hiện nay trung bình 1 triệu đồng/cây, cá biệt có những vườn cao su già thân cây to có giá lên đến hơn 1,5 triệu đồng/cây. 

So với cùng kỳ năm trước thì giá tăng hơn 300.000 đồng/cây, đây là mức giá tăng đột biến và chưa từng có đối với cây cao su thanh lý từ trước đến nay. 

Do đó, chỉ cần có 1ha cao su thanh lý (trung bình 1ha khoảng 500 cây), nhà vườn có thể thu về 600-700 triệu đồng. 

"Số tiền thu về tôi vừa có được lợi nhuận cao vừa có tiền để tiếp tục đầu tư xuống giống và chăm sóc lứa cao su tiếp theo", ông Thành nói. 

Tương tự, ông Nguyễn Văn Hường, ở xã Phú Trung, huyện Phú Riềng, cũng vừa cắt bán hơn 1,5ha cao su 20 năm tuổi thu về hơn 700 triệu đồng.

"Giá cây cao su già thanh lý mọi năm chỉ từ 600.000 - 700.000 đồng/cây. Nhưng vừa qua vườn của tôi mặc dù thân cây cũng vừa vừa mà vẫn bán được hơn 1 triệu đồng/cây", ông Hường cho biết. 

Theo ông Trần Văn Lộc, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước, do giá cây cao su thanh lý tăng đột biến đã khiến nhiều nhà vườn có cao su già cỗi đổ xô thanh lý cây để được giá trong thời điểm này. 

Đây thực sự là điểm đột phá giữa lúc thị trường cao su chưa ổn định trở lại đồng thời khiến những nhà vườn gắn bó với cây cao su trên địa bàn tỉnh có thêm điểm tựa với loại cây trồng chủ lực này. 

Bên cạnh đó, việc tăng giá cây cao su thanh lý cũng sẽ là yếu tố thúc đẩy thị trường cao su sôi động trở lại và mang lại những tác động tích cực hơn đối với giá mủ cao su.

"Với mức giá hiện nay thì rõ ràng người nông dân đang rất có lợi khi thanh lý vườn cao su. Tuy nhiên, nông dân chỉ nên thanh lý đối với diện tích già cỗi, hết hạn khai thác. Không nên vì lợi nhuận trước mắt mà chặt bỏ cao su bán gỗ bằng mọi giá", ông Lộc khuyến cáo.

Trong khi đó, theo các thương lái mua bán cây cao su thanh lý, việc đóng cửa rừng đã khiến cho nhu cầu gỗ cao su nguyên liệu tăng lên nhanh chóng kéo theo giá cây cao su cũng tăng cao.

"Gỗ cao su hiện đang được sử dụng rất nhiều trong sản xuất đồ gia dụng, không chỉ cho thị trường trong nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu. Dự báo, nhu cầu của thị trường sẽ vẫn tiếp tục nóng trong thời gian tới và mang lại nhiều lợi nhuận cho người trồng cao su", một thương lái nói.

Giá cây cao su tăng đột biến đã kéo theo giá đất cao su cũng tăng lên và bắt đầu có dấu hiệu sốt trở lại sau thời gian ảm đạm do mủ cao su xuống giá. 

Theo các hộ nông dân trồng cao su, giá đất cao su hiện vào khoảng 800 triệu đồng, đến hơn 1 tỷ đồng/1ha trong khi năm trước chỉ khoảng 600 triệu đồng.(Tuoitre)
--------------------------

Kinh tế Ấn Độ loạng choạng

nen kinh te an do da tang truong cham lai, chi dat 5,7% trong quy ket thuc vao ngay 30.6.2017, giam manh tu muc 7,9% cung ky nam ngoai.nguon anh: jessicamudditt.com

Nền kinh tế Ấn Độ đã tăng trưởng chậm lại, chỉ đạt 5,7% trong quý kết thúc vào ngày 30.6.2017, giảm mạnh từ mức 7,9% cùng kỳ năm ngoái.Nguồn ảnh: jessicamudditt.com

Trong năm vừa qua, chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi đã thực hiện 2 liệu pháp để sốc dậy nền kinh tế 2.000 tỉ USD của Ấn Độ. Vào tháng 11.2016, Chính phủ đã hủy tiền giấy mệnh giá cao nhằm đối phó với nạn tham nhũng và trốn thuế cũng như tăng cường kiểm soát nền kinh tế đen. Mùa hè này, chính quyền của ông Modi lại thực hiện cuộc đại tu hệ thống thuế lớn nhất kể từ khi Ấn Độ giành độc lập, cam kết cuộc đại tu này sẽ giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Mặc dù cả hai động thái này có thể mang lại tác dụng trong dài hạn, nhưng hệ quả mà chúng gây ra cho nền kinh tế lại nặng nề hơn so với dự kiến ban đầu. Số liệu mới đây cho thấy nền kinh tế Ấn Độ đã tăng trưởng chậm lại, chỉ còn 5,7% trong quý kết thúc vào ngày 30.6.2017, giảm từ mức 7,9% cách đó 1 năm, tốc độ thấp nhất kể từ năm 2014 khi ông Modi lên cầm quyền và cam kết sẽ tạo ra tốc độ tăng trưởng nhanh hơn bằng cách thực thi gói chính sách thân thiện với doanh nghiệp được gọi là Modinomics.

Trước diễn biến này, Morgan Stanley, UBS và các ngân hàng đầu tư khác đã hạ dự báo cho năm tài chính 2018 (kết thúc vào ngày 31.3.2018). Các nhà đầu tư nước ngoài đã rút 1,7 tỉ USD ra khỏi thị trường cổ phiếu Ấn Độ chỉ trong tháng 8, đợt rút vốn mạnh nhất trong năm 2017. Điều đó cho thấy tâm lý thị trường đã có sự chuyển biến lớn.

Mục đích đằng sau động thái hủy tiền giấy mệnh giá lớn là rất rõ ràng: việc buộc người dân đổi tiền giấy mới sẽ “khai quật” khối tài sản ẩn giấu của những cá nhân và doanh nghiệp không nộp thuế. Nhưng vì nền kinh tế Ấn Độ phần lớn vẫn giao dịch bằng tiền mặt nên việc đưa 86% lượng tiền mặt ra khỏi lưu thông đã làm xáo trộn hoạt động thương mại và cuộc sống hằng ngày của người dân.

Lệnh hủy tiền mặt mệnh giá lớn cũng được thực thi quá vội vàng: Chính phủ ban bố lệnh này vào ngày 8.11, chỉ cho người dân 4 tiếng đồng hồ để đi đổi tiền trước khi tiền mặt họ nắm giữ trở thành vô giá trị. Hơn nữa, Chính phủ cũng không đảm bảo được đủ lượng tiền giấy mới cho người dân, dẫn đến tình trạng tranh giành.

Nguyên Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers là một trong nhiều chuyên gia kinh tế kịch liệt phản đối lệnh hủy tiền giấy mệnh giá lớn của Ấn Độ. Manmohan Singh, nguyên Thủ tướng Ấn Độ nhiệm kỳ 2004-2014, cho rằng chính sách trên có thể lấy đi 2 điểm phần trăm khỏi tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ.

Một trong những ngành bị tác động mạnh nhất là xây dựng. Khu vực này tạo ra lượng việc làm nhiều nhất cho nền kinh tế và cũng là một thiên đường của dòng tiền đen, tức dòng tiền được bí mật giấu khỏi tầm radar của cơ quan thuế. “Ý định khi ban hành lệnh cấm tiền mặt là không sai, nhưng cách ông Modi áp dụng lại sai. Họ đáng lẽ nên in tiền giấy mới trước rồi sau đó mới hủy tiền giấy cũ”, Rakesh Jain, chủ sở hữu Shree Paras Steel Fab Pvt Ltd., nhà cung cấp sản phẩm thép cho các nhà xây dựng bất động sản, nhận xét. “Không có dự án mới và những dự án đang triển khai thì đã chậm lại”, Jain cho biết thêm.

Kinh te An Do loang choang

Công ty của Jain đặt trụ sở tại Uttar Pradesh, bang đông dân nhất của Ấn Độ và là trung tâm của khu vực kinh tế phi chính thức. Jain cho biết doanh thu hằng năm đã giảm ít nhất 33%, chỉ còn 400 triệu rupee (6,3 triệu USD) kể từ khi chính sách có hiệu lực và ông đã buộc phải sa thải 4 trong số 12 nhân viên của mình.

Sức mua đã bị ảnh hưởng nặng nề do lệnh hủy tiền mặt mệnh giá lớn. Tốc độ tăng trưởng tiêu dùng cá nhân, vốn là động lực thúc đẩy nền kinh tế, đã giảm 6,7% trong quý kết thúc vào tháng 6, từ mức 8,4% cách đó 1 năm trong khi đầu tư cũng chững lại. “Đã có sự chậm lại. Chúng tôi cảm thấy rõ điều này”, Sanjay Bhatia, Giám đốc Điều hành Hindustan Tin Works Ltd., nhận định. Hindustan Tin Works chuyên cung cấp bao bì đóng gói cho các công ty như Nestlé India và Asian Paints. Lệnh hủy tiền giấy mệnh giá lớn đã khiến doanh số bán giảm 4% trong quý kết thúc vào tháng 3.2017, dù “mọi thứ đang quay trở lại bình thường”, ông cho biết.

Trong một nỗ lực khác nhằm tăng nguồn thu thuế, ngày 1.7 vừa qua, chính phủ của ông Modi đã thay thế hàng loạt loại thuế của chính quyền trung ương và chính quyền các bang tại Ấn Độ bằng thuế hàng hóa và dịch vụ (GST), đưa đất nước trở thành một thị trường chung thống nhất. Bên cạnh việc giúp Chính phủ giảm thâm hụt ngân sách, nguồn thu này có thể giúp chi trả cho các kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng như đường sá, trường học, gia tăng năng lực cạnh tranh kinh tế của Ấn Độ.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh theo hệ thống thuế mới lại gây khó khăn đặc biệt cho các doanh nghiệp nhỏ. Khối doanh nghiệp nhỏ là khu vực tạo ra phần lớn số việc làm và xưa nay chủ yếu sử dụng tiền mặt. Đây là khu vực bị tác động mạnh nhất và vẫn chưa hoàn toàn hồi phục khi họ phải vật lộn với tính phức tạp của hệ thống thuế mới.

“Trong ngắn hạn, có thể sẽ có một số sự cố nhỏ. Nhưng trong dài hạn, các chính sách như hủy bỏ tiền giấy mệnh giá lớn và thuế GST sẽ giúp cho nền kinh tế trở nên minh bạch hơn. Chúng tôi đang chuyển sang một nền kinh tế chính thức, được số hóa và đưa nhiều người hơn vào mạng lưới nộp thuế”, phát ngôn viên D.S. Malik của Bộ Tài chính nhận xét.

Một câu hỏi được đặt ra: liệu tăng trưởng chậm lại trong quý gần nhất chỉ là một chút va vấp hay là dấu hiệu khuyến cáo cho thấy những vấn đề trầm trọng hơn của Ấn Độ? Kaushik Das, chuyên gia kinh tế tại Deutsche Bank AG, đã hạ dự báo tăng trưởng cho năm tài chính hiện tại còn 7% từ mức 7,5%, nhưng cho rằng lệnh hủy tiền giấy mệnh giá lớn và thuế GST chỉ tạo ra sự gián đoạn tạm thời và tác động của chúng sẽ bắt đầu suy yếu trong quý hiện tại.

Trong khi đó, một số chuyên gia kinh tế lại cho rằng Ấn Độ đang đối mặt với các vấn đề mang tính cơ cấu nghiêm trọng mà sẽ khiến nền kinh tế khó có thể hồi phục nhanh chóng. Các doanh nghiệp và ngân hàng vẫn đang đau đầu vì nợ xấu ở mức cao. Xuất khẩu thì đã chững lại. Đầu tư tư nhân đã giảm đều đặn kể từ đầu năm 2016 mà vẫn chưa thấy dấu hiệu khởi sắc. “Lý do khiến các doanh nghiệp không đầu tư là bởi không có sức cầu. Ấn Độ, giống như các nền kinh tế mới nổi khác, phụ thuộc vào nhu cầu quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng. Nhu cầu nước ngoài đi xuống và Ấn Độ vẫn chưa tìm được động lực thay thế”, Jahangir Aziz, đứng đầu bộ phận phân tích các thị trường mới nổi tại JPMorgan, nhận xét.

Dẫu vậy, các nhà đầu tư trong nước vẫn chưa mất niềm tin vào khả năng kích thích kinh tế của ông Modi. Chỉ số chứng khoán của Ấn Độ đã tăng khoảng 20% kể từ đầu năm đến nay, đưa nó trở thành một trong những chỉ số chứng khoán diễn biến tốt nhất thế giới, nhờ dòng vốn trong nước chảy vào các quỹ tương hỗ cổ phiếu đạt mức kỷ lục.

Mặt khác, chiến thắng áp đảo của đảng cầm quyền trong các cuộc bầu cử bang vào tháng 3 cho thấy người dân Ấn Độ vẫn đang đứng về phía Thủ tướng Modi. Khoảng 8/10 người cho biết tình hình kinh tế đang tốt, theo khảo sát của Pew Research Center được công bố hồi tháng 6. Và khoảng 30% cho rằng “rất tốt”, cao nhất trong số 32 quốc gia được khảo sát.(NCĐT)

Trở về

Bài cùng chuyên mục