tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-03-2016

  • Cập nhật : 07/03/2016

Thấy gì từ mục tiêu tăng trưởng của Trung Quốc?

muc tieu tang truong kinh te trong khoang 6,5-7% cua trung quoc van duoc nhan dinh la qua cao - anh: afp

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong khoảng 6,5-7% của Trung Quốc vẫn được nhận định là quá cao - Ảnh: AFP

Ngay cả khi Trung Quốc đạt mục tiêu lạm phát và tăng trưởng kinh tế vừa đưa ra, tăng trưởng trong cho vay vẫn sẽ đi lên rất nhanh và nợ từ đó tiếp tục chất cao.
Trung Quốc vừa điều chỉnh kế hoạch chi tiết cho nền kinh tế, song kết quả nhận được rất có thể lại như cũ: sức tăng trưởng chậm chạp và nợ ở mức cao.
Trong báo cáo hằng năm vừa công bố hôm 5.3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chính thức hạ mục tiêu tăng trưởng của chính phủ xuống phạm vi từ 6,5% đến 7%, đồng thời ban hành kế hoạch làm thế nào để nền kinh tế đi đúng mục tiêu.
Theo tờ The Wall Street Journal, mục tiêu tăng trưởng này vẫn còn quá cao và Trung Quốc sẽ phải thực hiện các hành động mà nước này không nên làm, đặc biệt là bơm cho vay vào nền kinh tế, để đạt được mục tiêu đó.
Một số hệ quả chính được dự báo là mức cung tiền và tăng trưởng tín dụng có thể sẽ tăng 13%, hơn 1 điểm phần trăm so với mục tiêu năm ngoái. Năm 2015, cho vay đã vượt mục tiêu đề ra khi tăng 13,5%. Trung Quốc dường như khó có thể thay đổi “cơn nghiện” tín dụng của họ. 
Mục tiêu lạm phát giá tiêu dùng được giữ ổn định ở 3%, song tỷ lệ 1,4% của năm ngoái cho thấy Đại lục vẫn đang gặp nhiều khó khăn khi phần còn lại của thế giới hiện hướng đến mục tiêu lạm phát khiêm tốn hơn.
Yếu tố trên đây quan trọng vì nếu không có một liều lượng cần thiết của lạm phát, nợ sẽ chỉ càng ngày càng khó trả lại giá trị thực. Ngay cả khi Trung Quốc đạt mục tiêu lạm phát và tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng cho vay cũng đi lên nhanh hơn rất nhiều và vì thế nhìn chung, nợ sẽ lên cao. Quá trình giảm nợ, trong trường hợp của Đại lục, chỉ đơn giản là không xảy ra.
Thâm hụt chính phủ sẽ lên đến khoảng 3% GDP, từ mức 2,4% trong năm ngoái. Bài phát biểu của ông Lý cho biết điều này xảy ra phần nhiều vì chuyện cắt giảm thuế, chứ không phải tăng chi tiêu.
Trong bài phát biểu, ông Lý cũng bàn đến những công ty nhà nước “xác sống” trong các ngành công nghiệp đang nặng gánh thừa cung, chẳng hạn như sản xuất nguyên liệu và thép. Lời hứa hẹn cải cách các ngành này không phải là mới, dù các tuyên bố được chính phủ đưa ra gần đây có vẻ chân thành hơn. Hệ quả của tình trạng này có thể là những vụ phá sản, tái cơ cấu và sáp nhập thực sự của các doanh nghiệp.
Giới đầu tư sẽ xem xét phát biểu vừa rồi của ông Lý kèm theo các tài liệu từ cuộc họp chính phủ hằng năm trước khi quyết định đầu tư. Bức tranh tổng thể về kinh tế Trung Quốc vẫn đang giữ nguyên: tăng trưởng chậm lại và nợ ở mức cao. Kế hoạch đối phó với tình hình kinh tế của Bắc Kinh khó làm các nhà đầu tư yên tâm.

Công ty viễn thông Trung Quốc ZTE bị Mỹ điều tra

Bộ Thương mại Mỹ chuẩn bị áp đặt các biện pháp hạn chế xuất khẩu đối với công ty thiết bị viễn thông Trung Quốc ZTE với cáo buộc vi phạm luật kiểm soát xuất khẩu cho Iran.

mot su kien cua zte o bac kinh. zte bi to xuat do cua my cho iran, vi pham lenh cam van cua washington. anh: reuters

Một sự kiện của ZTE ở Bắc Kinh. ZTE bị tố xuất đồ của Mỹ cho Iran, vi phạm lệnh cấm vận của Washington. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, với biện pháp mới này, ZTE sẽ khó khăn hơn trong việc mua các sản phẩm của Mỹ.

Biện pháp mới sẽ yêu cầu các nhà cung ứng của ZTE phải xin giấy phép xuất khẩu trước khi xuất bất cứ thiết bị hoặc linh kiện nào của Mỹ cho ZTE.

Biện pháp hạn chế này sẽ có hiệu thực vào ngày 8-3 tới đây, áp dụng đối với bất cứ công ty nào trên toàn cầu muốn xuất hàng của Mỹ sản xuất cho ZTE ở Trung Quốc.

Công ty ZTE chưa bình luận gì về động thái này mặc dù họ có thể kháng lại quyết định trên.

Trước đó, Bộ Thương mại Mỹ đã điều tra ZTE về các cáo buộc vi phạm quy định kiểm soát xuất khẩu theo sau bản tin của Reuters năm 2012 rằng công ty này đã ký các hợp đồng để chuyển hàng triệu USD phần cứng và phần mềm từ các công ty công nghệ nổi tiếng của Mỹ cho tập đoàn viễn thông lớn nhất Iran là TCI.  

Các công ty Mỹ như Microsoft, IBM, Oracle, Dell nói họ không hề biết gì về những hợp đồng với Iran này.

Từ lâu, Washington đã cấm việc bán các sản phẩm công nghệ do Mỹ sản xuất cho Iran. Cuộc điều tra của Bộ Thương mại Mỹ tập trung vào việc liệu ZTE có mua các sản phẩm của Mỹ thông qua các công ty bình phong rồi chuyển chúng đến Iran hay không vì điều này vi phạm lệnh cấm vận của Washington.


Nga dẫn đầu các nước sản xuất dầu có thể bị hạ xếp hạng tín nhiệm

nga dan dau cac nuoc san xuat dau co the bi ha xep hang tin nhiem

Nga dẫn đầu các nước sản xuất dầu có thể bị hạ xếp hạng tín nhiệm

Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s cân nhắc hạ xếp hạng tín nhiệm 10 nước sản xuất dầu thô trong nhóm các nước đang phát triển vì giá dầu thấp. Nga đứng đầu danh sách này.
Theo Bloomberg, danh sách 10 nước nói trên có mặt Nga, Kazakhstan, Nigeria, Angola, Gabon, Trinidad và Tobago... Năm trong số sáu thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh là Kuwait, Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), Bahrain, và Qatar cũng được đưa vào diện xem xét cắt giảm xếp hạng tín nhiệm. Hãng Moody’s dự kiến sẽ hoàn thành việc xếp hạng này trong hai tháng.
Việc Moody’s thay đổi xếp hạng tín nhiệm đi theo động thái của hãng Standard & Poor’s, vốn đã hạ xếp hạng của nhiều nước, phản ánh đợt sụt giảm giá dầu và mức độ đáng tin cậy của các nhà sản xuất tại những thị trường mới nổi.
Giá cả hàng hóa sụt giảm buộc chính phủ các nước phải cắt giảm chi tiêu đã từng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong một thập niên qua. Thâm hụt ngân sách tăng lên giữa lúc các quốc gia tăng vay tiền để bù đắp nguồn thu sụt giảm.
“Động thái này sẽ gửi một tín hiệu sụt giảm tiếp cho thị trường, dù chuyện giá dầu hạ không còn là mới. Khi giá dầu đi xuống, doanh thu của các nước xuất khẩu hàng hóa bị ảnh hưởng đáng kể, tạo ra thách thức đối với khả năng cân bằng ngân sách, quản lý đất nước và kiểm soát nợ”, chuyên gia quản lý tiền tệ Wayne Lin tại hãng QS Investors ở New York (Mỹ) nói.
Hãng Moody’s đã cho thấy nước Nga cần phải thích nghi ngân sách của họ với thực tế thị trường hàng hóa, theo Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov. Chính phủ nước này đang tìm các biện pháp cân bằng ngân sách trong trung hạn. Bộ Tài chính Nga sẽ “liên lạc thường xuyên” với các hãng xếp hạng tín nhiệm trong lúc các hãng này xem xét xếp hạng để cung cấp toàn bộ thông tin cần thiết, ông Siluanov cho biết.
Ngược lại, Moody’s tái khẳng định mức xếp hạng AAA dành cho Na Uy, cho hay dù giá dầu ở mức thấp trong nhiều năm, hồ sơ tín dụng của nhà sản xuất dầu khí lớn nhất châu Âu vẫn chưa bị ảnh hưởng.

Chi 50 triệu USD có thể sở hữu May Việt Tiến

chi 50 trieu usd co the so huu may viet tien

Chi 50 triệu USD có thể sở hữu May Việt Tiến

Tính theo giá lên sàn 40.000 đồng một cổ phiếu, may Việt Tiến đang được định giá 1.120 tỷ đồng (50,2 triệu USD).

28 triệu cổ phiếu VGG của Tổng công ty May Việt Tiến sẽ chính thức được đưa lên sàn UpCom giao dịch kể từ ngày 10/3 tới đây. Giá tham chiếu của VGG là 40.000 đồng. Như vậy Việt Tiến được định giá khoảng 1.120 tỷ đồng, tương đương 50,2 triệu USD.

May Việt Tiến được xếp vào những doanh nghiệp may có doanh thu lớn nhất Việt Nam và tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2015, doanh thu của công ty đạt hơn 6.400 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 331 tỷ đồng. Trước đó, năm 2014, công ty cũng đạt doanh thu 5.482 tỷ, lợi nhuận sau thuế 312 tỷ đồng.

Công ty có vốn điều lệ 280 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Dệt may nắm hơn 47,9% vốn tại đây. Cổ đông ngoại, tiêu biểu là hai tổ chức đến từ Hong Kong và Maylaysia đang nắm giữ 6,7 triệu cổ phần, tương đương 24% vốn điều lệ. Việt Tiến trả cổ tức thường niên bằng tiền mặt ở mức khá cao 30%.

Tính đến tháng 6/2015, công ty có tổng tài sản đạt 3.468 tỷ đồng. Việt Tiến đang có khoản đầu tư 268 tỷ đồng vào 17 công ty con với tỷ lệ vốn góp từ 20 đến 55%. Hiện công ty có 8.694 lao động, thu nhập bình quân năm 2014 khoảng 8 triệu đồng một tháng.

Việt Tiến đang xuất khẩu sản phẩm sang 30 nước trên thế giới với các đối tác lớn như: Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc… Tuy vậy, các nguồn nguyên vật liệu chính vẫn chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc nên việc hưởng lợi từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vẫn bỏ ngỏ bởi phải đợi nguồn nguyên liệu trong nước xem có đáp ứng được không.

Tiền thân của May Việt Tiến là một xí nghiệp may tư nhân được thành lập bởi 8 cổ đông góp vốn do ông Sâm Hào Tài - một doanh nhân người Hoa làm giám đốc. Khi đó xí nghiệp may chỉ có điện tích 1.513 m2 và 65 máy may, 100 công nhân làm việc.

Sau ngày thống nhất đất nước, Nhà nước tiếp quản và quốc hữu hoá, Bộ Công Thương quản lý. Năm 2007, Công ty May Việt Tiến được thành lập và thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam.  

Việt Tiến đang sở hữu hàng loạt thương hiệu như Sanciaro, Manhattan, TT-up, Việt Tiến, Viettien Smartcasual, Việt Long...


Các hãng xăng dầu nước ngoài than khó vì thủ tục hải quan

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa có công văn gửi Bộ Công Thương kiến nghị về những vướng mắc thủ tục hải quan của các hãng tàu nước ngoài tại cảng Vân Phong.

Các khó khăn này xuất phát từ khi Việt Nam thực thi các Hiệp định tự do như: FTA Việt Nam - Hàn Quốc, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Cụ thể, các hãng tàu nước ngoài khi gửi hàng tại Cảng Vân Phong thuộc quản lý của Công ty Liên doanh kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong (VPT) - một công ty con của Petrolimex gặp vướng mắc trong quá trình đề nghị cấp chứng nhận xuất xứ (CO).

tau cho xang dau tai cang van phong. anh: petrolimex

Tàu chở xăng dầu tại cảng Vân Phong. Ảnh: Petrolimex

Petrolimex cho biết, thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan ASEAN-Việt Nam, theo Thông tư số 01 của Bộ Công Thương, khi cấp CO Back to back thương nhân nước ngoài phải có mặt tại Việt Nam để làm thủ tục.

Tập đoàn này cho rằng thương nhân nước ngoài không phải lúc nào cũng có mặt tại Việt Nam vì vậy đề xuất cấp chứng nhận xuất xứ trong trường hợp không có sự hiện diện của họ.

Hiện Hải quan Khánh Hoà chưa chấp nhận khai tên nước xuất khẩu theo CO gốc cấp ban đầu do chưa có hướng dẫn cụ thể khi đưa hàng form D từ nước ngoài vào Vân Phong rồi đưa tiếp vào nội địa. Vì vậy, tập đoàn này đề nghị thống nhất ghi tên nước xuất khẩu ngay trên CO gốc.

Việc thực thi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hàn Quốc, các thương nhân nước ngoài đưa lô hàng lớn vào Vân Phong nhưng khi chia nhỏ đưa vào nội địa lại không được cấp CO.

Petrolimex kiến nghị Tổng cục Hải quan, Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương xem xét, hướng dẫn, tạo điều kiện cho Công ty Kho ngoại Vân Phong duy trì hoạt động để tạo lập thị trường trung chuyển xăng dầu có uy tín của khu vực Vân Phong, thu hút khách hàng lớn, kinh doanh có hiệu quả.

Hiện Vân Phong đang tiến hành xuất nhập khoảng 8 triệu m3 xăng dầu các loại, tổng thuế nhập khẩu thu tại hải quan Vân Phong khoảng 12.000 tỷ đồng. Kho ngoại ở đây đang dần trở thành điểm trung chuyển xăng dầu của khu vực với khách hàng chủ yếu là hãng xăng dầu nước ngoài.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-03-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-03-2016

    Dệt may Đông Nam Á e dè Việt Nam
    Tham ô hàng tỷ USD, tỷ phú Iran bị kết án tử hình
    Bộ trưởng Vinh: Có thể hết tiền đầu tư do ứng trước quá nhiều
    Dầu rớt thảm, ngân sách quốc phòng Nga giảm 160 tỉ rúp
    Cảnh báo nguy cơ từ lãi suất âm

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 08-03-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 08-03-2016

    Năm 2016, THACO hướng tới doanh thu 3 tỷ USD
    Nippon Koei tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Thanh Hóa
    Lãi lớn, FE Credit tăng vốn điều lệ lên 1.900 tỷ đồng
    Cổ đông “tố” làm giá, EVE nói gì?
    Kinh doanh bất động sản 2016: Liều lĩnh nhưng phải tỉnh

  • Tin kinh tế đọc nhanh 08-03-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 08-03-2016

    Tham gia TPP để sản xuất phát triển, chứ không để “chết”
    Nhân dân tệ quay đầu giảm bất chấp tỷ giá tham chiếu tăng
    HSBC: 'Tiền mặt vẫn là vua'
    Hơn 100 doanh nghiệp Nhật Bản tìm cơ hội đầu tư vào Đà Nẵng
    Viglacera kỳ vọng hút 10 tỷ USD vốn đầu tư vào KCN Yên Phong

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 07-03-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 07-03-2016

    Doanh nghiệp Nhật đầu tư gần 38 tỷ USD vào Việt Nam
    Hãng Apple bắt đầu suy thoái sau thời kỳ tăng trưởng "nóng"?
    Moody's dọa hạ bậc tín nhiệm các nước sản xuất dầu mỏ vùng Vịnh
    Doanh nghiệp phát triển công nghiệp hỗ trợ sắp được tính ưu đãi thuế
    Thị trường châu Á có thể thiếu hụt 10.000 thùng xăng mỗi ngày

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-03-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-03-2016

    Chạy đua lãi suất, bao giờ thì dừng?
    Dự kiến: Không cần lên Upcom, cổ phiếu của DN có thể giao dịch ngay sau khi đấu giá
    Vinamotor bán một chi nhánh với giá 0 đồng kèm khoản công nợ lớn
    BIDV được cấp phép thành lập chi nhánh tại Myanmar
    Cơ hội nào cho ngành bảo hiểm khi đón sóng TPP?

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-03-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-03-2016

    Hàn Quốc hỗ trợ doanh nghiệp đón FTA
    Lãi suất 0% chiếm lĩnh thị trường cho vay tiêu dùng
    23 nhà máy đủ điều kiện xuất khẩu cá tra vào Mỹ
    200 triệu USD 'chảy' vào địa ốc
    Năm 2016, có thể cho phép Cổ phiếu trên Upcom được giao dịch ký quỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh 07-03-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 07-03-2016

    Deutsche Bank: USD sẽ tiếp tục tăng giá
    Năm 2015, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,9 tỷ USD
    Hơn 70% doanh nghiệp bán lẻ thờ ơ với các FTA thế hệ mới
    Mối lo dòng vốn quốc tế thoái lui khỏi các thị trường mới nổi
    Phát hành trái phiếu quốc tế, thời điểm chưa chín muồi

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-03-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-03-2016

    Tôn mạ nhập khẩu bị điều tra
    Lào dự kiến xuất khẩu 1 triệu tấn gạo trong năm 2016
    Việt Nam nhập khẩu… đất
    Nhiều cơ hội cho xuất khẩu trái cây
    TPHCM: Gần 700 dự án BĐS bị thu hồi, tạm ngưng thi công

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-03-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-03-2016

    Lần đầu trong 5 năm giá vàng trong nước thấp hơn thế giới 
    Người Hàn Quốc thích xoài, thơm Việt Nam
    Vietinbank rót 2.000 tỉ đồng cho Tân Thuận IPC
    Jim Rogers: 100% khả năng kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong 12 tháng tới
    Samsonite bỏ 1,8 tỷ USD thâu tóm Tumi trong thương vụ lớn nhất từ trước đến nay

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-03-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-03-2016

    Những thách thức đối với giới giàu có trên thế giới
    Cơn bão giá dầu tan dần sau thỏa thuận Nga - Ả Rập Xê Út
    Việt Nam chiếm 50% thị trường điều thế giới
    MB và VALEXIM ký hợp đồng phòng vệ giá cho mặt hàng khí hóa lỏng
    Xử nghiêm nhà băng ‘đi đêm’ lãi suất