Cùng việc rầm rộ mở nhà máy, ồ ạt nhập bò Mỹ, tung sản phẩm hữu cơ..., các hãng sữa ở VN đang chi ngàn tỉ cho quảng cáo, khuyến mãi để giành thị phần.

Bên mua đã rút lui vào phút chót khiến kế hoạch thanh lý 5 máy bay ATR72 của VALC và Vietnam Airlines vẫn chưa thể thực hiện được.
Trong đội máy bay mà Vietnam Airlines đang khai thác, có 15 tàu bay gồm 10 chiếc Airbus A321-200 và 5 chiếc ATR72 được thuê từ CTCP Cho thuê máy bay Việt Nam – VALC.
Đây là công ty trong nước duy nhất hoạt động trong lĩnh vực cho thuê máy bay tại Việt Nam với 2 cổ đông chính là BIDV và Vietnam Airlines. Các cổ đông lớn khác gồm có PVComBank, BRG Group (mua lại từ VinaCapital), Mê Linh Plaza…
Với 2 dự án cung cấp máy bay cho Vietnam Airlines, hàng năm, VALC thu về hơn 80 triệu USD doanh thu và lãi trước thuế hơn 20 triệu USD. Năm 2016, VALC đạt tổng doanh thu 82,7 triệu USD và 25,9 triệu USD lợi nhuận trước thuế.
Tuy nhiên, do việc khai thác dòng máy bay cánh quạt ATR72 tại Việt Nam không còn hiệu quả nên Vietnam Airlines đã đề nghị VALC chấm dứt trước hạn hợp đồng thuê 5 tàu bay này.
ATR 72 là loại máy bay nhỏ, sức chở tối đa 74 người, thường được sử dụng cho các chặng bay ngắn nội địa. Hiện hầu hết các sân bay đã được nâng cấp để đón các tàu bay phản lực, việc khai thác dòng máy bay này trở nên kém ưu thế, không phù hợp.
Tất cả các chi phí liên quan đến chấm dứt trước hạn dự án ATR sẽ được Vietnam Airlines đền bù cho VALC, ngoại trừ 50% phí tư vấn định giá, thuế theo cam kết đã ký giữa hai bên.
Dự kiến, Vietnam Airlines sẽ đền bù cho VALC hơn 11 triệu USD (gần 250 tỷ đồng) liên quan đến các chi phí chấm dứt trước hạn hợp đồng ATR.
Trong năm 2016, VALC đã tiến hành bán đấu giá và người trúng là liên danh Aviation Management Sale LLC (Mỹ) và Rotortrade Services Pte Ltd (Singapore) với tổng giá mua là 52,5 triệu USD.
Dù bên mua đã chuyển tiền đặt cọc 30% giá mua các máy bay vào tài khoản trung gian, việc đàm phán và ký hợp đồng vẫn chưa được thực hiện do bên mua trì hoãn vì chưa tìm được bên thuê lại.
Sau nhiều lần đối tác trì hoãn ký hợp đồng mua máy bay và đã qua hạn chót 28/2/2017 để ký hợp đồng đối tác đã không thể thực hiện. Hội đồng quản trị đã thống nhất việc hủy kết quả đấu giá lần 1 việc bán 5 tàu bay ATR72-500.
VALC sẽ tiếp tục phối hợp với Vietnam Airlines nỗ lực bán 5 tàu bay này trong năm 2017. Công ty đã đặt ra kế hoạch sẽ thanh lý được số máy bay này vào tháng 9/2017.
Năm 2017, VALC đặt kế hoạch đạt gần 73 triệu USD doanh thu từ hoạt động kinh doanh cùng 7 triệu doanh thu từ hoạt động tài chính. Lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 22,8 triệu USD.
Nếu thanh lý thành công lô máy bay ATR72, VALC sẽ thu về 64 triệu USD gồm tiền bán máy bay và đền bù từ Vietnam Airlines. Tuy vậy, chi phí thanh lý cũng xấp xỉ số tiền thu được.
Ngoài việc tiến hành thanh lý máy bay ATR72, Vietnam Airlines cũng có đề nghị VALC giảm giá thuê với các máy bay A321.
Khó kiếm được hợp đồng mới do cạnh tranh gay gắt từ các công ty Trung Quốc, Trung Đông
Trong năm 2016, VALC đã nhận được các yêu cầu chào đối với phương án đầu tư và cho thuê lại các máy bay A321-200NEO của Vietjet, A350-900 của Vietnam Airlines và A320-200CEO của Jetstar Pacific. Công ty đã tích cực đánh giá hiệu quả tài chính và xây dựng bản chào sơ bộ cạnh tranh nhất gửi các hãng hàng không này.
Nhưng phản hồi nhận được cho thấy các bản chào mà Vietjet, Vietnam Airlines hay Jetstar Pacific nhận được từ các đối tác khác có giá thuê, điều kiện đặt cọc và quỹ bảo dưỡng cạnh tranh hơn so với phương án của VALC; đặc biệt là các bản chào từ các đối tác Trung Quốc và Trung Đông là các công ty cho thuê mới tham gia trên thị trường với mục đích tranh giành thị trường nên đã hạ chi phí vốn xuống mức rất thấp.
Trước tình hình này, VALC cho biết sẽ bám sát hoạt động của Vietnam Airlines và các khách hàng tiềm năng khác để tìm kiếm cơ hội kinh doanh.
Ngoài ra, VALC cũng đã trao đổi làm việc với hãng GlobalTrans Air về một số kế hoạch khai thác tàu bay trực thăng, tàu bay cánh bằng loại vừa và nhỏ.
Kiến Khang
Theo Trí thức trẻ/CafeF
Cùng việc rầm rộ mở nhà máy, ồ ạt nhập bò Mỹ, tung sản phẩm hữu cơ..., các hãng sữa ở VN đang chi ngàn tỉ cho quảng cáo, khuyến mãi để giành thị phần.
Hiện tại, room cho khối ngoại của công ty là 49% do mảng kinh doanh bốc dỡ hàng hóa, vận tải nội địa và vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh bị hạn chế sở hữu nước ngoài tại mức 49%.
Từ năm 2013, doanh thu của Bibica đã đạt con số 1.000 tỷ đồng. Đến năm 2016, doanh thu đã cán mốc 1.263 tỷ đồng. Mục tiêu đến năm 2021, doanh thu của Bibica đạt 2.681 tỷ đồng và trở thành công ty bánh kẹo hàng đầu Việt Nam.
Không chỉ mì cay 7 cấp độ, cà phê take away, mì bay... cũng từng trở thành kiểu kinh doanh trào lưu, gây sốt nhưng nhanh chóng đi vào thoái trào do thị hiếu khách hàng thay đổi.
Hiệu ứng cánh bướm (butterfly effect) là cách gọi dùng để mô tả một sự thay đổi nhỏ có thể dẫn tới hệ quả vô cùng lớn. Một cánh bướm đập ở Brazil có thể là điểm khởi đầu của một chuỗi sự kiện phức tạp hình thành nên siêu bão ở Texas, cách đó hàng chục nghìn km.
Cuộc chiến giữa taxi với Uber, Grab lên đến đỉnh điểm khi các hãng công nghệ tiếp tục tung chiêu giành khách, còn các hãng taxi đáp lại bằng cách điều chỉnh phương thức kinh doanh nhằm cắt giảm chi phí.
Tuy vô hình nhưng giá trị thương hiệu là loại tiền tệ mà các công ty luôn khao khát. Một thương hiệu có giá trị sẽ thúc đẩy nhu cầu và tạo ra sức mạnh định giá.
Nếu thương vụ IPO 1 tỷ USD này trở thành sự thật, nó sẽ là vụ IPO lớn nhất từ trước tới nay cho một công ty công nghệ Đông Nam Á.
Tiềm năng tăng trưởng tại Việt Nam lại một lần nữa thu hút hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Á, sau ba lần thất bại từ năm 2005 đến nay.
Bỏ số tiền lớn để thâu tóm Cầu Tre, đại gia Hàn Quốc thể hiện quyết tâm bành trướng phân khúc thực phẩm sau khi đã vững chân ở mảng nông nghiệp, logistics, rạp chiếu phim.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự