tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-09-2017

  • Cập nhật : 28/09/2017

Giải mã sự lên giá của đồng euro trong năm 2017

Từ đầu năm đến nay, đồng euro đã tăng 11,7% giá trị so với đồng USD và hiện đang dao động quanh mức 1,19 USD đổi 1 euro.

Từ đầu năm đến nay, đồng euro đã tăng 11,7% giá trị so với đồng USD và hiện đang dao động quanh mức 1,19 USD đổi 1 euro. Ảnh: Getty

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, sự lên giá của đồng euro cho thấy vị trí là đồng tiền dự trữ của thế giới của đồng USD đang “lung lay”. Dòng vốn tài chính chảy trở lại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) là một nguyên do giải thích cho sự lên giá bất ngờ của đồng euro trong năm nay. 

Tuy nhiên, theo phân tích của các nhà chiến lược tiền tệ thuộc ngân hàng đầu tư UBS, đây chưa phải là yếu tố chủ chốt đẩy đồng euro tăng giá mạnh trong năm nay. 

Sự lên giá mạnh mẽ của đồng tiền chung châu Âu có lẽ là sự thách thức với những lý thuyết cơ bản về tiền tệ vốn cho rằng sự khác biệt về lãi suất giữa các nước hoặc khu vực là một yếu tố có thể ảnh hưởng. Giới đầu tư thường đi vay ở những nước có lãi suất thấp và sau đó mua tài sản ở những nước cho lợi suất cao hơn. 

Trên thực tế, điều này đã xảy ra trong những năm gần đây, trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt chính sách tiền tệ, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) triển khai các biện pháp kích thích tăng trưởng. Tuy vậy, trong trường hợp này, lãi suất chênh lệch không giúp giải thích lý do đồng euro tăng giá mạnh từ đầu năm đến nay. 

Một lý thuyết nữa giải thích cho chiều hướng này, theo UBS, là việc giới đầu tư bắt đầu chuyển vốn trở lại Eurozone, trước những đồn đoán về khả năng ECB đang tiến gần đến quyết định bắt đầu rút lại chương trình mua trái phiếu. Theo khả năng này, khoảng 1.000 tỷ euro sẽ chảy vào chứng khoán khu vực Eurozone khi ECB bình thường hóa chính sách kích thích tăng trưởng hiện nay. 

Tuy vậy, theo đánh giá của UBS, lập luận đó còn nhiều khiếm khuyết. Dòng vốn tài chính lớn chảy ra kể từ cuối năm 2014 được thể hiện qua sự gia tăng thặng dư tài khoản vãng lai. Vấn đề là ngay cả khi dòng vốn tài chính chảy khỏi Eurozone trong những năm gần đây, thì các dòng vốn từ các nguồn khác cũng có thể tăng lên, dưới hình thức kim ngạch xuất khẩu chẳng hạn. 

Xét từ khía cạnh đầu cơ, không phải mọi dòng vốn đều cho thấy những tác động về mặt tỷ giá hối đoái. Nếu điều chỉnh với các khoản đầu tư khác, bao gồm cả đầu cơ, thì dòng vốn chảy khỏi khu vực này từ năm 2014 có thể nhỏ hơn.(TTXVN)
-----------------------

Cựu phó chủ tịch General Motors toàn cầu làm tổng giám đốc VinFast

Thông tin từ Vingroup cho biết tập đoàn đã chính thức bổ nhiệm ông James B.DeLuca – cựu Phó Chủ tịch điều hành hoạt động sản xuất toàn cầu General Motors làm Tổng Giám đốc Nhà máy sản xuất ô tô VINFAST ngày 25-9 vừa qua.

Theo đó, tổng giám đốc James B.DeLuca sẽ chịu trách nhiệm việc xây dựng, vận hành, phát triển riêng cho mảng sản xuất ô tô (không bao gồm sản xuất xe máy điện) của tổ hợp sản xuất ô tô VinFAST. Tuy nhiên, Vingroup không tiết lộ mức lương mà ông James B.DeLuca khi giữ chức tổng giám đốc VinFAST.

Ông James B.DeLuca là tên tuổi quen thuộc và được đánh giá cao trong ngành sản xuất ô tô toàn cầu. Ông đã làm việc tại General Motor (GM) trong 37 năm và từng giữ chức Phó Chủ tịch phụ trách chuỗi sản xuất toàn cầu, quản lý hơn 200.000 nhân viên, kỹ sư tại 171 chi nhánh thuộc 31 quốc gia. 

ong james b.deluca, tan tong giam doc vinfast

Ông James B.DeLuca, tân tổng giám đốc Vinfast

 

Với tấm bằng cử nhân kỹ thuật điện, thạc sỹ Quản lý sản xuất cùng hơn 30 năm làm việc trực tiếp tại các phân xưởng, nhà máy sản xuất của GM, ông James am hiểu từng chi tiết trong quy trình sản xuất một chiếc ô tô, từ khâu nghiên cứu, áp dụng kỹ thuật công nghệ, sản xuất, lắp ráp đến bảo trì xe. Không chỉ vậy, ông còn dày dạn kinh nghiệm trong vấn đề kiểm soát chất lượng khi giữ chức Phó chủ tịch phụ trách vấn đề chất lượng sản phẩm cho GM châu Á Thái Bình Dương, GM Daewoo Auto & Technology và GM International Operations.

Ông James B.DeLuca có hiểu biết sâu rộng về thị trường ô tô thế giới, từ Mỹ, châu Âu đến Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, ASEAN, Ấn Độ, Trung Đông, Nga, Ai Cập, Nam Phi…

Khi nhận vị trí Tổng giám đốc VinFAST, ông James B.DeLuca nhận xét Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn trong lĩnh vực sản xuất ô tô khi dự kiến đến năm 2020, nhu cầu thị trường trong nước đạt khoảng 450.000 - 500.000 xe và tăng lên 800.000 – 900.000 xe vào năm 2025. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang nỗ lực gia nhập vào mạng lưới sản xuất toàn cầu. Do đó, ông và các cộng sự tại VinFAST sẽ nỗ lực để thực hiện mục tiêu đã đề ra là cho ra đời sản phẩm ô tô vào tháng 9-2019.

Cựu phó chủ tịch General Motors toàn cầu làm tổng giám đốc VinFast - Ảnh 2.

Tổ hợp dự án sản xuất ô tô VinFast vừa được khởi công ngày 2-9

VinFast là Tổ hợp dự án sản xuất ô tô do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư , vừa được khởi công trên khu đất có tổng diện tích 335 ha tại khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng) vào ngày 2-9. Sản phẩm chủ lực của VinFast là ô tô động cơ đốt trong, ô tô sử dụng mô tơ điện và xe máy điện, với công suất thiết kế lên đến 500.000 xe/năm vào năm 2025. Giai đoạn 1, nhà máy sẽ xuất xưởng 1 mẫu sedan 5 chỗ; 1 mẫu SUV 7 chỗ và xe máy điện, công suất dự kiến đạt 100.000-200.000 xe/năm.(NLĐ)
------------------------

TMS Group 'bắt tay' với ông lớn Welham

Ngay sau khi TMS Luxury Hotel Da Nang Beach ra mắt thị trường tháng 8/2017, dự án đã thu hút đông đảo các nhà đầu tư, trong đó, phải kể đến sự “bắt tay” với đơn vị quản lý vận hành uy tín quốc tế Welham®.

 

Welham® là đơn vị quản lý vận hành bất động sản chuyên nghiệp, uy tín của Hồng Kông được nhượng quyền khai thác và phát triển tại thị trường Việt Nam. 
  
Tại Việt Nam, Welham® đã để lại nhiều dấu ấn thành công với hàng loạt các dự án như: Lotus Residences, Sơn Kim EXS Capital, VSP Vietnam, Sheraton Hotel, Le Meridian Hotel, The Costa Nha Trang, Sai Gon Tower…  

TMS Group hợp tác chiến lược toàn diện với với ngân hàng MB, đảm bảo an toàn cho khách hàng khi đầu tư vào sản phẩm condotel TMS Đà Nẵng. MB cam kết miễn phí bảo lãnh lợi nhuận cho khách hàng mua căn hộ tại đây lên tới 10%/năm trong 10 năm, đồng thời nhận lợi nhuận năm đầu tiên ngay sau khi đóng đủ 95% giá trị hợp đồng.(Baotintuc)
---------------------------

Cần có chiến lược ưu tiên cho Đông Nam Bộ

Việt Nam muốn phát triển thì nên ưu tiên đầu tư, dành những thể chế kích thích tăng trưởng cho vùng Đông Nam Bộ

Nhiều chuyên gia, lãnh đạo bộ, ngành cho biết như vậy tại Diễn đàn Kinh tế Đông Nam Bộ lần II năm 2017 với chủ đề: "Tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng trên cơ sở liên kết vùng" do Ban Kinh tế trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng UBND các tỉnh, thành Đông Nam Bộ tổ chức chiều 26-9 tại TP HCM.

Theo ông Cao Đức Phát, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế trung ương, những năm qua, vùng Đông Nam Bộ phát triển ngày càng năng động nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Cụ thể, Đông Nam Bộ về cơ bản vẫn chưa chuyển đổi thành công sang mô hình tăng trưởng với giá trị gia tăng cao, quản trị hiện đại. Giao thông đường bộ, đường thủy, cảng biển chưa thực sự kết nối tốt, chưa hiện đại, chi phí cao. Chất lượng đô thị còn thấp, các khu công nghiệp chồng chéo về chức năng; các trung tâm đô thị trong vùng kém kết nối, cả về giao thông, chức năng kinh tế, dịch vụ xã hội. Bên cạnh đó, giữa các tỉnh, thành còn thiếu sự phối hợp, thậm chí cạnh tranh nhau về chính sách, hệ thống dịch vụ công... làm chậm hình thành không gian kinh tế vùng thống nhất. Mặc dù có Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm, Ban Chỉ đạo… nhưng các tổ chức này hoạt động kém hiệu quả do thiếu cơ chế có hiệu lực để thực thi các quyết sách được thống nhất.

TS Vũ Thành Tự Anh - thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, Giám đốc Trường Chính sách công và quản lý Đại học Fulbright, cho rằng vấn đề cơ bản của tăng trưởng và cơ cấu kinh tế Đông Nam Bộ hiện nay là năng suất, chủ yếu tăng trưởng nhờ vào gia tăng lao động và vốn. Bên cạnh đó, chất lượng đô thị hóa hạn chế và vùng này đang thiếu đầu tư trầm trọng. Nếu những hạn chế này không được tháo gỡ thì tốc độ tăng trưởng của Đông Nam Bộ sẽ đi xuống, cơ cấu kinh tế khó chuyển đổi và không có cơ hội bứt phá vươn lên. Vì vậy, cần có chiến lược ưu tiên đầu tư cho TP HCM và cả vùng Đông Nam Bộ.(NLĐ)

Trở về

Bài cùng chuyên mục