tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-09-2017

  • Cập nhật : 28/09/2017

Phụ tùng xe máy giả ồ ạt tuồn vào Việt Nam

6 tháng đầu năm, lực lượng chức năng Việt Nam phát hiện và xử lý gần 10.000 phụ tùng xe máy giả, nhập lậu.

Thông tin trên được ông Nguyễn Trọng Tín, Phó Cục trưởng Cục quản lý thị trường (Bộ Công thương) chia sẻ tại hội thảo "Sở hữu trí tuệ và các vấn đề trong việc thực thi quyền Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam” hôm qua, 26/9. Đây là lần thứ 13 hội thảo được tổ chức bởi Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy châu Á (FAMI), Hiệp hội các nhà xe máy Việt Nam (VAMM).

Theo ông Tín, 6 tháng đầu năm 2017, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 9.730 phụ tùng xe máy các loại vi phạm sở hữ trí tuệ (SHTT). Trong đó, phần lớn là phụ tùng nhập lậu. Số còn lại là phụ tùng nhãn hiệu giả sản xuất trong nước.

xe_lau_HBLJ

 Một lô xe máy Nhật Bản nhập lậu bị Hải quan TP.HCM bắt giữ.

Cũng theo nhà chức trách, nhiều kiểu dáng xe máy có xuất xứ Trung Quốc và xe máy điện được lắp ráp tại Việt Nam đang xâm phạm kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ. Cùng với đó, nạn sản xuất, buôn bán phụ tùng xe máy, mũ bảo hiểm, dầu nhớt giả mạo nhãn hiệu đang ngày càng gia tăng.

Đối với mặt hàng xe máy và xe chạy điện, trong 6 tháng đầu năm, lực lượng chức năng phát hiện và xử lý 733 vụ vi phạm, trị giá hàng hóa hơn 2 tỷ đồng, xử phạt 1,2 tỷ đồng. Lượng linh kiện giả, linh kiện nhập lậu từ Trung Quốc về Việt Nam rất lớn, tiêu thụ tại các thành phố lớn và vùng lân cận là chủ yếu.

Theo ông Tín, đây là một vấn đề nhức nhối bởi phụ tùng giả mạo với chất lượng kém sẽ đe dọa đến chất lượng chung của phương tiện và an toàn của người sử dụng.

Trên cơ sở đó, ông Lê Ngọc Lâm, Phó Cục trưởng Cục Sở hữ trí tuệ (SHTT) cho rằng, việc đăng ký bảo hộ quyền SHTT trong kinh doanh toàn cầu có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp và chủ thể doanh nghiệp đó.

Bà Nguyễn Như Quỳnh, Phó chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ cho hay, tại Việt Nam hiện nay, thực trạng của việc thực thi quyền SHTT còn nhiều khó khăn, đặc biệt là những khó khăn đối với ngành công nghiệp xe máy gặp phải.

Các vi phạm SHTT này gây ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định đẩy mạnh đầu tư của các doanh nghiệp trong ngành cũng như quyền lợi của người tiêu dùng. Việt Nam đang rất cần cải thiện và phát triển việc bảo hộ, thực thi quyền SHTT trong ngành công nghiệp xe máy.  

Ông Gianluca Fiume, đại diện Ban điều hành VAMM đã gửi đến cơ quan Nhà nước văn bản kiến nghị của VAMM về thực trạng thực thi quyền SHTT tại Việt Nam. Trong đó, văn bản này kiến nghị 2 giải pháp, một là kiện toàn lại khung pháp lý với một số đề xuất như mở rộng đối tượng SHTT mà việc xâm phạm các đối tượng này là cấu thành tội hình sự, nâng cao chế tài xử  phạt hành chính…. Hai là, nâng cao năng lực thực thi, trong đó có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp hiệp hội và cơ quan quản lý Nhà nước, tăng cường hơn nữa sự chủ động và hợp tác giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT.(Tienphong)
------------------------

Thượng viện Mỹ không bỏ phiếu dự luật thay thế Obamacare

 Thượng nghị sĩ Mitch McConnell cho biết nhóm đảng Cộng hòa sẽ không đưa dự luật thay thế Obama Care ra bỏ phiếu tại Thượng viện.

 

nguoi dan my xuong duong bieu tinh doi giu chinh sach obamacare - anh: afp

Người dân Mỹ xuống đường biểu tình đòi giữ chính sách Obamacare - Ảnh: AFP

 

Hai thượng nghị sĩ Lindsey Graham và Bill Cassidy - tác giả dự luật, cho biết họ đã không đủ số phiếu ủng hộ (50) cần thiết trong nội bộ đảng để dự luật này được bỏ phiếu vì những lý do khách quan và chủ quan. Thông báo được đưa ra ngày 26-9.

Hiện đảng Cộng hòa là phe đa số và giữ 52 ghế ở Thượng viện. 

Sự chú ý đang dồn cho Thượng nghị sĩ bang Maine, bà Susan Collins khi bà công khai tuyên bố phản đối dự luật Graham - Cassidy. 

Một số chỉ trích hướng về bà Collins vì không trung thành với đảng nhưng theo đài CNBC có một lý do khiến bà ủng hộ Obamacare: sự nghèo đói. Nhiều người Mỹ vẫn đang chật vật kiếm việc làm và suy thoái kinh tế vẫn đang đe dọa nhiều bang, như Maine, Alaska. 

Trước nghị sĩ Collin, 2 nghị sĩ khác thuộc đảng cầm quyền là John McCain và Rand Paul cũng đã chính thức tuyên bố không ủng hộ dự luật chăm sóc sức khỏe mới.

Theo báo cáo mới nhất của chính quyền Washington, 74.5 triệu người Mỹ hiện đang bị mất việc làm đang nhận bảo hiểm theo chương trình Obamacare.  

Cái kết này khiến họ thở phào, ít nhất là cho đến năm tài chính 2018 hoặc 2019 với điều kiện đảng Cộng Hha kiếm được đa số phiếu cho dự luật mới hoặc ngồi lại thỏa hiệp với đảng Dân chủ về một dự luật chăm sóc sức khoẻ mới.   

Obamacare, hay Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền, là chương trình y tế do cựu tổng thống Barack Obama đề xuất và được thông qua năm 2010.(Tuoitre)
------------------------------

Chuỗi bán lẻ Phillipines rót thêm tiền để “đấu” với Alibaba ở Đông Nam Á

Gia đình tỷ phú John Gokongwei - chủ nhân đế chế gồm hãng hàng không, trung tâm thương mại... trong đó hãng bán lẻ khổng lồ Robinsons - đang lấn sân sang lĩnh vực thương mại điện tử để cạnh tranh với tập đoàn Alibaba tại Đông Nam Á, Bloomberg cho biết.

Robinsons Retail Holdings - một trong 3 hãng bán lẻ khổng lồ thống lĩnh thị Philippines, thuộc sở hữu của gia đình tỷ phú Gokongwei, đang chuẩn bị rót thêm tiền để đầu tư mở rộng đế chế bán hàng trực tuyến trị giá 2,7 tỷ USD của công ty này.

Robinsons dự định tăng gấp 3 lần số siêu thị hiện có vào năm 2018 để đáp ứng các đơn hàng trực tuyến, Robina Gokongwei-Pe, con gái của John Gokongwei, cũng là chủ tịch công ty, cho biết. Các mảng kinh doanh khác, gồm trung tâm thương mại, cũng sẽ tiếp bước động thái này.

Robinsons cũng hợp tác với SM Investments và Ayala để nghiên cứu thương mại điện tử tại Phillippines - quốc gia vốn chỉ xoay quan các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Năm ngoái, cả 3 công ty đều đã tung ra trang bán hàng trực tuyến riêng hoặc đầu tư vào dịch vụ này, nhằm đón đầu thế hệ người dùng di động thông minh (smartphone) đang bắt đầu có xu hướng khai phá các hình thức mua sắm mới như qua trang thương mại điện tử Lazada của tập đoàn Alibaba.

Gia đình Gokongwei cũng phải nhanh chân đầu tư vào lĩnh vực này trong bối cách các hãng thương mại điện tử khổng lồ như Alibaba và Amazon.com đang bắt đầu cuộc chiến giành thị phần tại Đông Nam Á - khu vực với 600 triệu dân dang nhanh chóng chuyển hướng mua sắm tực tuyến.

Robinsons đã bắt đầu bán đồ gia dụng và thời trang qua các đối tác thương mại điện tử như Zalora. Tuy nhiên, với hệ thống siêu thị của công ty này - mang về doanh thu chính - đang chuẩn bị cho cuộc “oanh tạc” quy mô lớn vào thương mại điện tử.

Theo Gokongwei-Pe, doanh số của trang bán hàng trực tuyến ra mắt hồi tháng 5 của Robinsons đã bắt đầu cho thấy triển vọng.

“Chúng tôi nhận thấy tăng trưởng đầy tiềm năng trong bán lẻ trực tuyến”, Gokongwei-Pe cho biết. “Đây là cách tốt nhất để giúp giảm áp lực giao thông tại các khu vực thành thị như Manila và khai thác thị trường trẻ đang ngày càng phát triển”.

Robinsons sẽ tiếp tục xây dựng hệ thống bán lẻ, dự kiến mở điểm bán hàng tại khoảng 40% tỉnh thành phố của Philippines, Gina Roa-Dipaling, giám đốc bộ phận kế hoạch của công ty cho biết.

Trong năm 2017, Robinsons dự kiến mở thêm 140 - 150 cửa hàng và thêm 140 trong năm 2017 để duy trì tăng trưởng lợi nhuận 2 con số, Gokongwei-Pe cho biết. Cô cho biết công ty cũng sẽ tìm kiếm và thâu tóm các siêu thị và cửa hàng thuốc.

Việc chuyển dịch sang kinh doanh trực tuyến là dấu mốc phát triển lớn của đế chế bán lẻ ra đời vào năm 1980. Hiện các trung tâm thương mại của hãng này phủ sóng tại Philippines, là nơi tụ tập, ăn uống và thậm chí cả cầu nguyện.

Theo Bloomberg, tình trạng tắc nghẽn giao thông - được đánh giá là tệ nhất thế giới - của quốc gia Đông Nam Á này được cho là một trong những nguyên nhân thúc đẩy hoạt động mua bán trực tuyến.

Theo Euromonitor International, phổ cập internet tại Philippines đã giúp tăng trưởng bán lẻ trực tuyến trở nên quen thuộc và tăng trưởng ngày càng mạnh mẽ. Người dùng smartphone cũng ngày càng nhiều với mức 180% - tức đa số mỗi người sở hữu 2 smartphone.

Khoảng cách thế hệ cũng ngày càng trở nên rõ ràng. Người trẻ từ 16 - 35 tuổi chiếm tới 85% doanh số bán hàng trực tuyến của siêu thị Robinsons, trong khi đó, 65% doanh thu bán lẻ của công ty này đến từ khách hàng nằm trong độ tuổi 31 - 50, Gokongwei-Pe cho biết. Khách hàng trực tuyến trung bình mua nhiều gấp 5 lần so với khách hàng truyền thống, cô nói.

Tuy nhiên, Philippines vẫn là quốc gia đi sau trong làn sóng thương mại điện tử châu Á, thua xa các nước trong khu vực từ Malaysia cho đến Singapore - quê hương của Lazada và cũng là thị trường đầu tiên Amazon tấn công vào tại Đông Nam Á.

Năm 2015, chỉ có 0,5% doanh số bán lẻ tại Philippines đến từ hình thức trực tuyến, tuy nhiên, con số này có thể tăng lên 4,7%, tương đương 9,7 tỷ USD vào năm 2025, theo một báo cáo của Google và Temasek.

Hôm 25/9, Lazada cho biết sẽ bán hàng hóa được chọn từ trang Taobao của Alibaba cho khách hàng Philippine trong vài tuần tới.

Hiện tại, 17 trong số 145 siêu thị của Robinsons có hình thức mua hàng trực tuyến và giao hàng qua dịch vụ Honestbee. Con số này sẽ tăng lên 26 trong năm 2017 và 50 trong năm 2018, Gokongwei-Pe cho biết.

John Gokongwei là nhà sáng lập tập đoàn đa ngành JG Summit Holdings có doanh thu 4,8 tỷ USD vào năm 2015. Ông cũng nắm cổ phần trong hãng sản xuất đồ ăn Universal Robina, hãng hàng không Cebu Pacific, và hãng bán lẻ Robinsons Retail Holdings...Hiện ông sở hữu tài sản trị giá 3,18 tỷ USD, theo thống kê của Bloomberg.(Vneconomy)
-----------------------------

Tập đoàn Hàn Quốc chi 33 triệu USD thâu tóm Công ty chứng khoán Maritime

Công ty chứng khoán của tập đoàn KB Financial là KB Securities đã ký thỏa thuận mua cổ phần của CTCKMaritime (MSI) từ nhóm cổ đông trong nước.

Giá trị của giao dịch là 756 tỷ đồng, khoảng 33 triệu USD. Giao dịch đang được MSI và KB Securities thực hiện các bước cuối cùng và dự kiến sẽ hoàn tất trong 2 tuần tới.

Mới đây, MSI đã công bố sẽ tổ chức ĐHCĐ bất thường vào ngày 29/9 để thay đổi Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Trước đó, MSI cũng nhận được sự chấp thuận của UBCK Nhà nước về việc bán tối đa 100% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.

Đến giữa năm 2017, MSI có tổng tài sản 672 tỷ đồng, trong đó giá trị các khoản cho vay margin và ứng trước chiếm 373 tỷ đồng. Đáng chú ý, MSI đang nắm giữ lượng cổ phiếu ngân hành Maritime trị giá gần 100 tỷ đồng.

Một nguồn tin cho biết, sau khi mua lại MSI, tập đoàn Hàn Quốc sẽ chuyển nhượng lại số cổ phiếungân hành Maritime cho đối tác trong nước.

Điều này sẽ khiến cho giao dịch thâu tóm của tập đoàn Hàn Quốc có mức định giá hợp lý hơn. Số tiền KB Securities chi ra sẽ thấp hơn con số 756 tỷ đồng, trên thực tế, công ty MSI có vốn chủ sở hữu chỉ gần 500 tỷ đồng.

Năm ngoái MSI lãi 22 tỷ đồng và tiếp tục ghi nhận lãi 12 tỷ trong nửa đầu năm nay, theo báo cáo tài chính công ty công bố mới đây.

Trong lĩnh vực môi giới chứng khoán, MSI chiếm khoảng 3,5% thị phần tại HNX và 1,7% thị phần tại HOSE trong năm 2016.

Hồi đầu năm 2017, công ty đã đăng ký niêm yết cổ phiếu tại HNX, tuy nhiên sau đó đã rút lại ý định và đàm phán việc bán cổ phần cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cuối cùng tập đoàn tài chính của Hàn Quốc đã quyết định mua cổ phần của MSI.

Thương vụ này thành công, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đón nhận thêm một tập đoàn tài chính Hàn Quốc, bên cạnh nhiều tập đoàn khác đang có mặt. Riêng trong lĩnh vực môi giới chứng khoán, 3 công ty đang hoạt động tích cực là KIS Việt Nam, Mirae Asset Việt Nam và Shinhan Việt Nam.(NDH)

Trở về

Bài cùng chuyên mục