tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 30-06-2017

  • Cập nhật : 30/06/2017

Brexit có thể làm ngân sách EU thâm hụt 10 tỷ euro/năm

Ngày 28/6, Ủy viên phụ trách ngân sách của Liên minh châu Âu (EU) Günther Oettinger cho biết việc giải quyết những tác động của Brexit và các thách thức mới như vấn đề quốc phòng châu Âu sẽ khiến ngân sách EU thâm hụt 20 tỷ euro mỗi năm.

uy vien phu trach ngan sach cua lien minh chau au (eu) günther oettinger. anh: reuters

Ủy viên phụ trách ngân sách của Liên minh châu Âu (EU) Günther Oettinger. Ảnh: Reuters

 

Ông Günther Oettinger đánh giá riêng việc Anh rời khỏi EU, hay còn gọi là Brexit, đã làm ngân sách của EU thâm hụt khoảng 10 tỷ euro hàng năm. Cùng với đó, EU phải chi các khoản tài chính cho nhiều nhiệm vụ mới như quốc phòng, an ninh nội địa, dự tính những khoản này cũng chiếm đến 10 tỷ euro nữa.

Do vậy, các nước thành viên phải có một lựa chọn rõ ràng giữa việc phải tìm cho được nguồn tài trợ mới hay là cắt giảm tài trợ cho các dự án đầy tham vọng của mình.

Năm 2017, ngân sách EU đạt 157,9 tỷ euro về mức cam kết, tức các khoản dự kiến tài trợ cho các chương trình có thể được triển khai trong suốt cả năm.

Nước Anh, với sự ra đi khỏi "mái nhà chung" dự kiến vào tháng 3/2019, là một trong những quốc gia đóng góp “ròng” cho ngân sách châu Âu với mức 10 tỷ euro mỗi năm. Triển vọng nguồn ngân sách thấp làm dấy lên mối lo ngại về những căng thẳng trong vấn đề đóng góp tài chính giữa 27 nước còn lại của EU.

Một số nước EU đóng góp “ròng” ngân sách yêu cầu giảm chi tiêu quốc phòng, nhưng những nước thụ hưởng “ròng” thì lại không mấy vui vẻ khi phải giảm quỹ liên kết vốn tài trợ cho khu vực nghèo nhất của EU.(TTXVN)
----------------------

Giá tiêu giảm mạnh nhất 6 năm

So với cuối năm 2016, giá tiêu trong nước giảm tới 57.000 – 61.000 đồng/kg. Nếu so với cùng kỳ năm 2016, giá tiêu hiện đã sụt giảm tới 50%.

Báo cáo của bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, giá hồ tiêu sụt giảm rất mạnh trong 6 tháng đầu năm 2017.

Cụ thể, giá hồ tiêu tại Bà Rịa – Vũng Tàu trong tháng 6/2017 giảm 2.000 đồng/kg xuống còn 79.000 đồng/kg so với cuối tháng 5/2017. Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 5.000 đồng/kg xuống mức 75.000 đồng/kg. Tương tự, giá tiêu Đắk Lắk – Đắk Nông và Gia Lai giảm lần lượt 3.000 đồng và 5.000 đồng mỗi kg, xuống còn 78.000 đồng/kg và 76.000 đồng/kg.

So với cuối năm 2016, giá tiêu trong nước giảm tới 57.000 – 61.000 đồng/kg. Nếu so với cùng kỳ năm 2016, giá tiêu hiện đã sụt giảm tới 50%. Đây được xem là mức giảm kỷ lục của ngành hồ tiêu trong vòng 5 - 6 năm trở lại đây.

Cùng với đó, giá tiêu xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm 2017 đạt 5.876 USD/tấn, cũng giảm 26,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Theo Bộ Nông nghiệp, giá hồ tiêu giảm mạnh là do tình hình xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản bị chững lại, trong khi đó diện tích hồ tiêu trên cả nước vượt quy hoạch dẫn đến cung vượt cầu khiến giá hồ tiêu “lao dốc”.

Số liệu của bộ này cho thấy, sản lượng hồ tiêu sau 6 tháng ước đạt 207,7 nghìn tấn, tăng 18,2%. Còn diện tích trồng tăng 22,6%. Nguyên nhân sản lượng hồ tiêu tăng cao là do giá tăng theo nhu cầu xuất khẩu và giữ ổn định trong những năm gần đây, khiến người trồng hồ tiêu có lợi nhuận cao đã tích cực đầu tư mở rộng sản xuất.

Kim ngạch xuất khẩu tiêu 6 tháng đầu năm nay ước đạt 126 nghìn tấn và 714 triệu USD, tăng 18,3% về khối lượng nhưng giảm 16,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2017 là Mỹ, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ấn Độ , Pakistan và Đức với 38,9% thị phần. (NCĐT)
-------------------------

Alibaba đổ thêm 1 tỷ USD vào Lazada, sẵn sàng cạnh tranh với Amazon

Đây là một bước tiến nhằm biến Alibaba trở thành một doanh nghiệp toàn cầu thực sự, như tham vọng của tỷ phú Jack Ma.

Tập đoàn Alibaba của tỷ phú Jack Ma sẽ đầu tư thêm 1 tỷ USD để tăng cổ phần trong hãng thương mại điện tử Lazada lên 83%, đảm bảo giữ được mũi nhọn tiến công vào Đông Nam Á.

CEO của Lazada là Maximilian Bittner cho biết Alibaba đang mua lại phần lớn cổ phần từ các cổ đông khác. Trong thương vụ này, mức định giá của Lazada lên tới 3,15 tỷ USD, và ngoài Alibaba thì chỉ còn ban điều hành và Temasek Holdings (Singapore) là còn giữ cổ phần. Những cổ đông thoái vốn khỏi Lazada kỳ này bao gồm Rocket Internet và Investment AB Kinnevik.

Alibaba đã giành quyền kiểm soát Lazada từ Rocket Internet trong năm ngoái trong một thương vụ trị giá 1 tỷ USD. Đây cũng là vụ thâu tóm lớn nhất ở nước ngoài của Alibaba cho đến thời điểm này. Được thành lập vào 2012, Lazada giờ đây là yếu tố then chốt để Alibaba thúc đẩy bành trướng ở nước ngoài, hiện thực hóa tham vọng của Jack Ma trong việc biến Alibaba thành một doanh nghiệp toàn cầu thực sự.

Bittner cho biết trong một cuộc phỏng vấn: "Rõ ràng động thái này cho phép Alibaba mở rộng phạm vi toàn cầu, tạo cho họ khả năng tiếp cận người dùng không ai sánh bằng. Thương mại điện tử chỉ mới chiếm khoảng 3% doanh thu bán lẻ ở khu vực Đông Nam Á, vì vậy thương vụ này là một bước tiến lớn".

Đông Nam Á đang chuẩn bị trở thành chiến trường kế tiếp trong cuộc chiến giữa Alibaba và đối thủ chính của hãng này tại Trung Quốc là JD.com, cũng như gã khổng lồ Amazon đến từ nước Mỹ. Mặc dù vẫn thiếu cơ sở hạ tầng về vận tải và thanh toán vốn cần thiết cho việc triển khai rộng rãi thương mại điện tử, khu vực Đông Nam Á đã trở thành thị trường dịch vụ Internet phát triển nhanh nhất trên thế giới, khi hơn 600 triệu cư dân tại đây ngày càng hứng thú hơn với việc mua sắm và thanh toán trực tuyến.

Amazon vẫn chưa lên tiếng về các kế hoạch đối với Đông Nam Á, nhưng tiềm năng thương mại điện tử của khu vục này cùng với khát vọng tìm kiếm sự tăng trưởng liên tục của Amazon có thể sẽ khiến họ tiến vào khu vực này ngay trong năm nay. Bây giờ, trong bối cảnh Alibaba đã thiết lập sự thống trị của Trung Quốc và Amazon đã giữ chắc dẫn đầu ở Hoa Kỳ, cả hai đều đang tìm kiếm cơ hội bành trướng ở nước ngoài. JD.com, vốn được xem là "Amazon của Trung Quốc" về mặt phương thức vận hành và chiến lược, cũng đang đàm phán để đầu tư hàng trăm triệu USD vào chợ điện tử Tokopedia ở Indonesia.

Dù có quy mô rất lớn, nhưng phần lớn doanh thu của Alibaba vẫn đến từ Trung Quốc. Hiện gã khổng lồ này đang tăng cường sự hiện diện ở Đông Nam Á nhằm chuẩn bị cho sự xuất hiện của Amazon, bắt đầu bằng việc thâu tóm 51% cổ phần Lazada hồi năm ngoái. Jack Ma cũng đã đến Kuala Lumpur (Malaysia) vào tháng 3 vừa qua và tuyên bố Malaysia là trung tâm hậu cần đầu tiên của Alibaba bên ngoài Trung Quốc.

Indonesia, vốn là quốc gia đông dân thứ 4 thế giới, được coi là một trong những thị trường hứa hẹn nhất trong khu vực. Đất nước này có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc cách đây một thập kỉ: thiếu thốn cơ sở hạ tầng bán lẻ, số người sử dụng điện thoại di động đang bùng nổ, tầng lớp trung lưu tăng trưởng nhanh và đòi hỏi hàng hóa chất lượng cao hơn.

Lazada hiện đang hiện diện tại 6 quốc gia: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Công ty này hiện đang điều hành khoảng một tá kho hàng và trung tâm phân phối để từ đó vận chuyển hàng hóa trực tiếp đến người mua hàng. Lazada hiện đang cạnh tranh quyết liệt với các đối thủ cũng có hầu bao khá dày là MatahariMall (Indonesia) và Sea (Singapore), nhưng Bittner cho biết Lazada có thể tận dụng kinh nghiệm của Alibaba.

Năm nay, Alibaba và Lazada đã ra mắt cửa hàng trực tuyến Taobao của Alibaba tại Singapore, thông qua một trang web chuyên dụng cho phép người dùng Lazada mua hàng trên Taobao. Alibaba cũng giúp Lazada tạo ra một chương trình điểm thưởng cho phép người dùng được sử dụng UberEats và Netflix miễn phí, cùng với việc được miễn phí giao hàng từ Taobao và Redmart.

"Các thị trường thương mại điện tử trong khu vực vẫn còn chưa được khai thác hết, và chúng tôi thấy một triển vọng rất tích cực ở phía trước", CEO Daniel Zhang của Alibaba cho biết. "Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư nguồn lực của chúng tôi tại Đông Nam Á thông qua Lazada để nắm bắt những cơ hội tăng trưởng". (NCĐT)
-------------------------------

Đại gia xây dựng đặt kế hoạch doanh thu khủng

Dự báo thị trường xây dựng tiếp tục tăng trưởng nóng, Coteccons đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt tăng 30% và 23%.

Phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên của Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons (mã CK: CTD) diễn ra sáng nay tại TP HCM sau một thời gian dài tạm hoãn. Không khí phiên họp nóng lên khi ban lãnh đạo Coteccons công bố tờ trình phương án phân phối lợi nhuận năm 2016 và điều chỉnh chính sách phát hành cổ phiếu cho cán bộ chủ chốt.

HĐQT đề xuất tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt cho năm 2016 là 50%, tương đương 5.000 đồng một cổ phiếu. Ngoài ra, công ty trích 60% lợi nhuận sau thuế nhằm bổ sung quỹ đầu tư phát triển theo định hướng phát triển chuỗi giá trị ngành xây dựng và 5% lợi nhuận cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, một số cổ đông không đồng tình vì kết quả kinh doanh tiếp tục tăng trưởng mạnh, cụ thể là lãi ròng gấp đôi năm trước, nhưng mức cổ tức lại giảm 5%.

Sau khi lắng nghe phản hồi từ cổ đông, ông Nguyễn Bá Dương – Chủ tịch HĐQT công ty đề nghị vẫn giữ nguyên mức chia cổ tức như dự thảo và cam kết xem xét việc chia cổ phiếu thưởng cho năm sau.

“Nhà đầu tư không nên chỉ nhìn vào tỷ lệ chia cổ tức mà phải xét toàn diện nhiều yếu tố khác như tiềm năng phát triển, thực trạng đầu tư, thị giá cổ phiếu… của doanh nghiệp. Việc giữ lại lợi nhuận để đầu tư chắc chắn sẽ tác động tích cực đến giá cổ phiếu trên thị trường. Hiện, không nhiều doanh nghiệp niêm yết trong nước có mức trả cổ tức lên đến 50% bằng tiền mặt như Cottecons”, ông Dương nói.

Đối với việc thay đổi chính sách phát hành cổ phiếu cho cán bộ chủ chốt, căn cứ Nghị quyết ĐHCĐ thường niên năm ngoái thì giá trị khuyến khích cho cán bộ công nhân viên là 209,7 tỷ đồng, tương đương 2,59 triệu cổ phần dự kiến phát hành.

Tuy nhiên, nhằm cân đối quyền lợi giữa cán bộ công nhân viên và cổ đông nên ban lãnh đạo thống nhất điều chỉnh giảm phân nửa số lượng cổ phiếu ESOP dự kiến phát hành, tương đương 1,3 triệu cổ phần với giá 40.000 đồng một cổ phiếu. Số cổ phần này bị hạn chế chuyển nhượng trong 2 năm kể từ ngày phát hành, kèm theo một số điều khoản ràng buộc khác.

“Để hài hoà quyền lợi, với tư cách là Chủ tịch HĐQT, tôi xin lỗi toàn thể nhân viên công ty và cam kết đây là lần duy nhất ban lãnh đạo đề xuất thay đổi chính sách đã thông qua. Trong tương lai, nếu có trường hợp bắt buộc phải làm như vậy, tôi xin từ chức”, ông Dương tuyên bố.

dai-gia-xay-dung-dat-ke-hoach-doanh-thu-khung

Coteccons điều chỉnh giảm phân nửa cổ phiếu phát hành cho cán bộ chủ chốt.

Về kế hoạch kinh doanh năm nay, ban lãnh đạo công ty nhận định, dư địa phát triển của thị trường xây dựng còn rất lớn. Riêng tại Coteccons, nguồn công việc khi hợp đồng ký kết vào cuối năm ngoái chuyển sang năm 2017-2018 khoảng 22.000 tỷ đồng, cộng thêm nguồn việc vừa ký mới khoảng 5.000 tỷ đồng trong giai đoạn đầu năm. Dự kiến khoảng 60% giá trị này sẽ được thực hiện trong năm nay.

Trong báo cáo thường niên năm 2016, công ty đặt kế hoạch tổng doanh thu năm nay đạt 25.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong thời gian trì hoãn đại hội cổ đông, công ty trúng thầu thêm một số dự án lớn nên ban lãnh đạo đề xuất nâng chỉ tiêu doanh thu lên 27.000 tỷ đồng, tăng gần 30% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ ước đạt 1.750 tỷ đồng. Tỷ lệ chia cổ tức dự kiến là 30%.

Ban lãnh đạo công ty cho biết, những chỉ tiêu này được đề ra thận trọng và khiêm tốn do thị trường nguyên vật liệu diễn biến phức tạp. Điển hình như việc giá cát tăng mạnh là một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận chưa tương xứng với mức tăng trưởng doanh thu.

Tại đại hội lần này, công ty cũng thông qua việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài từ mức 49% như hiện nay lên 60% nhằm tăng tính thanh khoản của cổ phiếu. Để thực hiện mở room, công ty buộc huỷ bỏ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện như môi giới bất động sản, dịch vụ khách sạn và du lịch lữ hành… hoặc chuyển sang kinh doanh tại công ty con, công ty liên kết nếu có nhu cầu.

Trả lời thắc mắc của cổ đông về nguy cơ bị thâu tóm khi nới room ngoại, người đứng đầu Coteccons cho rằng, do xây dựng không phải là ngành được bảo hộ nên tương lai bắt buộc phải hội nhập với thế giới. Ban lãnh đạo đã tính đến việc nới tối đa room ngoại như một số doanh nghiệp khác nhưng khi cân nhắc nhiều yếu tố thì lựa chọn tỷ lệ 60% là an toàn, phù hợp. (Vnexpress)

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-10-20151

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-10-2015

    Vinacomin đề nghị giảm thuế xuất khẩu tinh quặng đồng, thiếc, kẽm về 0%
    Không phải mọi doanh nghiệp đều tận dụng được lợi ích từ TPP
    Thất thu hàng triệu USD vì thép Trung Quốc nhập gian lận
    Nông, lâm trường nợ ngân sách hàng trăm tỉ đồng
    Năng suất lao động thấp 'đáng hổ thẹn'

  • Tin kinh tế đọc nhanh 16-10-20152

    Tin kinh tế đọc nhanh 16-10-2015

    Cấm doanh nghiệp Nhà nước đầu tư địa ốc, ngân hàng, chứng khoán
    Tăng kết nối trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
    Doanh nghiệp VN xa lạ với phòng vệ thương mại
    Nhật Bản đang cần rất nhiều kỹ sư CNTT Việt Nam
    Thương hiệu SanDisk đang tính 'bán mình'

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-10-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-10-2015

    Một doanh nghiệp Hungary muốn mua 200 tấn gạo Việt Nam
    Bộ Nông nghiệp xem xét “bảo vệ” mặt hàng gia cầm Việt
    Xuất khẩu cá tra sang Tây Ban Nha giảm 45%
    Hòa Phát sẽ nhập khẩu 300.000 tấn quặng sắt nửa đầu 2016
    Phôi thép Trung Quốc bị nghi gian lận

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-10-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-10-2015

    Giá dầu mất 7% sau 3 phiên giảm liên tiếp
    NHNN giải thích về việc 'mua ngân hàng với giá 0 đồng'
    Myanmar mở thị trường chứng khoán vào tháng 12 tới
    Việt Nam mời DN Nhật Bản đầu tư vào 6 ngành công nghiệp mũi nhọn
    Vụ đùi gà Mỹ nhập khẩu: Bộ Nông nghiệp đang rà soát và có thể khởi kiện

  • Tin kinh tế đọc nhanh 15-10-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh 15-10-2015

    Top 40 doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam
    Nông sản Lâm Đồng hướng đến thị trường Nga
    Chỉ 13% doanh nghiệp hài lòng với chính sách thuế
    Xuất khẩu hoa Đà Lạt sang Nga
    TQ cho VN vay 10 triệu nhân dân tệ để nghiên cứu đường sắt cao tốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-10-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-10-2015

    Chính phủ phê duyệt Hiệp định thương mại biên giới Việt-Lào
    Giao dịch liên ngân hàng tăng vọt
    Các quan chức ngân hàng: FED không nên hoãn tăng lãi suất
    Cần 3.600 tỉ đồng để cải tạo hơn 300km đường sắt
    Dòng vốn FDI từ Liên minh châu Âu vào Việt Nam có xu hướng giảm

  • Tin kinh tế đọc nhanh 14-10-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh 14-10-2015

    Nhà nước sẽ thoái hết vốn tại Vinamilk, FPT
    Chính phủ đề xuất tăng gấp đôi thuế tiêu thụ đặc biệt với xe sang
    Ham bán hàng, nông sản Việt bị “chơi xấu”
    Con tôm, cà phê, cao su... gặp khó
    Không được “đẻ” thêm thủ tục khi quyết toán thuế TNCN

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-10-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-10-2015

    Tháng 12/2015, trình Chính phủ ban hành 7 Nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh
    Dell chi 67 tỷ USD làm M&A lớn nhất lịch sử ngành công nghệ
    Đã thu được 12,39 nghìn tỷ đồng từ thoái vốn DNNN
    Cần rà soát toàn diện thị trường phân bón
    Khó giữ bội chi ngân sách ở 5% GDP

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-10-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-10-2015

    Indonesia gấp rút vào TPP vì sợ Việt Nam giành hết cơ hội
    Bộ trưởng Đinh La Thăng: 'Tôi đã yêu cầu bỏ nhưng các ông ngậm miệng ăn tiền'
    Bán cổ phần của Nhà nước lấy 10.000 tỉ đồng để bù hụt thu ngân sách
    Xuất khẩu gạo cấp thấp của Việt Nam bị cạnh tranh quyết liệt
    Ford đầu tư mạnh vào Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh 13-10-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh 13-10-2015

    Trung Quốc: Fed không nên tăng lãi suất
    Bộ trưởng Năng lượng Qatar: "Giá dầu đã chạm đáy"
    Xuất khẩu điều kỳ vọng đạt 2,5 tỷ USD
    Kỳ vọng thu nội địa năm sau sẽ tăng mạnh
    Doanh nghiệp dệt may báo lãi sớm