Lập kế hoạch thu chi hàng tuần, học hỏi kinh nghiệm từ những người hiểu biết về tài chính hay dành 20 phút mỗi tuần để đọc sách có chủ đề về tài chính cá nhân sẽ là những việc làm giúp bạn có thể kiểm soát tài chính cá nhân được tốt hơn.

“3 triệu USD để mua một thương hiệu chiếm tới 75% thị phần là mức giá quá rẻ. Năm 1994, Cocacola xây nhà máy thì giá trị của nhà máy này đã vào khoảng 8 triệu USD…”, CEO Mibrand nhận định.
Trước, trong giai đoạn 1991 – 1997, khi làn sóng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam lần đầu kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực, một làn sóng M&A nhằm nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam cũng diễn ra mạnh mẽ.
Thời điểm đó, trong thị trường sản phẩm chăm sóc răng miệng, P/S của Công ty Hóa phẩm P/S và Dạ Lan của Công ty TNHH Hóa mỹ phẩm Sơn Hải chiếm tới 95% thị phần kem đánh răng Việt Nam.
Trước cuộc đổ bộ của các ông lớn, khi P/S đã về tay Unilever với giá trị thương vụ lên tới 5 triệu USD, Dạ Lan cũng chấp nhận “bán mình” cho Colgate Palmolive do thấy không có khả năng cạnh tranh trực tiếp với ông lớn này.
Năm 1998, Dạ Lan chính thức về tay Colgate Palmolive với giá hơn 3 triệu USD.
“3 triệu USD để mua một thương hiệu chiếm tới 75% thị phần là mức giá quá rẻ. Năm 1994, Coca-Cola xây nhà máy thì giá trị của nhà máy này đã vào khoảng 8 triệu USD”, ông Lại Tiến Mạnh - CEO Mibrand nhận định tại hội thảo Định giá thương hiệu do đơn vị này đồng tổ chức với MVV Coaching mới đây.
Trong khi đó, Việt Nam thời bấy giờ đã là một thị trường tiêu dùng khá lớn với số dân lên tới 75,5 triệu người.
Nay, khi một làn sóng FDI mới lại tràn vào Việt Nam, hàng loạt thương hiệu Việt đã bán một phần, hoặc bán toàn bộ cho nước ngoài.
Một số thương vụ điển hình là Nguyễn Kim bán 49% cổ phần cho Central Group (Thái Lan), Fivimart bán 30% và Citimart bán 49% cổ phần cho Aeon (Nhật Bản), Kinh Đô bán 80% mảng bánh kẹo cho Mondelez International (Mỹ)…
Nhiều doanh nghiệp Việt khi đứng trước một lời đề nghị M&A của doanh nghiệp nước ngoài thường thắc mắc không hiểu sao họ định giá doanh nghiệp cao như vậy, ông Đặng Xuân Minh - CEO AVM Việt Nam cho biết.
Nếu có đối tác ngỏ lời muốn mua công ty của bạn, mức giá nào sẽ hợp lý?
Theo kinh nghiệm định giá các thương vụ M&A gần đây, ông Minh cho biết, công thức tính giá trị công ty khi M&A khá đơn giản.
Chúng ta có thể tạm tính giá trị công ty theo 2 công thức sau:
10 x Lợi nhuận x k%
3 x Doanh thu x k%
Trong đó, hệ số k được tính tùy theo ngành.
Ví như trong thương vụ Kinh Đô – Mondelez với mức giá 370 triệu USD, hệ số k của ngành hàng tiêu dùng được tính vào khoảng 45% - 60%.
Với các ngành khác như ngành xây dựng, hệ số k sẽ thấp hơn, vào khoảng 30%. Với những doanh nghiệp có tiếng trong ngành như Coteccons chẳng hạn, hệ số k sẽ cao hơn.
Quay trở lại việc “bán mình” của Dạ Lan với mức giá 3 triệu USD, ông Minh cho rằng:Mức giá này có thể cho là rẻ, nhưng là tốt.
Trường hợp của Tân Hiệp Phát chẳng hạn, nếu doanh nghiệp này “bán mình” 3 năm trước, giá sẽ tốt hơn thời điểm bây giờ, sau khi dư luận dậy sóng về sự cố “con ruồi”.
Trong quan điểm M&A, người chủ sở hữu đến một thời điểm nào đó sẽ rời bỏ thị trường. Giả sử chủ của Dạ Lan - ông Trịnh Thành Nhơn không đủ sức đưa thương hiệu này chiếm tới 90% thị phần trong 10 năm nữa, thì việc bán hay bán một phần là chiến lược tốt.
“Sẽ không có đáp số nào đúng, tất cả chỉ là “giả sử”. Người chủ sẽ tự chọn quyết định cho mình”, ông Minh nói.
Theo Trí Thức Trẻ/ CafeF
Lập kế hoạch thu chi hàng tuần, học hỏi kinh nghiệm từ những người hiểu biết về tài chính hay dành 20 phút mỗi tuần để đọc sách có chủ đề về tài chính cá nhân sẽ là những việc làm giúp bạn có thể kiểm soát tài chính cá nhân được tốt hơn.
Bất cứ ai từng nghe nhạc điều biết tới một vấn đề cơ bản: âm nhạc được ghi âm và phát lại hầu như không bao giờ có thể đạt được chất lượng tương đương những buổi biểu diễn đích thực. Với một số người, điều đó không mấy quan trọng. Với nhiều người khác, điều đó lại quan trọng hơn tất thảy. Đó cũng là câu chuyện xoay quanh thương hiệu Mark Levinson.
Chỉ 48% trong số 783 thành viên hội đồng quản trị cho biết họ dành đủ thời gian vào việc chuẩn bị CEO kế vị.
"Nếu có cách giữ người tài với chi phí cao nhất thì hãy đến gặp tôi", ông Nguyễn Đức Tài chia sẻ.
Steve Jobs từng nói “Thời gian của bạn là giới hạn, vì vậy, đừng lãng phí nó để sống cuộc đời của người khác”.
Ban quản trị đa dạng về thành phần và năng lực, quy tụ nhiều người giỏi trong nhiều lĩnh vực.
Câu chuyện về chú nhân viên Kiến nhỏ bé và ông chủ Sư Tử. Chúng tôi xin được đăng tải toàn bộ câu chuyện này để bạn đọc, đặc biệt là những nhà quản lý có thể rút ra cho mình những giá trị riêng:
Khi các công ty đầu tư tư nhân mạnh tay chi tiền mua lại các doanh nghiệp thì nhu cầu tìm CEO để điều hành các doanh nghiệp này cũng gia tăng.
Báo cáo tài chính được doanh nghiệp lập và công bố định kỳ là tài liệu đặc biệt quan trọng để giúp nhà đầu tư có cái nhìn chính xác hơn về thực trạng tài chính và hiệu quả kinh doanh công ty trong quá khứ.
Baidu - công cụ tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc và được xem là Google của đại lục - đang dính vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, khi bị cáo buộc gây ra cái chết của một thanh niên.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự